14 trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ và những lưu ý quan trọng

Hầu hết những trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ là đều do bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Vậy khi nào phụ sản sẽ được áp dụng biện pháp này? Tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết.

1. Điều kiện để bà bầu có thể sinh thường

1.1. Sức khỏe người mẹ tốt đủ điều kiện đẻ thường

Để có thể “vượt cạn” bằng phương pháp thông thường đòi hỏi sản phụ phải có một sức khỏe tốt, không mắc phải bệnh lý về tim mạch hay huyết áp trong suốt quá trình mang thai. Nếu sản phụ có sức đề kháng kém, bị cao huyết áp hay đau tim đột ngột khi chuyển dạ sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

1.2. Mẹ không mắc các bệnh đường sinh dục, bệnh truyền nhiễm

Sản phụ không nên sinh thường nếu mắc phải các bệnh viêm nhiễm sinh dục như giang mai, sùi mào gà hay lậu. Bởi khi trẻ tiếp xúc với âm đạo của người mẹ sẽ rất dễ dàng bị lây nhiễm vi khuẩn từ các bệnh lý sinh dục và rất khó có thể điều trị khỏi.

Có rất nhiều trường hợp dự định sinh thường sẽ phải chuyển sang sinh mổ

Có rất nhiều trường hợp dự định sinh thường sẽ phải chuyển sang sinh mổ (Nguồn: vietnammoi.vn)

1.3. Sức khỏe thai nhi tốt

Trước khi cho phép sản phụ sinh thường, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm xem thai nhi có mắc phải triệu chứng suy thai, sa dây rốn hay không. Nếu thai nhi mắc phải các bệnh lý đó, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ thực hiện khẩn cấp phương pháp sinh mổ.

1.4. Thai không quá to

Trong trường hợp thai nhi có trọng lượng cân nặng không quá to sản phụ sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp sinh thông thường. Còn nếu thai nhi có cân nặng trên 4kg sẽ phải thực hiện sinh mổ bởi nếu sinh thông thường sẽ có khả năng khiến sản phụ mất quá nhiều máu, bị kiệt sức hay nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới tính mạng.

1.5. Ngôi thai thuận

Nếu thai nhi trong bụng song song với trục dục của cơ thể người mẹ thì gọi là ngôi thai thuận. Thai nhi ở ngôi thai thuận sẽ có tư thế đầu hướng xuống dưới phần âm hộ, mông hướng về phía ngực mẹ và phần gáy quay về phía bụng. Hướng nằm này của thai nhi được đánh giá là thuận lợi nhất cho việc sinh nở theo phương pháp thông thường. Bởi ngôi thai thuận sẽ giúp người mẹ có thể chuyển dạ dễ dàng hơn, gây ra các cơn co thắt trong quá trình chuyển dạ. Phần đầu của thai nhi sẽ được đưa ra trước khỏi âm đạo của người mẹ sau đó mới đến các phần tay chân. Thai nhi sẽ dễ dàng có thể đi qua hông và trượt ra bên ngoài trong quá trình người mẹ chuyển dạ.

Phương pháp sinh mổ sẽ giúp “mẹ tròn con vuông” trong những trường hợp sản phụ và thai nhi có chuyển biến xấu

Phương pháp sinh mổ sẽ giúp “mẹ tròn con vuông” trong những trường hợp sản phụ và thai nhi có chuyển biến xấu (Nguồn: mangthai.net)

2. Bà bầu buộc sinh mổ khi nào?

2.1. Thai phụ đã từng sinh mổ

Nếu sản phụ đã từng thực hiện sinh mổ ở những lần mang thai trước thì các lần mang thai tiếp theo khoảng 95% sẽ phải thực hiện tiếp phương này để có thể “vượt cạn” thành công. Trong trường hợp các sản phụ đã từng sinh mổ mà nhất định thực hiện phương pháp sinh thường sẽ phải đối diện với nguy cơ thai nhi bị ngạt hay vỡ tử cung. Sản phụ cần phải khám để kết luận được thực hiện phương pháp nào phù hợp nhất.

2.2. Bà bầu mang nhiều thai

Những sản phụ mang thai đôi hay 3 hầu hết được các bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp sinh mổ. Nguyên nhân chính là do sản phụ sẽ không có đủ sức để rặn đẻ liên tiếp hai tới 3 lần, đồng thời bị mất sức, ngất xỉu trong quá trình chuyển dạ. Đồng thời nếu sản phụ không rặn nhanh và liên tục các thai nhi sẽ có khả năng bị ngạt thở. Hoặc trong trường hợp các thai nhi có chung túi ối hay không nằm ở vị trí thuận lợi thì phương pháp sinh mổ sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.

