Phương pháp thay thế ghép tế bào gốc gồm các bước nào, chuẩn bị gì

Trong vô vàn các phương pháp điều trị bệnh thì phương pháp thay thế ghép tế bào gốc được xem là bước tiến mới, mang lại nhiều thành quả tích cực trong khám chữa bệnh. Đó cũng chính là lý do khiến phương pháp này được áp dụng rộng rãi, ngày càng trở nên phổ biến.

1. Chuẩn bị trước ghép tủy

Bước chuẩn bị đầu tiên để ghép tủy đó chính là lựa chọn người ghép tủy hoặc lấy tủy tự thân của người bệnh để nuôi cấy. Để đảm bảo có thể phát triển tốt sau khi cấy ghép, cần lựa chọn phức hợp phù hợp với mô chính, có sự tương thích LHA. Mảnh ghép có sự tương thích về LHA sẽ sống lâu trong cơ thể, kích thích các tế bào gốc nội sinh phát triển. Sau khi lựa chọn được tủy ghép, người bệnh cần điều trị trước ghép tủy. Người bệnh sẽ được tiến hành hóa trị để ức chế miễn dịch, tiêu diệt các tế bào độc hại, tạo các khoảng trống để tế bào gốc được ghép vào có chỗ trú ngụ.

Tế bào gốc là gì

Tế bào gốc là gì (Nguồn: hku.hk)

2. Chọn lựa nguồn để lấy tế bào gốc

2.1. Ghép tự thân

Ghép tự thân là hình thức lấy tế bào gốc từ chính cơ thể người bệnh ở giai đoạn sức khỏe tốt. Tế bào được lấy từ người bệnh sẽ được đem nuôi cấy  và bảo quản trong điều kiện lạnh.

Người bệnh sau điều trị hóa trị liệu sẽ được ghép vào để lấp đầy khoảng trống, chống suy tủy, phục hồi cơ thể. Phương pháp này chỉ phù hợp để áp dụng với  các bệnh nhân mắc bệnh ác tính, hoặc lành tính tự miễn…

2.2. Ghép đồng loài

Ghép đồng loài là hình thức tế bào gốc được lấy từ một người khác hoặc một phần HLA với bệnh nhân, người hiến có thể cùng huyết thống hoặc không. Phương pháp này chỉ định ghép tế bào cho các bệnh nhân mắc các bệnh ác tính và các bệnh lành tính mức độ nặng. Tế bào gốc đồng loài có độ tương ứng HLA càng cao thì khả năng phát triển và tái tạo càng tốt.

3. Chỉ định ghép tế bào gốc

Chỉ định ghép tủy tự thân chỉ phù hợp với các bệnh nhân mắc các căn bệnh ác tính như: u nguyên bào thần kinh,u lympho Hodgkin, đa u tủy xương, u lympho không Hodgkin, lơxêmi cấp… và bệnh nhân mắc các bệnh lành tính như bệnh tự miễn…

Ghép đồng loài chỉ định phù hợp với các bệnh nhân mắc các căn bệnh ác tính như:  u lympho Hodgkin, lơxêmi cấp dòng lympho, lơxêmi cấp dòng tủy, u lympho không Hodgkin, rối loạn sinh tủy, lơxêmi kinh dòng bạch cầu hạt, … và bệnh nhân mắc các bệnh  như thiếu máu Diamond-Blackfan, suy tủy xương, thiếu máu Fanconi, bệnh hồng cầu hình liềm…

Tố bào gốc được lấy từ nhiều nguồn khác nhau trong cơ thể.

Tố bào gốc được lấy từ nhiều nguồn khác nhau trong cơ thể.  (Nguồn: tin247.com)

4. Phương pháp thu thập tế bào gốc tạo máu

Có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để tiến hành phương pháp thay thế ghép tế bào gốc. Sau khi thu thập sẽ được kiểm nghiệm, xử lý, nuôi cấy và bảo quản để chờ ghép.

4.1. Tế bào gốc từ máu ngoại vi

Máu ngoại vi có hàm lượng tuy ít nhưng lại rất tốt, để lấy người ta sẽ dùng thuốc để kích thích hàm lượng tế bào gốc trong máu ngoại vi. Tế bào gốc sẽ được thu thập bằng phương pháp tự động gạn tách tế bào. Phương pháp này vừa hiệu quả lại không ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể chỉ có một chút biến đổi nhẹ.

