Xét nghiệm sàng lọc trước gồm những gì, tuần thứ mấy, cách đọc chỉ số kết quả

Với các mẹ bầu, việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh phù hợp là vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua. Vậy phương pháp đó có ý nghĩa gì, thực hiện như thế nào, vào thời điểm nào? Cùng Blog Useful tìm hiểu chi tiết những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là những phương pháp thông qua các kỹ thuật y tế để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, đồng thời tầm soát những dị tật, bất thường về sức khỏe mà bé có thể gặp phải. Đây là những vấn đề không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên dưới sự tác động của môi trường độc hại, sức khỏe thai phụ không đảm bảo, sự thiếu chăm sóc trong thai kỳ hay các yếu tố di truyền mà nguy cơ gặp phải ngày càng cao. Do đó việc thực hiện những xét nghiệm cần thiết để nắm bắt tình trạng sức khỏe bào thai là điều rất cần thiết.

Sàng lọc trước sinh là bước kiểm tra cần thiết mà mẹ bầu nào cũng cần thực hiện

Sàng lọc trước sinh là bước kiểm tra cần thiết mà mẹ bầu nào cũng cần thực hiện (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Sàng lọc trước sinh có ý nghĩa gì

Nhìn chung, xét nghiệm sàng lọc trước sinh là cần thiết trong lịch khám thai của mẹ bầu phục vụ cho mục đích phát hiện những bất thường liên quan đến hội chứng di truyền và dị tật. Trong đó mỗi phương pháp giúp bác sĩ kiểm tra được những vấn đề riêng biệt với tỷ lệ chính xác khác nhau. Kết quả này mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:

Sinh con khỏe mạnh hơn: Trong đó việc kiểm soát tình hình phát triển và sức khỏe của con là cơ sở quan trọng để mẹ bầu lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ, bổ sung dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe phù hợp. Điều này giúp trẻ có cơ hội sinh ra khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất.

Giảm lo lắng về việc sinh con bị dị tật: Mẹ bầu thường có rất nhiều băn khoăn, lo lắng về liệu mình đã chăm sóc thai kỳ đúng cách chưa, con có khỏe mạnh không, có vấn đề gì cần sửa đổi không. Do đó việc nhận được kết quả sàng lọc an toàn giúp mẹ giảm bớt những nỗi lo này và yên tâm với kế hoạch chăm sóc, rèn luyện trong thai kỳ của mình. Khi tâm trạng của mẹ vui vẻ, tích cực thì em bé khi chào đời cũng ngoan ngoãn, khỏe mạnh và tư duy tốt hơn.

Có thể chọn lựa giữ hoặc loại bỏ thai dị tật: Trong trường hợp nhận được kết quả sàng lọc không mong muốn, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện những bước kiểm tra y tế để có sự tư vấn chính xác nhất cho gia đình. Lúc này, bạn có thể bàn bạc với người thân trong gia đình để quyết định tiếp tục thai kỳ hay đình chỉ sớm để đảm bảo sức khỏe và giảm gánh nặng cho gia đình.

Lên kế hoạch chăm sóc tốt nhất cho thai nhi: Thông qua những chỉ số sàng lọc trước sinh, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc phù hợp để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất, giảm thiểu những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Bên cạnh đó, gia đình cũng được chuẩn bị trước tâm lý và tinh thần để chăm sóc con sau khi chào đời một cách phù hợp nhất.

Giảm chi phí, gánh nặng cho gia đình và xã hội: Việc can thiệp y tế kịp thời với những vấn đề bất thường ở thai nhi sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe bé. Hơn nữa gánh nặng chi phí cho công tác điều trị từ sớm hay thậm chí là dừng thai kỳ sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với việc can thiệp muộn hay sinh ra trẻ mắc phải các dị tật không thể chữa được.

Cải thiện chất lượng dân số: Đối với cộng đồng, chất lượng công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em sẽ quyết định đến chất lượng dân số. Mỗi gia đình chính là tế bào quan trọng của xã hội. Việc sinh con khỏe mạnh, an toàn góp phần không nhỏ trong việc tạo nền móng cho đất nước phát triển và giảm gánh nặng xã hội.

