Biến chứng sau khâu eo tử cung là gì, có nguy hiểm không

Khâu eo tử cung là phương pháp điều trị hở cổ eo tử cung. Tuy nhiên, những biến chứng sau khâu eo tử cung nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Cùng tìm hiểu các trường hợp có thể xảy ra nhé.

1. Biến chứng sau khâu eo tử cung là gì?

Một số đối tượng bị hở eo cổ tử cung, phụ nữ mang thai đã từng hoặc có nguy cơ sảy thai, sinh non thường được chỉ định khâu eo cổ tử cung. Đây là một dạng thủ thuật xâm lấn dùng chỉ khâu để làm khít vết hở ở cổ tử cung giúp túi ối không bị tụt xuống gây sảy thai. Tuy nhiên, các chị em cần tìm hiểu và trao đổi rõ với bác sĩ để hạn chế những rủi ro khi khâu eo cổ tử cung.

Một số biến chứng sau khâu eo tử cung các mẹ bầu có thể gặp như: Nhiễm trùng do thủ thuật được tiến hành trong điều kiện không đảm bảo, hoặc thai phụ bị nhiễm trùng đường sinh dục chưa điều trị dứt điểm. Mất quá nhiều máu, vỡ ối hoặc rỉ ối dẫn đến có thể sảy thai, sinh non. Ảnh hưởng đến tử cung của mẹ như rách tử cung, thu hẹp cổ tử cung vĩnh viễn.

Trong quá trình thực hiện thủ thuật có thể gãy kim vào trong cổ tử cung nên bác sĩ thường dùng kim tròn to, có độ cong nhỏ để khâu eo tử cung. Những biến chứng sau khâu eo cổ tử cung này nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời có thể gây sảy thai thậm chí đe dọa tính mạng thai phụ.

Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ các vấn đề liên quan trước khi tiến hành thủ thuật khâu eo

Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ các vấn đề liên quan trước khi tiến hành thủ thuật khâu eo (Nguồn: comparethemarket.com.au)

cham soc da

2. Khâu eo cổ tử cung có gây hại cho thai nhi?

Thủ thuật khâu eo cổ tử cung diễn ra chỉ trong vài phút nên cũng rất ít đau, thai phụ được gây tê tại chỗ và tiến hành khâu. Sau đó được chỉ định dùng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng và nằm viện theo dõi. Nhìn chung, ngoài sự thay đổi thông thường về tâm lý khi mang thai của mẹ bầu, không có tác nhân nào gây hại cho bé nằm trong số các biến chứng sau khâu eo cổ tử cung, nhưng khi thực hiện kỹ thuật xâm lấn này, thai phụ phải dùng thuốc gây tê, gây mê và thuốc kháng sinh dự phòng, giảm co có thể ít nhiều ảnh hưởng đến em bé. Ngoài ra, nếu cảm thấy sau khi khâu eo cổ tử cung bị chảy máu, có thể các chị em bị ra huyết âm đạo, khi đó bạn nên đi khám chuyên khoa sản tại bệnh viện uy tín để xác định nguyên nhân để ngừa sảy thai bởi đây là thai kỳ có nguy cơ sinh sớm.

Lựa chọn kỹ thuật khâu hay địa điểm khâu eo cổ tử cung cũng rất quan trọng nhằm giúp các mẹ bầu tránh biến chứng sau khâu eo cổ tử cung. Những nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tân tiến, quy trình nhanh chóng là một lựa chọn tốt cho các chị em. Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ điều trị hở eo cổ tử cung khi mang thai bằng kỹ thuật khâu vòng cổ tử cung, một kỹ thuật khá phổ biến trong phương pháp này.

Biến chứng sau khâu eo tử cung có thể gây hại cho thai nhi

Biến chứng sau khâu eo tử cung có thể gây hại cho thai nhi (Nguồn: conlatatca.com)

3. Khâu eo cổ tử cung có đi lại được không?

Sau khi khâu eo cổ tử cung có đi lại được không và tốc độ phục hồi phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nhưng nhìn chung, sau khi xuất viện các mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc vận động, đi lại, mang vác vật nặng và nằm nghỉ ngơi tại giường. Vì bản thân khi phụ nữ thực hiện điều trị, tử cung của các mẹ bầu đã yếu hơn bình thường do hở eo tử cung hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non. Nên các chị em hãy thật chú ý cẩn thận trong từng bước đi lại.

Mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc đi lại sau khi khâu eo cổ tử cung

Mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc đi lại sau khi khâu eo cổ tử cung (Nguồn: pixfeeds.com)

4. Sau khâu eo cổ tử cung thai phụ nên làm gì?

Quá trình chăm sóc và quan sát các dấu hiệu sau khi thực hiện thủ thuật này rất quan trọng, góp phần lớn giúp hạn chế các biến chứng sau khâu eo cổ tử cung.

Sẽ mất khoảng 48h nằm viện để tiếp tục theo dõi sau khi khâu xong, các bác sĩ sẽ kiểm tra các tình trạng đau bụng của mẹ bầu, có ra máu, dịch gì không. Bên cạnh đó, các chị em kết hợp dùng kháng sinh để tránh nhiễm và đảm bảo sức khỏe ổn định để xuất viện về nhà.

Các mẹ bầu tiếp tục sử dụng kháng sinh tại nhà theo hướng dẫn của các bác sĩ (kết hợp thuốc giảm co nếu cần).

Tốt nhất mẹ bầu chỉ nên nghỉ ngơi tại giường, chỉ di chuyển, vận động khi thật sự cần và sử dụng các loại gối đa năng dành riêng cho bà bầu để tránh mỏi lưng và vai. Tránh đứng lâu. Đối với mẹ bầu trước đó không may đã từng sảy thai, sinh non cần nằm nghỉ ngơi lâu hơn. Để bảo vệ mẹ và bé an toàn ở thời điểm này, bố mẹ tuyệt đối kiêng quan hệ nhé.

Bác sĩ sẽ hẹn lịch khám lại, siêu âm thường xuyên để kiểm tra chiều dài cổ tử cung, từ lúc này đến tuần 36, có thể được chỉ định bổ sung progesterone.

Mẹ phải cắt chỉ khâu trước khi dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện nhằm tránh vỡ cổ tử cung, thời điểm khoảng thai nhi lớn hơn 38 tuần.

Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý bổ dưỡng cũng cần được chú trọng vì cơ thể yếu, đặc biệt là vùng tử cung, các mẹ bầu cần tránh những loại thực phẩm gây sảy thai cao để an toàn cho mẹ và bé.

Những biến chứng sau khâu eo tử cung có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến mẹ và thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu hãy thật cẩn thận trong việc đi lại sau khâu eo, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để tránh những vấn đề không mong muốn xảy ra. Trong suốt quá trình mang thai, hãy lựa chọn các gói dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói để tiện theo dõi tình hình cả mẹ và bé.