Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: Phạm vi, Giám định tổn thất, Mức trả

Theo quy định hiện hành của Nhà Nước, bất kỳ xe ô tô lưu thông trên đường đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xe ô tô. Việc này có thể bảo vệ quyền lợi của chính bạn khi gặp sự cố ngoài ý muốn. Vậy bảo hiểm xe ô tô là gì và luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô như thế nào? Cùng Useful tìm hiểu nhé!

1. Bảo hiểm xe ô tô là gì

Bảo hiểm xe ô tô là một loại hình bảo hiểm khá tương đồng với bảo hiểm xe máy bắt buộc. Khi đang lưu thông trên đường, nếu chẳng may chiếc xe của bạn bị va quẹt hoặc gặp tai nạn ngoài ý muốn do ý thức người tham gia giao thông, hệ thống đường xá, tình trạng thời tiết… bạn sẽ được các công ty bảo hiểm uy tín tại Việt Nam bồi thường chi phí cho những thiệt hại, tổn thất một cách hợp lý và công bằng.

Bảo hiểm ô tô có thể giúp bạn giảm thiểu những tổn thất ngoài ý muốn

Bảo hiểm ô tô có thể giúp bạn giảm thiểu những tổn thất ngoài ý muốn (Nguồn: Useful.com)

2. Quy tắc bảo hiểm xe ô tô

2.1 Đối tượng tham gia

Đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm xe ô tô đa dạng quyền lợi gồm các thiệt hại vật chất trên xe do gặp sự cố hoặc tai nạn bất ngờ ngoài tầm kiểm soát của chủ xe.

2.2 Quyền lợi bảo hiểm

Theo luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô, bạn sẽ nhận được quyền lợi bảo hiểm trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp tổn thất toàn bộ xe: Nghĩa là xe xảy ra thiệt hại trên 75%, hoặc chi phí sửa chữa xe bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe, hoặc xe bị cướp.
  • Trường hợp tổn thất từng bộ phận trên xe: Lúc này công ty bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán chi phí sửa chữa , thay thế các bộ phận bị tổn thất. Tuy nhiên nếu xe được bảo hiểm bằng hoặc cao hơn giá trị thực tế khi ký kết hợp đồng thì được bồi thường bằng giá trị thực tế của bộ phận đó. Mặt khác, nếu xe được bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế khi ký kết thì chi phí bồi thường được tính toán dựa trên tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe.

Tham gia bảo hiểm ô tô giúp bạn nhận được nhiều quyền lợi cho chính mình

Tham gia bảo hiểm ô tô giúp bạn nhận được nhiều quyền lợi cho chính mình (Nguồn: bhhk.com.vn)

3. Bồi thường bảo hiểm xe ô tô

3.1 Phạm vi bảo hiểm

Dựa trên quy định của luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô, phạm vi bảo hiểm của xe được duyệt trong các trường hợp sau: đâm va, lật, đổ, rơi, chìm, cháy, nổ, bị các vật thể khác rơi vào, các tai họa do thiên nhiên như bão, lũ lụt, lở quét, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần… hoặc bị mất cắp, trộm cướp. Ngoài ra, bạn còn nhận được các khoản thanh toán phát sinh như bảo vệ và đưa xe đang bị hư hỏng tới nơi sửa chữa gần nhất, chi phí giám định tổn thất…

3.2 Giám định tổn thất

Đối với xe tham gia bảo hiểm không va chạm với bên thứ ba:

  • Trường hợp vật chất xe bị tổn thất nhỏ hơn 5 triệu khi ước tính: Bạn chỉ cần đợi kết quả bồi thường từ đơn vị bảo hiểm.
  • Trường hợp vật chất xe bị tổn thất ước tính trong khoảng 5 – 10 triệu đồng: Mặc dù không cần sự xác nhận của cơ quan chức năng, tuy nhiên phía công ty bảo hiểm sẽ cho người tới giám định và xác minh hiện trường.
  • Trường hợp vật chất xe bị tổn thất ước tính trên 10 triệu đồng: Với mức tổn thất khá lớn này, công ty bảo hiểm cần có sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự cố và giám định viên.

Đối với tình huống xảy ra va chạm với bên thứ 3:

Khi va chạm với người thứ ba, chủ xe cần phối hợp với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn để ước tính tổn thất. Có 2 dạng giá trị tổn thất sau:

  • Trường hợp vật chất xe bị tổn thất ước tính dưới 20 triệu đồng: Bắt buộc phải có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và đại điện giám định của công ty bảo hiểm có mặt tại hiện trường.
  • Trường hợp vật chất xe bị tổn thất trên từ 20 triệu theo ước tính, bạn cần yêu cầu cảnh sát giao thông cung cấp hồ sơ vụ tai nạn và có biên bản của giám định viên xác minh hiện trường.