Sàng lọc trước sinh có ý nghĩa rất lớn cho cả gia đình và xã hội

Sàng lọc trước sinh có ý nghĩa rất lớn cho cả gia đình và xã hội (Nguồn: sotaybaohiem.com)

3. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh gồm những gì

Có rất nhiều xét nghiệm dị tật thai nhi quan trọng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai. Dựa vào sự phát triển của trẻ và quá trình tuân thủ lịch khám mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp, hạn chế việc phải thực hiện sàng lọc nhiều lần có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

3.1. Khám thai lần đầu tiên

Lần khám đầu tiên của mẹ bầu thường rơi vào lúc thai nhi đã được 5 đến 8 tuần tuổi. Khi siêu âm và đo được tim thai, mẹ sẽ được thực hiện các kiểm tra về nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đường huyết, huyết đồ. Qua đó bệnh tan máu bẩm sinh hay tích dịch ở thai nhi do yếu tố RH có thể được phát hiện và có phương án xử lý kịp thời. Ngoài ra, nếu đã chọn dịch vụ thai sản trọn gói ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên, ở những bước sàng lọc sau, bạn sẽ sẽ được bác sĩ tư vấn và nhắc lịch khi cần thiết mà không cần phải nhớ nhiều thông tin.

3.2. Sàng lọc trước sinh 3 tháng đầu thai kỳ

Mỗi giai đoạn sẽ có các xét nghiệm sàng lọc tiền sinh phù hợp, bao gồm:

Khi thai nhi được 9 đến 11 tuần tuổi: nên thực hiện phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể, xác định các hội chứng di truyền có thể gặp phải với độ chính xác lên tới 99.9%.

Khi thai nhi được 11 đến 12 tuần tuổi: mẹ bầu có thể tiến hành siêu âm để phát hiện nang bạch huyết ở cổ của bé, tầm soát tình trạng bào thai không não, thiếu chi.

Khi thai nhi được 11 đến 13 tuần tuổi: Đây là thời điểm duy nhất mà bác sĩ có thể đo được độ mờ da gáy để đánh giá mắc phải hội chứng Down. Cũng trong giai đoạn này, kết hợp thực hiện Double test sẽ giúp xác định các bệnh di truyền như Patau, Edwards.

Ngoài ra với những mẹ có nguy cơ cao thì bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn này cũng có thể thực hiện sinh thiết gai nhau. Phương pháp này thường áp dụng với các đối tượng như thai phụ lớn tuổi, tiền sử gia đình có người thân hoặc con cái mắc dị tật bẩm sinh hoặc khám tổng quát tiền hôn nhân cho thấy cha hoặc mẹ có nhiễm sắc thể bất thường.

Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT

Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT (Nguồn: medlatec.vn)

3.3. Sàng lọc trước sinh 3 tháng giữa thai kỳ

Các phương pháp sàng lọc trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 bao gồm:

Khi thai nhi được 14 đến 21 tuần tuổi: thực hiện Triple test để phát hiện sớm các hội chứng Down, Edwards, dị tật ống thần kinh.

Khi thai nhi được 21 đến 24 tuần tuổi: siêu âm hình thái để kiểm tra những vấn đề ở hệ thần kinh, tim mạch, lồng ngực, dạ dày, ruột, hệ sinh dục – tiết niệu, hệ cơ xương.

Trên thực tế, mẹ không nhất thiết phải thực hiện nhiều phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên trong trường hợp kết quả sàng lọc trước cho thấy thai nhi có nguy cơ cao thì cần thực hiện tiếp những kiểm tra sau. Thứ tự lần lượt là siêu âm, Double test, Triple test, sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối. Tuy nhiên nếu thực hiện sàng lọc tiền sinh NIPT thì mẹ không cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm hay phương pháp nào khác. Đây cũng là xét nghiệm sàng lọc trước sinh được ưa chuộng tại nhiều quốc gia có nền y tế tiên tiến trên thế giới.

Yên tâm trong thai kỳ nhờ sàng lọc trước sinh phù hợp

Yên tâm trong thai kỳ nhờ sàng lọc trước sinh phù hợp (Nguồn: similac.com.vn)

4. Sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy

Mỗi phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần được thực hiện vào đúng thời điểm thì mới có kết quả chính xác. Trong đó:

  • Siêu âm thai thực hiện vào mỗi lần khám thai.
  • Double Test thực hiện khi thai nhi được 11 – 13 tuần tuổi.
  • Triple Test thực hiện khi thai nhi được 14 – 22 tuần tuổi.
  • Chọc hút ối thực hiện vào giai đoạn thai ở tuần thứ 15 – 19.
  • Xét nghiệm sinh thiết nhau thai thực hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (NIPT) thực hiện bất kỳ lúc nào sau khi thai nhi được 10 tuần tuổi.

