Hiện tượng đau đầu nhức mắt là bệnh gì, nguyên nhân, cách điều trị

Trong cuộc sống hiện nay, rất nhiều người thường hay gặp phải hiện tượng đau đầu nhức mắt nhưng lại không hề biết đó là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Vì thế, hãy để bài viết dưới đây của Blog Useful giúp bạn trả lời thắc mắc trên nhé!

1. Hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt là bệnh gì

Thực ra, triệu chứng này có thể chia làm hai hướng: nhức mắt dẫn đến đau đầu hoặc đau đầu gây ra hiện tượng nhức mắt. Từ đó, sẽ kèm theo những dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau. Cụ thể như sau: Những bệnh về mắt phổ biến, thường gặp và hay gây đau đầu đó chính là:

  • Bệnh viêm giác mạc hoặc bị lông quặm, hay xuất hiện ở người già – bệnh khiến cho vùng mắt bị tổn thương rồi đau nửa đầu.
  • Rối loạn điều tiết mắt, thậm chí có thể dẫn đến đục thủy tinh thể, khiến cho mắt bị đau nhức, suy giảm trí nhớ, mất tập trung và kèm theo đau nửa đầu hay đau đầu.
  • Những tật khúc xạ của mắt như viễn thị, loạn thị, cận thị… đều phải làm cho mắt phải điều tiết, hoạt động quá mức. Từ đó, thường xuyên gây nên những cơn đau đầu dữ dội, kéo dài.

Một số bệnh lý đau đầu dẫn đến tình trạng nhức mắt, có thể kể đến là:

  • Bệnh thiếu máu não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não: tức là tình trạng máu không được lưu thông đều đặn đến não, khiến cho việc cung cấp oxy cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết tới não bị giảm bớt, tế bào thần kinh trung ương rơi vào tình trạng thiếu năng lượng để hoạt động gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự tồn tại, cấu trúc và phát triển. Những dấu hiệu của bệnh thiếu máu não thường thấy là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, nhức mỏi cơ thể, chân tay…
  • Bệnh tăng áp lực nội sọ hoặc u não với biểu hiện là đau đầu như búa bổ, muốn đập đầu vào tường kèm theo nôn ói, rối loạn tâm thần kinh… Hoặc cơn cao huyết áp với dấu hiệu đau sau gáy, đau như ôm chặt lấy đầu. Từ đó, sẽ kèm theo các triệu chứng liên quan như nhức mắt, hoa mắt…
  • Bị nhiễm virus cấp như cảm cúm, sốt xuất huyết, sốt siêu vi… cũng có nguy cơ dẫn đến cảm giác đau sâu trong mắt. Rồi bệnh nhân bị tâm căn suy nhược cũng có thể gặp hiện tượng đau đầu nhức mắt, mất ngủ.

Ngoài những bệnh lý như đã kể thì nhức mắt kèm theo đau đầu còn có thể là do bị viêm bờ mi, viêm kết mạc bởi ký sinh trùng, nhiễm nấm, virus, vi khuẩn…

 Bị đau đầu, nhức mắt gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi

 Bị đau đầu, nhức mắt gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi (Nguồn: tantasalute.it)

Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ

2. Nguyên nhân đau đầu kèm theo nhức mỏi mắt

Một số nguyên nhân phổ biến dưới đây được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu kèm theo hiện tượng đau nhức mắt mà không phải ai cũng biết.

2.1 Căng thẳng, stress

Có thể nói, đa số mọi bệnh tật đều do những tác hại của căng thẳng, mệt mỏi, stress hay áp lực trong cuộc sống. Đối với triệu chứng đau đầu, nhức mắt cũng không ngoại lệ. Tức là, do bạn thức khuya, ngủ không đủ giấc, luôn luôn sống trong tình trạng lo lắng, suy nghĩ nhiều… Từ đó, sẽ khiến cho não bộ bị rút ngắn thời gian nghỉ ngơi, các cơ mắt phải làm việc, hoạt động quá sức vào ngày hôm sau để bù lại, cộng thêm việc cơ thể mệt mỏi sẽ dẫn đau nửa đầu còn mắt sẽ bị nhức mỏi.

2.2 Viêm xoang

Thời tiết bất chợt thay đổi sẽ khiến cho mọi người dễ bị viêm xoang kèm theo đau chủ yếu ở khu vực trán, gần với mắt. Đặc biệt, cơn đau càng gia tăng khi khịt mũi hoặc có triệu chứng sốt, xuất tiết mũi họng.

