11 Lưu ý khi xét nghiệm máu khám sức khỏe tổng quát cần biết

Xét nghiệm máu là thủ thuật thực hiện dựa vào mẫu máu giúp đo hàm lượng chất có trong máu hoặc đếm từng loại tế bào máu liên quan khác. Trong đó, những lưu ý khi xét nghiệm máu mà bạn nên quan tâm là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh gì – Lưu ý khi xét nghiệm máu khám sức khỏe tổng quát cần biết

1. Xét nghiệm máu nên xét nghiệm những gì

1.1. Xét nghiệm công thức máu CBC

1.1.1. Kiểm tra tế bào hồng cầu

Những tế bào hồng cầu sẽ mang oxy luân chuyển từ phổi cho đến các phần còn lại trong cơ thể. Nếu mức hồng cầu gặp tình trạng bất thường là dấu hiệu của việc thiếu máu, bị mất nước do thiếu chất lỏng bên trong cơ thể, gặp chứng chảy máu hoặc một số bệnh rối loạn khác.

1.1.2. Kiểm tra tế bào bạch cầu

Thành phần thiết yếu của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, giúp chống lại các bệnh tật và chứng nhiễm trùng. Khi tế bào bạch cầu gặp mật độ bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư máu giai đoạn đầu, nhiễm trùng, rối loạn hệ thống miễn dịch. Khi đó, xét nghiệm CBC sẽ đo lượng bạch cầu và xem xét được sự khác biệt của những loại bạch cầu khác nhau có trong máu.

Ý nghĩa lâm sàng xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) | Vinmec

Hình thức xét nghiệm công thức máu CBC (Nguồn: ydvn.net)

1.1.3. Kiểm tra tiểu cầu

Tiểu cầu là những mảnh tế bào của máu giúp cho quá trình đông máu diễn ra bình thường. Khi đó, tế bào tiểu cầu sẽ dính vào nhau để hỗ trợ làm kín những vết vỡ hoặc cắt nằm trên thành mạch máu. Mặt khác, lượng tiểu cầu bất bình thường là biểu hiện của chứng tụ huyết khối hoặc rối loạn chảy máu.

1.1.4. Hemoglobin

Đây là một trong những loại protein giàu chất sắt nằm trong những tế bào hồng cầu chứa oxy. Theo đó, lượng hemoglobin thất thường là biểu hiện của chứng thiếu máu, thiếu máu dạng cầu liền, bệnh thalassemia hoặc một số rối loạn liên quan đến máu khác.

1.1.5. Hematocrit

Những lưu ý khi xét nghiệm máu CBC cho kết quả của hematocrit cũng là thước đo để biết được lượng hồng cầu có trong máu. Nếu lượng hematocrit cao có nghĩa là cơ thể đang bị mất nước, còn lượng hematocrit thấp tương đương với việc cơ thể đang gặp tình trạng thiếu máu. Đặc biệt, lượng hematocrit thất thường cũng là dấu hiệu gây rối loạn về máu hoặc tủy xương.

1.1.6. Mật độ trung bình của tế bào hồng cầu

Là công cụ đo mật độ của những tế bào hồng cầu có ở trong máu, nếu tình trạng này diễn ra bất thường là dấu hiệu của chứng thiếu máu hoặc thiếu máu cục bộ.

Nơi nào phân tích nước sạch tại TP.HCM và Hà Nội

Xét nghiệm máu nên xét nghiệm những gì? (Nguồn: baoapbac.vn)

1.2. Xét nghiệm sinh hóa máu

1.2.1. Xét nghiệm đường huyết

Còn được gọi là xét nghiệm glucose dùng để đo nồng độ lượng đường trong máu. Nếu lượng glucose thất thường là biểu hiện của căn bệnh tiểu đường.