5. Cách đọc chỉ số sàng lọc trước sinh

5.1. Chỉ số sàng lọc trước sinh như thế nào là an toàn

Chỉ số sàng lọc trước sinh an toàn với từng hội chứng như sau:

  • Đối với hội chứng Down, ngưỡng an toàn là 1:250.
  • Đối với hội chứng Patau và Edwards, ngưỡng an toàn  là 1:100
  • Đối với tình trạng dị tật ống thần kinh, ngưỡng an toàn là 1:75.

Như vậy kết quả sàng lọc càng thấp so với ngưỡng an toàn (tương đương với mẫu số cao) thì nguy cơ càng thấp. Ngược lại, kết quả cao tương đương với mẫu số thấp thì nguy cơ càng cao.

Bác sĩ tư vấn kết quả sàng lọc trước sinh cho mẹ bầu

Bác sĩ tư vấn kết quả sàng lọc trước sinh cho mẹ bầu (Nguồn: poh.vn)

5.2. Tỷ lệ dị tật trong kết quả sàng lọc

Tỷ lệ dị tật trong kết quả sàng lọc được hiểu như sau: nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nguy cơ mắc phải hội chứng là 1:a (với a là các số tự nhiên) thì có nghĩa là mẹ bầu có khả năng là 1 trong số a thai phụ có con mắc phải bệnh đó, còn thai nhi của (a-1) người còn lại không mắc phải.

5.3. Kết quả sàng lọc trước khi sinh có chính xác không

Mỗi phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho độ chính xác khác nhau. Chẳng hạn như đối với double test và triple test, độ tin cậy rơi vào khoảng 85 – 90% đối với hội chứng Down (5% kết quả dương tính là giả), 95% đối với hội chứng Edwards, còn hội chứng Patau thì có 0,3% dương tính giả. Trong khi đó NIPT cho kết quả chính xác tới 99.9%, sai số chỉ khoảng 0.1%, rất nhỏ so với các phương pháp khác.

6. Sàng lọc trước sinh ở đâu tốt

Không chỉ riêng với những giải pháp sàng lọc tiền sinh, để kiểm tra và điều trị bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, bạn cũng cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo. Đặc biệt, hiện nay các loại hình dịch vụ y tế trọn gói ngày càng được nhiều cơ sở y tế áp dụng. Với đầy đủ các xét nghiệm, kiểm tra, tư vấn và chăm sóc thai kỳ đầy đủ theo lịch trình, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng sức khỏe của cả hai mẹ con đều được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy ngoài việc chủ động khám thai định kỳ với bác sĩ tin cậy trong suốt thời gian mang bầu, mẹ có thể lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói ở các bệnh viện hiện đại như Vinmec.

Ngoài ra, để yên tâm hơn khi mang bầu, mẹ nên chọn các giải pháp kiểm tra sức khoẻ hiện đại như khám sàng lọc tiền sinh NIPT tại bệnh viện Vinmec. Đây chính là một trong những nơi đi đầu trong việc ứng dụng giải pháp sàng lọc trước không xâm lấn qua phân tích ADN tại Việt Nam. Với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân và đội ngũ y bác sĩ giỏi, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế cao cấp, hiện đại và cùng chuyên nghiệp.

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại bệnh viện Vinmec

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại bệnh viện Vinmec (Nguồn: vinmec.com)

7. Sàng lọc trước sinh bao nhiêu tiền

Chi phí thực hiện mỗi một phương pháp xét nghiệm sàng lọc sẽ có giá khác nhau. Trong đó, chi phí siêu âm từ 150.000đ – 350.000đ. Chi phí thực hiện Double test, Triple test, sinh thiết nhau thai, chọc ối là từ 500.000đ đến hơn 1.000.000đ tùy cơ sở. Còn giải pháp sàng lọc, NIPT không xâm lấn, an toàn và hiện đại nhất hiện nay có giá tầm từ 6.000.000 đồng trở lên.

Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu và hưởng mức giá tốt, bạn có thể đặt mua những gói khám sàng lọc trước sinh hoặc đăng ký thai sản và sinh con trọn gói tại Useful.vn. Đừng quên tận dụng quyền lợi của chủ thẻ VinID và hưởng ngay những món quà giá trị từ hệ thống thương mại điện tử hiện đại này.

Như vậy mẹ bầu có rất nhiều điều cần phải quan tâm đến việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Vì sức khỏe của cả hai mẹ con, hãy cố gắng tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ mẹ nhé.