4.2. Tế bào gốc từ tủy xương

Tế bào gốc tạo máu nơi tủy xương rất dồi dào. Đối tượng được lấy sẽ bị gây mê và tiến hành lấy  tại tủy xương. Nhiều trường hợp sau khi hiến tế bào gốc từ tủy xương, người hiến thường rất mất sức nên cần truyền máu để bổ sung.

4.3. Tế bào gốc từ máu dây rốn

Máu dây rốn có nguồn tế bào gốc rất giàu có. Máu dây rốn nên lấy trong 24 giờ sau khi bé lọt lòng, tốt nhất ngay khi cắt bỏ dây rốn của bé lúc chào đời. Kỹ thuật viên sẽ hút toàn bộ máu đi trong dây rốn bằng cách dùng kim chọc vào tĩnh mạch của dây rốn. Nhau thai sau khi sinh cũng chứa nhiều tế bào gốc, nếu cần có thể lấy từ đây.

Chính bởi những lợi ích lưu trữ tế bào máu cuống rốn đem lại mà hiện nay rất nhiều cặp vợ chồng đã quyết định tham gia lưu trữ máu cuống rốn tại những bệnh viện uy tín cung cấp dịch vụ này đảm bảo chất lượng cao, theo đúng quy trình khoa học, chuẩn quốc tế.

Khả năng thành công của việc ghép tủy phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Khả năng thành công của việc ghép tủy phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Nguồn: medgadget.com)

5. Phương pháp ghép tế bào gốc thực hiện như thế nào

Sau khi đã có được nguồn tế bào gốc, tiến hành hóa xạ trị, bệnh nhân sẽ được tiến hành cấy ghép tủy. Tùy thuộc vào người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp ghép tủy phù hợp nhất.

Cách cấy ghép giống như truyền máu, bác sĩ sẽ tiêm tế bào gốc trực tiếp vào vùng cơ quan bị thương tổn qua đường tĩnh mạch trung tâm. Các tế bào này theo đường máu vào trong cơ thể, đi đến tủy xương và bắt đầu phát triển để mọc mảnh. Quá trình cấy ghép này không cần gây mê, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Khi truyền tế bào gốc vào cơ thể, một số trường hợp bệnh nhân sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ.

Khi các tế bào gốc được cấp ghép vào sẽ lấp đầy các khoảng trống, thay thế các tế bào đã được loại bỏ do thoái hóa. Các tế bào này sẽ biệt hóa in vitro, biến đổi các tế bào gốc không có chức năng chuyên biệt thành các tế bào gốc chuyên hóa. Chúng sẽ tiến hành loại bỏ các tác nhân biệt hóa không có định hướng và cảm ứng các biệt hóa in vitro tế bào gốc thành các tác nhân thích hợp.

Tế bào gốc khi được cấy vào sẽ có khả năng sản sản và biệt hóa thành những loại tế bào để thay thế, duy trì cơ quan tổ chức trong cơ thể. Tế bào gốc bắt đầu hoạt động, biệt hóa, sửa chữa những tế bào bị thương, thay tế bào mới vào chỗ những tế bào chết, kích thích nội sinh tăng trưởng.

Phương pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc xương chậu 6 ngày 5 đêm tại CHLB Đức và phương pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc tự thân (mỡ, máu) 7 ngày 6 đêm tại CHLB Đức là hai loại ghép được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Xuất hiện những biến chứng nguy hiểm sau khi thực hiện

Xuất hiện những biến chứng nguy hiểm sau khi thực hiện (Nguồn: ngaydautien.vn)

6. Biến chứng có thể xảy ra sau khi ghép tế bào gốc

Phương pháp thay thế ghép tế bào gốc không hề đơn giản, khả năng thành công cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, sau khi ghép, bệnh nhân còn xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

6.1. Biến chứng ngay quá trình ghép

Quá trình cấy ghép có thể xuất hiện nhiều biến chứng vì bệnh nhân phải tiến hành hóa trị và xạ trị để tiêu diệt các tế bào độc hại đang tồn tại trong cơ thể, thay thế bằng các tế bào mới. Bên cạnh đó trong thời gian chờ tế bào gốc được cấy vào phát triển, người bệnh thường bị suy tủy xương, cơ thể thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng. Ngoài ra hóa xạ trị còn khiến các cơ quan bị tổn thương, gây suy gan, viêm loét niêm mạc, suy thận, suy tim… đe dọa tính mạng người bệnh.