Ngôi thai thuận là một trong những điều kiện quan trọng để mẹ bầu có thể sinh thường

Ngôi thai thuận là một trong những điều kiện quan trọng để mẹ bầu có thể sinh thường (Nguồn: poh.vn)

2.3. Ngôi thai không thuận

Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ ngôi thai sẽ có sự thay đổi như chuyển hướng về phía tử cung để sẵn sàng ra bên ngoài. Nhưng nếu như thai nhi không được ngôi thai thuận như vậy như thai nhi ngôi mông hay nằm ngang sẽ dẫn tới khả năng suy thai cao. Với những trường hợp ngôi thai không thuận chắc chắn bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ thực hiện phương pháp sinh mổ.

2.4. Thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh

Hiện nay, công nghệ y học tân tiến đã có thể phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh qua các kết quả siêu âm. Đối với những trường hợp thai nhi bị dị tật, sản phụ nên thực hiện phương pháp sinh mổ để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Đồng thời trong quá trình sinh mổ bác sĩ có thể dễ dàng kiểm soát và giảm nhẹ các biến chứng cho em bé. Sản phụ cần tham khảo 10 cách phòng chống dị tật cho thai nhi ngay trong quá trình mang thai để việc sinh nở được diễn ra thuận lợi.

2.5. Sức khỏe bà bầu không đảm bảo

Nếu như sản phụ mắc phải bệnh u nang buồng trứng, tiểu đường, cao huyết áp, huyết áp thấp, suy thận hay suy tim… hãy cân nhắc lựa chọn phương pháp sinh mổ thay vì biện pháp thông thường để tránh mắc phải các rủi ro không đáng có trong quá trình chuyển dạ.

Nếu thai nhi có biến chứng xấu cần chuyển sang phương pháp sinh mổ ngay

Nếu thai nhi có biến chứng xấu cần chuyển sang phương pháp sinh mổ ngay (Nguồn: efami.vn)

2. Trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ

2.1. Mẹ bị cạn ối

Trong quá trình mang thai nếu sản phụ bị cạn ối sẽ khiến cho các hoạt động của em bé bị hạn chế và phần tử cung không thể co bóp được tốt nhất. Vậy nên cho dù trước đó sản phụ đã được chỉ định sinh thường nhưng nếu có dấu hiệu bị cạn ối không sinh thường được hãy thực hiện đăng ký các gói khám sản phụ khoa uy tín tại các trung tâm y tế để có phương pháp sinh nở phù hợp kịp thời, đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và thai nhi.

2.2. Mẹ kiệt sức do chuyển dạ kéo dài

Khi bước vào quá trình chuyển dạ người mẹ có dấu hiệu bị kiệt sức do phải rặn đẻ quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật đẻ mổ để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”.

2.3. Bất thường khi đang sinh thường

Khi sản phụ đột nhiên bị ngừng các cơn đau đẻ hay co tử cung sẽ ở trong trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ. Nguyên nhân là do nếu để hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra dấu hiệu thai nhi bị ngạt ở bên trong và ảnh hưởng đến tính mạng.

Nếu sản phụ có dấu hiệu cạn ối cần phải được thực hiện phương pháp sinh mổ

Nếu sản phụ có dấu hiệu cạn ối cần phải được thực hiện phương pháp sinh mổ (Nguồn: poh.vn)

2.4. Tiền sản giật

Nếu sản phụ trong quá trình chuyển dạ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật cần được thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai nhi khẩn cấp. Triệu chứng tiền sản giật nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của cả 2 mẹ con.

2.5. Rối loạn huyết áp

Người mẹ nếu có bệnh lý về rối loạn huyết áp như huyết áp cao hay huyết áp thấp sẽ nằm trong trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ. Sản phụ cần đăng ký các gói khám chuyên khoa cần thiết và thông báo với bác sĩ kết quả để chuẩn bị phương pháp sinh phù hợp, ngăn không cho tình trạng huyết áp của sạn phụ biến đổi bất thường trong quá trình chuyển dạ gây ra những biến chứng xấu.

2.6. Vỡ tử cung

Đây là biến chứng xấu khi phần tử cung của sản phụ bị rách từ lớp cơ cho tới niêm mạc, hoặc nghiêm trọng hơn là lan tới phần phúc mạc buồng tử cung. Nguyên nhân bà bầu bị vỡ tử cung là do phải rặn đẻ quá nhiều gây ra tình trạng vỡ tử cung. Sản phụ cần phải được kịp thời chuyển sang phương pháp đẻ mổ để đảm bảo tính mạng của cả mẹ và con.

2.7. Tiền sử sinh mổ

Nếu sản phụ đã có tiền sử sinh thông thường cho kết quả không tốt như chết lưu trước chuyển dạ hay chết lưu nhiều lần thì không nên áp dụng phương pháp này nữa. Phương pháp sinh mổ sẽ giúp tỷ lệ sống của cả mẹ và thai nhi cao hơn.

2.8. Tử cung mẹ không mở

Nếu như cổ tử cung của sản phụ không mở hoặc mở rất ít sau từ 16 – 18 tiếng cố gắng rặn đẻ sẽ ở trong trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ khẩn cấp.