3.3 Lập hồ sơ bồi thường

Sau khi xảy ra va chạm gặp tổn thất, chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau:

  • Giấy phép lái xe.
  • Tờ khai trình bày tai nạn của chủ xe.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bản sao có công chứng còn hiệu lực
  • Giấy đăng ký xe
  • Giấy kiểm định an toàn của xe
  • Kết luận xác nhận điều tra của công an hoặc bản sao tài liệu và các biên bản liên quan đến hiện trường, xe cộm trách nhiệm bên thứ 3 hay quá trình xử lý tai nạn.
  • Quyết định từ phía tòa án (nếu có)
  • Các chứng từ xác minh thiệt hại do tai nạn, gồm chứng từ xác định chi phí sửa chữa xe, thuê cẩu kéo…

3.4 Phương án bồi thường

Phương án bồi thường cho trường hợp khắc phục sửa chữa:

  • Trường hợp chủ xe mua điều khoản lựa chọn cơ sở sửa chữa: Toàn bộ chi phí sửa chữa được tính theo bảng giá của hãng sửa chữa.
  • Trường hợp chủ xe không chọn mua điều khoản này khi ký hợp đồng bảo hiểm: Lúc này công ty bảo hiểm sẽ chỉ định đơn vị sửa chữa. Nếu bạn không đồng ý, mọi chi phí sửa chữa chênh lệch sẽ do bạn chịu trách nhiệm thanh toán.

Phương án bồi thường bằng tiền:

  • Áp dụng cho những bộ phận, linh kiện thiệt hại không thể thay thế được.
  • Chủ xe gặp sự cố ở khu vực không có xưởng sửa chữa trong khi cần phải bồi thường tổn thất ngay.

3.5 Mức bồi thường

Đối với trường hợp tổn thất từng bộ phận: 

Lúc này công ty bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường theo tỷ lệ quy định trong hợp đồng.

Ví dụ: Xe của bạn có giá trị thực tế là 750 triệu đồng. Bạn tham gia hình thức bảo hiểm cho toàn bộ xe.. Khi xảy ra tai nạn, thiệt hại ước tính của bạn gồm 200 triệu đồng cho thân xe và 100 triệu đồng cho động cơ. Dựa trên bảng tỷ lệ theo quy định của công ty bảo hiểm, thân vỏ được bồi thường 45%, còn động cơ được bồi thường 20%. Vậy tổng số tiền tối đa bạn được đền bù là:

  • Thân vỏ: 750 triệu x 45% = 337.5 triệu đồng, lớn hơn 200 triệu, vì thế mức bồi thường thân vỏ là 200 triệu đồng.
  • Động cơ: 750 triệu x 20% = 150 triệu đồng, lớn hơn 100 triêu, vì thế mức bồi thường động cơ 100 triệu đồng.

Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ xe:

Nếu bạn gặp trường hợp xe bị trộm cướp hoặc thiệt hại nghiêm trọng không thể phục hồi, số tiền được bồi thường sẽ bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe.

Số tiền bồi thường xe dựa trên mức độ thiệt hại của xe khi xảy ra tai nạn

Số tiền bồi thường xe dựa trên mức độ thiệt hại của xe khi xảy ra tai nạn (Nguồn: thethao247.vn)

4. Các trường hợp bảo hiểm ô tô không bồi thường

Dưới đây là các trường hợp bảo hiểm không bồi thường:

  • Cố ý gây thiệt hại của người sở hữu xe nhằm chiếm hữu các quyền lợi bảo hiểm.
  • Xe hơi không có Giấy tờ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Trường hợp người điều khiển xe không có giấy phép lái xe hoặc đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
  • Người điều khiển xe có sử dụng chất kích thích bị cấm hoặc uống bia rượu có nồng độ cồn trong máu, khí thở vượt quá nồng độ cho phép.
  • Xe đi vào đường cấm, không chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông.
  • Người điều khiển xe tham gia đua xe.
  • Xe chở hàng trái phép theo quy định của pháp luật hoặc các tổn thất do chiến tranh, khủng bố, do hao mòn tự nhiên.
  • Xảy ra mất xe khi lừa đảo, chiếm đoạt xe ô tô, siết nợ hoặc tranh chấp.
  • Xe chở quá tải trọng hoặc quá số lượng người theo quy định của Pháp luật.
  • Người điều khiển xe vượt quá tốc độ cho phép.

Xe ô tô sẽ nhận được bồi thường khi không nằm trong các trường hợp loại trừ

Xe ô tô sẽ nhận được bồi thường khi không nằm trong các trường hợp loại trừ (Nguồn: cafebiz.vn)

Bài viết trên đây là tổng hợp các quy định về luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô, hy vọng có thể mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Ngoài việc mua bảo hiểm sức khỏe toàn diện, bạn cũng nên quan tâm nhiều hơn đến hình thức bảo hiểm dành cho ô tô để giảm thiểu các tranh chấp, rủi ro không đáng tiếc. Nào, vậy bạn còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký mua bảo hiểm nhiều quyền lợi trực tuyến trên trang Useful ngay bây giờ để vừa tiết kiệm được tiền bạc vừa không mất nhiều thời gian.