Xét Nghiệm Đường Glucose Trong Máu

Phương pháp xét nghiệm đường huyết – glucose (Nguồn: tuoitre.vn)

1.2.2. Xét nghiệm canxi

Lượng canxi không bình thường ở trong máu cũng là một dấu hiệu nảy sinh các căn bệnh về thận, xương, tuyến giáp, suy dinh dưỡng, hội chứng ung thư,…

1.2.3. Xét nghiệm chất điện giải

Chất điện giải là những khoáng chất hỗ trợ duy trì chất lỏng và cân bằng được nồng độ axit bên trong cơ thể. Do đó, nếu lượng điện giải thất thường là biểu hiện của sự mất nước, bệnh gan, bệnh thận, huyết áp cao, suy tim,…

1.2.4. Xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm sinh hóa máu cho biết chức năng của thận để đo được nồng độ nitơ urê (BUN) và creatinin. Đây là hai thành phần chất thải mà thận sẽ lọc và loại bỏ khỏi cơ thể. Mặt khác, nếu hai yếu tố này có biểu hiện bất thường sẽ liên quan đến bệnh về thận hoặc những rối loạn chức năng thận.

1.2.5. Xét nghiệm enzyme

Là những chất hỗ trợ kiểm soát phản ứng hóa học bên trong cơ thể. Hiện nay, có nhiều thủ thuật xét nghiệm enzyme, trong đó tập trung vào xét nghiệm enzyme ở máu nhằm kiểm tra các cơn đau tim, bao gồm một số xét nghiệm về creatinin và troponin.

1.2.6. Xét nghiệm Troponin

Troponin là loại protein hỗ trợ cơ co lại, khi những cơ bắp hoặc tế bào ở tim bị tổn thương thì troponin sẽ rò rỉ ra bên ngoài, mức độ của chúng trong máu từ đó tăng lên.

1.2.7. Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ bệnh tim

Thuộc dạng xét nghiệm máu để giúp người tham gia tìm thấy các nguy cơ mắc căn bệnh tim động mạch vành (viết tắt là CHD). Hơn nữa, loại xét nghiệm này còn cho kết quả về mức độ cholesterol có trong máu.

Ý nghĩa xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase - Bệnh viện Vinmec

Xét nghiệm sinh hóa máu thông qua kiểm tra enzyme (Nguồn: vicare.vn)

2. Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn

2.1. Các loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn

Xét nghiệm đường huyết

Đầu tiên là xét nghiệm tầm soát đo lượng đường ở trong máu và cho thấy được kết quả tốt nhất khi cơ thể đang đói, có thể chẩn đoán được căn bệnh đái tháo đường.

Xét nghiệm sắt trong máu

Thủ thuật dùng để đo lường lượng sắt nằm trong máu, giúp biết rõ các bệnh gây ra bởi thiếu sắt như thiếu máu.

Xét nghiệm cholesterol máu

Những xét nghiệm cholesterol máu sẽ đánh giá được lượng mỡ có trong máu, bao gồm: cholesterol HDL, cholesterol LDL, triglycerides,…

Xét Nghiệm Máu Có Cần Nhịn Ăn Không? - [Thời Gian Bao Lâu]

Cần nhịn ăn khi xét nghiệm cholesterol (Nguồn: dinhduongchuan.com)

Xét nghiệm gamma-glutamyl transferase

Là thủ thuật xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh về gan. Gamma-glutamyl transferase là loại men gan giúp bộ phận này hoạt động tốt hơn.

Các xét nghiệm chuyển hóa cơ bản hoặc toàn diện

Bao gồm một số xét nghiệm về cân bằng điện giải, đường huyết, chức năng thận. Thường thì người bệnh được yêu cầu phải nhịn ăn từ 10-12 tiếng trước khi tiến hành làm xét nghiệm.

Bộ chức năng thận

Lưu ý khi xét nghiệm máu nhịn ăn kiểm tra thận thì sẽ phải để bụng trống từ 8-12 tiếng, từ đó các kết quả xét nghiệm cho thấy được thận hoạt động ra sao trong cơ thể.