2.9. Bé bị dây rốn quấn cổ

Trong một số trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ khoảng từ 1 tới 2 vòng thì vẫn có thể áp dụng phương pháp sinh thường được. Tuy nhiên nếu các kết quả xét nghiệm khẳng định phần dây rốn bị siết quá chặt thì sản phụ sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp mổ đẻ để thai nhi không bị ngạt do thiếu oxy.

2.10. Xuất hiện suy thai ở thai nhi

Đây là tình trạng thai nhi trong bụng không được hấp thụ đủ lượng oxy trong quá trình phụ sản chuyển dạ. Sau khi chào đời trẻ có thể dễ mắc phải các biến chứng về thần kinh như động kinh, chậm phát triển hay tự kỷ. Trong quá trình khám thai sản định kỳ, sản phụ sẽ ở trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ nếu các kết quả xét nghiệm phát hiện thai nhi bị suy nhược.

2.11. Thai nhi quá to so với kích thước âm đạo

Trong trường hợp thai nhi trong bụng mẹ được ước lượng có khối lượng cân nặng trên 4kg hoặc phần đầu có kích thước lớn thì việc sinh thường sẽ không được áp dụng. Nguyên nhân là do sản phụ sẽ bị mất sức do phải rặn quá nhiều, rách tầng sinh môn hoặc nghiêm trọng hơn là vỡ tử cung. Vì vậy, phương pháp sinh mổ sẽ là lựa chọn phù hợp nhất đối với những trường hợp thai nhi có khối lượng hay kích thước to.

2.12. Sinh non

Sinh non là hiện tượng em bé trong bụng mẹ chào đời quá sớm trong khoảng thời gian từ tuần 20 – tuần 30 của thai kỳ. Nếu sản phụ phát hiện bản thân có những dấu hiệu như vỡ ối hay chuyển dạ sớm, sẽ nằm trong trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp sinh mổ để đảm bảo sức khỏe của thai nhi ở mức tốt nhất.

2.13. Đứt nhau thai

Trong trường hợp sản phụ bị đau bụng, đau cổ tử cung, chuột rút hay chảy máu âm đạo thì rất có thể đã bị mắc phải biến chứng đứt nhau thai. Triệu chứng này xuất hiện khi các lớp nhau thai kéo dài ra phần ngoài thành tử cung là hạn chế thai nhi hấp thụ oxy. Nếu các bác sĩ đánh giá hiện tượng đứt nhau thai ở mức độ nhẹ, sản phụ chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách. Nhưng nếu trong trường hợp biến chứng ở mức độ này, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ thực hiện phương pháp sinh mổ sớm.

2.14. Sa dây rốn

Đây là biến chứng xảy ra khi phần dây rốn rơi xuống cổ tử cung, xâm nhập vào phần ống sinh trước thai nhi và chèn ép trực tiếp lên phần thành xương chậu. Hiện tượng này thông thường sẽ xảy ra trong quá trình sản phụ chuyển dạ hoặc trong thời kỳ cuối của thai kỳ khi thai nhi di chuyển nhiều. Nếu hiện tượng này ở mức độ nhẹ thì trong quá trình sinh thường bác sĩ sẽ xử lý trực tiếp, nhưng nếu ở mức độ nguy hiểm sản phụ cần phải được chỉ định áp dụng phương pháp sinh mổ.

3. Sinh thường chuyển sinh mổ có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

Sản phụ nếu trong trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ sẽ phải chịu tác động của thuốc gây mê ảnh hưởng trực tiếp tới việc phục hồi thể trạng. Phương pháp sinh mổ sẽ khiến người mẹ bị mất máu nhiều có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sẽ để lại những vết sẹo trên phần da bụng của người mẹ gây mất thẩm mỹ. Nếu trong trường hợp sinh mổ khi thai nhi chưa đủ tháng sẽ khiến trẻ ra đời bị suy hô hấp hay mắc bệnh chậm hấp thu dịch phổi. Đồng thời, do không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong âm đạo của người mẹ, trẻ sẽ thường có sức đề kháng kém, dễ bị bệnh xuất huyết não, nhiễm trùng máu, vàng da, dị ứng hay nhiễm khuẩn. Vì vậy, sản phụ cần lựa chọn thực hiện phương pháp sinh mổ tại những trung tâm y tế lớn như bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chuẩn 5 sao hay bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được đảm bảo không xảy ra những biến chứng xấu.

Trong bài viết trên Blog Useful đã giới thiệu tới quý độc giả một số trường hợp sinh thường chuyển sinh mổ, sẽ còn rất nhiều trường hợp khác được bác sĩ chỉ định trong quá trình thăm khám thai sản định kỳ. Vì vậy, sản phụ cần đăng ký các gói dịch vụ thai sản trọn gói uy tín để được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm thường xuyên theo dõi chính xác nhất thể trạng của bản thân và thai nhi để xác định phương pháp sinh nở phù hợp.