6.2. Biến chứng sớm trong 100 ngày sau khi ghép tế bào gốc

Trong vòng 100 ngày đầu sau ghép tủy, trong thời gian phục hồi thu ngắn không sử dụng kháng sinh, kiêng ăn tinh bột, giảm truyền máu,… khiến người bệnh xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ghép tủy sau 100 ngày có thể kể đến như: xuất huyết, nhiễm trùng, viêm niêm mạc, nhiễm nấm và virus, mảnh ghép chống chủ cấp, thuyên tắc tĩnh mạch, biến chứng lên phổi,… Những biến chứng nguy hiểm ngày không chỉ làm giảm khả năng mọc mảnh tế bào gốc mà còn đe dọa đến sức khỏe bệnh nhân.

6.3. Biến chứng muộn sau 100 ngày

Nhiều trường hợp sau một thời gian ghép, tế bào gốc không mọc mảnh vì liều tế bào ít, bất đồng HLA, nhóm máu không tương đồng khiến các tế bào khó phát triển sau khi cấy vào cơ thể, cấy ghép thất bại.

Nhiều trường hợp mảnh ghép mọc quá nhanh dẫn đến hiện tượng miễn dịch, tế bào gốc mọc nhanh xâm lấn mô da, phổi, tim, các cơ quan trong cơ thể… rất khó kiểm soát và đe dọa tính mạng bệnh nhân. Bên cạnh đó, mặc dù mảnh ghép phát triển tốt nhưng do người bệnh vẫn còn tồn tại tế bào gốc ác tính do tồn dư hoặc không tương thích cũng khiến bệnh trở lại, mảnh ghép có thể bị chết đi.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành công khi ghép tủy

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành công khi ghép tủy (Nguồn: blog.useful.vn)

7. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công sau ghép tủy

Phương pháp thay thế ghép tế bào gốc thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là các  yếu tố ảnh hưởng đến thành công sau ghép tủy.

7.1. Loại ghép

Với phương pháp ghép tế bào gốc tự thân, người bệnh sẽ không phải thay thế vì nó vốn được lấy tự thân. Việc ghép chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị hóa xạ trị. Do đó việc cấy ghép không giúp lành bệnh mà chỉ giúp kéo dài khoảng thời gian lui bệnh.

Trong phương pháp ghép tế bào gốc đồng loài được thay thế bằng các tế bào gốc của người hiến khỏe mạnh. Do đó bệnh nhân vừa kéo dài thời gian sống mà tăng khả năng khỏi bệnh nếu mảnh ghép ổn định.

7.2. Liều tế bào gốc

Liều tế bào gốc càng cao, càng mạnh thì khả năng tái tạo và mọc mảnh ghép càng tốt, các nguồn lấy từ người hiến cùng huyết thống hòa hợp, người hiến trưởng thành cho liều ghép tốt hơn. Tế bào gốc từ máu ngoại vi và tủy xương thường có thời gian mọc mảnh nhanh hơn tế bào gốc máu cuống rốn.

7.3. Mức độ đáp ứng của bệnh nhân

Tình trạng và giai đoạn bệnh lúc ghép là một trong các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Nếu bệnh nhân có thể lực tốt, đáp ứng điều trị trước  và sau ghép tốt thì nguy cơ tái phát thấp hơn. Bên cạnh đó, tuổi càng lớn thì khả năng thành công càng thấp.

Ghép tế bào gốc là thuật ngữ y học khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu, tuy nhiên bài viết trên chắc đã phần nào giúp mọi người hiểu hơn về phương pháp ghép tủy thay thế. Trong các phác đồ điều trị bệnh thì phương pháp thay thế ghép tế bào gốc được xem là một bước tiến mới của nền y học thế giới mang đến khả năng phục hồi cao, có thể chữa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên bạn nên đến các địa chỉ uy tín như: bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, bệnh viện nhi trung ương,… để hưởng dịch vụ tốt và chất lượng nhất.