Xét nghiệm Vitamin B12

Loại xét nghiệm cho thấy được nồng độ của vitamin B12 trong máu, bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước xét nghiệm.

3 điều cần biết về xét nghiệm vitamin B12 | TCI Hospital

Người tham gia xét nghiệm nhịn ăn khi đo lượng vitamin B12 (Nguồn: sanpham.anhvu.net)

2.2. Thực phẩm không sử dụng trước khi xét nghiệm máu

Thuốc lá, đồ uống có cồn có ga

Việc hút thuốc lá ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả khi xét nghiệm, vậy nên nếu bắt buộc nhịn ăn trước lúc làm xét nghiệm thì bạn không nên hút thuốc lá nhé. Các loại đồ uống chứa cồn, ga sẽ làm xáo trộn lượng mỡ máu và đường huyết dẫn đến kết quả xét nghiệm sẽ không thực sự chính xác.

Cà phê

Cà phê làm thay đổi hệ tiêu hóa và từ đó làm ảnh hưởng đến việc xét nghiệm. Vậy nên, lưu ý khi xét nghiệm máu chính là tuyệt đối không sử dụng loại thức uống này nếu được yêu cầu nhịn ăn nhé.

Kẹo cao su

Tránh việc nhai kẹo cao su khi nhịn đói để tiến hành làm xét nghiệm, bởi việc này làm tăng thêm tốc độ tiêu hóa, ảnh hưởng và không cho được kết quả chính xác.

Tập thể dục

Tập thể dục sẽ thúc đẩy sự tiêu hóa nhanh chóng và sẽ làm thay đổi kết quả xét nghiệm, vì lẽ đó bạn không nên tập thể dục trước lúc làm xét nghiệm nhé.

3. Xét nghiệm máu bao lâu thì có kết quả

Việc xét nghiệm không những dựa vào người tham gia hay các bác sĩ mà sẽ phụ thuộc vào những kỹ thuật, phương pháp, chỉ định khi làm xét nghiệm máu. Thông thường, với các xét nghiệm máu khi thực hiện khám sức khỏe chuyên sâu cho ra 32 kết quả thì chỉ sau 2-3 tiếng thì đã có kết quả. Đối với những xét nghiệm về các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ phải mất 1 tuần mới có kết quả.

4. Xét nghiệm máu có bảo hiểm y tế

Về các khoản phí khi xét nghiệm máu có bảo hiểm y tế có thể được chi trả áp dụng theo quy định với các hình thức dịch vụ, hoặc phụ thuộc vào xét nghiệm máu đúng hay trái tuyến mà các cơ sở y tế sẽ có chính sách giảm mức chi phí theo quy định.

5. Có nên xét nghiệm máu vào buổi chiều

Thường vào khoảng thời gian buổi sáng thì cơ thể sẽ tương đối ổn định, các bộ phận bên trong chưa làm việc để thải ra các cặn bã và máu lúc này cũng không mang nhiều tạp chất. Tuy nhiên, vào buổi chiều sau khi trải qua những hoạt động và sinh hoạt ở buổi sáng, người làm xét nghiệm không thể nhịn ăn từ 8 – 12 giờ theo yêu cầu buổi sáng cho đến chiều. Vì vậy để cho ra kết quả chính xác nhất, bạn nên tiến hành làm xét nghiệm máu vào buổi sáng là tốt nhất.

Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền và nên thực hiện ở đâu?

Nên thực hiện các xét nghiệm máu vào buổi sáng (Nguồn: thebank.vn)

Hy vọng với các thông tin trên mà Blog Useful mang đến cho bạn đọc sẽ giúp hiểu rõ và lưu ý khi xét nghiệm máu được đúng nhất. Mặt khác, một phương pháp phòng ngừa phổ biến hiện nay vẫn là nên đăng ký khám sức khỏe tổng quát định kỳ phát hiện bệnh sớm để được điều trị kịp thời.