2.3 Thiếu máu não

Như đã nói, hiện tượng đau đầu nhức mắt có thể chính là do thiếu máu não. Mà có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não ở cơ thể con người như bị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu bị chèn ép hay suy nhược cơ thể… Người bệnh bị thiếu máu não cũng sẽ có cảm giác bị đau đầu nhưng không dữ dội mà sẽ âm ỉ nặng nề như có vật gì đó chèn vào đầu mình. Đặc biệt, cơn đau sẽ xuất hiện bất ngờ, đột ngột, không báo trước, kể cả khi bệnh nhân đang ở nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi. Ngoài ra, bệnh nhân còn sẽ luôn cảm thấy bị suy giảm trí nhớ, chân tay bị tê bì, nhức mỏi rồi hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

2.4 Dấu hiệu bệnh Migraine

Đối với bệnh Migraine thì thường có xu hướng xuất hiện những cơn đau đầu vào buổi sáng. Tuy nhiên, cũng có những người lại bị đau khi thời tiết thay đổi hoặc cảm thấy bị mất ngủ, ngủ không sâu, không đủ giấc. Thậm chí khi nhìn ánh sáng chói lóa hay uống rượu, ăn một số món ăn nào đó… cũng cảm thấy đau nhức dữ dội. Riêng bệnh như nữ lại thường bị đau vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc khi vận động cơ thể…

Thiếu máu não cũng có thể gây đau đầu nhức mắt

Thiếu máu não cũng có thể gây đau đầu nhức mắt (Nguồn: elcinco.mx)

3. Triệu chứng đau đầu nhức mỏi mắt

Đúng như cái tên gọi thì triệu chứng, dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh sẽ thấy là đau đầu, đau nửa đầu rồi nhức mỏi mắt…  Thế nhưng, còn có thể xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng hơn như đau đầu với mức độ vừa và nặng đồng thời tăng dần về cường độ lẫn tần suất, đau nhức hốc mắt kèm theo sốt, buồn nôn rồi rối loạn ý thức, tâm lý, hành vi… Với những triệu chứng trầm trọng đó thì bệnh nhân cần đến ngay trung tâm cơ sở y tế uy tín chất lượng để được thăm khám, điều trị kịp thời.

4. Cách chữa đau đầu nhức mắt

Nhờ có sự phát triển, tiến bộ của ngành y khoa Việt Nam nên hiện nay đã xuất hiện khá nhiều phương pháp chữa trị đau đầu kèm theo nhức mắt cực kỳ hiệu quả, an toàn.

4.1 Điều trị triệu chứng

Tùy theo triệu chứng của bệnh, sẽ có những cách điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc giảm đau: thông thường, nếu muốn kiểm soát được hiện tượng đau đầu nhức mắt thì mọi người có thể sử dụng thuốc với 2 nhóm thuốc cơ bản là thuốc dự phòng hoặc thuốc cắt cơn. Ngoài ra, các loại thảo dược, thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe mang lại hiệu quả cao, đặc tính an toàn như Feverfew hay Ginkgo Biloba… cũng được khuyên dùng rộng rãi nhằm mục đích giảm bớt hội chứng đau nửa đầu, đau đầu hay bệnh thiếu máu lên não.

Nghỉ ngơi: không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc mà bệnh nhân cũng cần có một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày với các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như ngồi thiền, yoga…

Bên cạnh đó, nhớ nên đi khám sức khỏe định kỳ 2 lần 1 năm để duy trì, tăng cường sức khỏe và sớm phát hiện ra các bệnh lý, điều trị kịp thời. Hoặc bạn có thể lựa chọn dịch vụ xoa bóp bấm huyệt trị đau đầu tại Vinmec để khắc phục tình trạng này sớm nhé!

Ăn uống bổ sung dinh dưỡng: Người hay gặp phải các triệu chứng đau nhức đầu, hoa mắt chóng mặt thì cố gắng nên xây dựng một thực đơn giàu dinh dưỡng suốt tuần với chế độ ăn uống dồi dào vitamin C hoặc vitamin B6 để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Một số thực phẩm bạn nên ăn như ngũ cốc, trái cây cam quýt, bông cải xanh, khoai lang, rau lá màu xanh đậm, quả bơ, cá hồi, thịt gà…

4.2 Điều trị nguyên nhân

Không riêng gì triệu chứng nhức mắt, đau đầu mà tất cả các loại bệnh muốn đẩy lùi dứt điểm thì đầu tiên phải xác định được rõ ràng, chính xác nguyên nhân. Sau đó, bác sĩ mới kê toa đơn thuốc điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nặng thì sẽ áp dụng các kỹ thuật, từ phương pháp khám chữa chuyên sâu như siêu âm, CT sọ não, chụp mạch, xét nghiệm máu… đến những phương pháp đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả như xoa bóp, bấm huyệt tác động vào cột sống để trị bệnh từ gốc.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khoa học

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khoa học (Nguồn: mediacdn.vn)

Hiện tượng đau đầu nhức mắt diễn ra khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Vì thế, mong rằng, thông qua những kiến thức bổ ích như trên thì mọi người đều đã biết đó là căn bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào để từ đó chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và gia đình một cách hiệu quả, toàn diện. Đồng thời, khi chọn dịch vụ y tế, bạn nhớ tìm đến cơ sở uy tín như bệnh viện Vinmec để được điều trị hiệu quả nhé.