Xét nghiệm chì trong máu là gì, quy trình, chi phí bao nhiêu, ở đâu

Đừng nên bỏ qua bài viết này của Blog Useful để có thêm được nhiều kiến thức về quy trình xét nghiệm chì trong máu, cũng như chi phí và địa chỉ bệnh viện uy tín, chất lượng để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết nhiễm độc chì

Dường như, ai ai cũng biết kim loại nặng, nhất là chì xuất hiện ở mọi ngóc ngách, xung quanh cuộc sống chúng ta, từ nguồn đất, nước, bầu không khí đến thực phẩm, thức ăn thức uống hàng ngày. Phải chăng vì vậy mà cơ thể con người rất dễ bị nhiễm độc? Tuy nhiên, những dấu hiệu thường xuất hiện không rõ ràng, cụ thể khiến một số người không hề nhận biết được tác hại của độc tố, tích tụ trong cơ thể rất nguy hiểm hoặc có thể nhầm sang với một số bệnh lý khác. Do đó, bạn đừng nên bỏ qua những triệu chứng dưới đây:

Nguy cơ nhiễm độc chì từ thói quen hàng ngày

Nguy cơ nhiễm độc chì từ thói quen hàng ngày (Nguồn: vietnamplus.vn)

hướng dẫn chăm sóc bé

1.1. Triệu chứng nhiễm độc cấp tính

Thông thường, khi bị nhiễm độc cấp tính, bệnh nhân sẽ có một số dấu hiệu như bị rối loạn tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy rồi buồn nôn, nôn mửa, sẽ có biểu hiện của bệnh viêm gan-thận hay bệnh thận như đi tiểu rất ít, bị vàng da, protein niệu, đạm huyết tăng rồi toàn thân bị suy sụp, co giật, hôn mê, mạch yếu… dẫn đến dễ tử vong trong một vài ngày sau đó, rất nhanh chóng và cực kỳ nguy hiểm.

1.2. Diễn tiến nhiễm độc chì mãn tính

Khác với cấp tính, nhiễm độc chì mãn tính lại trải qua 2 giai đoạn được gọi là giai đoạn tiền nhiễm độc (khoảng thời gian bắt độc bị nhiễm độc tố) và giai đoạn nhiễm độc chì. Những triệu chứng khách quan bên ngoài dễ nhận thấy là đau đầu, mê sảng, sạm da hoặc da bị tái xanh, co giật… Ngoài ra, còn có thể bị đau đầu, nhức xương khớp, mệt mỏi, ăn không ngon ngủ không yên, rối loạn tiêu hóa…

Có thể thấy, nhiễm độc chì hay bất kì hóa chất nào cũng đều rất nguy hiểm. Vì thế, khi nghi ngờ mình đang bị nhiễm độc tố thì bệnh nhân cần đến cơ sở, trung tâm y tế để thăm khám và làm xét nghiệm sớm, kịp thời, hiệu quả.

2. Quy trình xét nghiệm chì trong máu

Về cơ bản, quy trình để xét nghiệm nồng độ chì trong máu sẽ gồm các bước như sau:

2.1. Kiểm tra tiền sử nghề nghiệp

Để hỗ trợ tốt nhất trong việc khám chữa bệnh lâm sàng và đưa ra được những chẩn đoán ban đầu thì bác sĩ cần phải kiểm tra kỹ càng tiền sử nghề nghiệp của bệnh nhân. Rồi từ đó, sẽ tìm ra được nguyên nhân và nguồn gốc lây nhiễm kim loại chì.

Ít ai biết rằng, một số nghề nghiệp có nguy cơ cao bị chì xâm nhập chính là nung, nấu, cắt, đúc, tinh chế chì, sản xuất sơn, nhựa, thủy tinh, thu gom đạn, sửa chữa tái sử dụng ắc quy… Đối với những ngành nghề trên, dù bạn có trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đảm bảo chất lượng nhưng vẫn có khả năng bị lây nhiễm độc tố qua đường da.

2.2. Thăm khám các triệu chứng lâm sàng

Bước tiếp theo của xét nghiệm chì trong máu chính là tư vấn và thăm khám thông qua các triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu nhận biết của bệnh. Từ những biểu hiện bất thường mà bệnh nhân tường thuật lại thì bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu rồi hướng người bệnh đi làm các xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

Vì thế, ngay khi nghi ngờ bản thân mình hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình mình kể cả trẻ em mà có nguy cơ bị nhiễm độc chì thì cần đi đến trung tâm, cơ sở y tế uy tín hay đến các bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec để làm xét nghiệm ngay.

Thăm khám lâm sàng các triệu chứng ban đầu

Thăm khám lâm sàng các triệu chứng ban đầu (Nguồn:2.bp.blogspot.com)

2.3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu hay còn gọi là xét nghiệm huyết học, tức là lấy 1 lượng máu tĩnh mạch mang đi đo xem nồng độ chì trong máu là bao nhiêu. Đây cũng được coi là xét nghiệm thiết yếu, quan trọng nhất để chẩn đoán và xác định được chắc chắn bạn có bị kim loại chì xâm nhập vào trong cơ thể hay không.

Nếu kết quả cho biết, hàm lượng chì trong máu dưới mức 40 mg/dl thì bạn an toàn và không cần điều trị hay can thiệp, còn nếu dao động trong mức 40-69 mg/dl thì bị nhiễm độc nhẹ, mức 70-100mg/dl là mức trung bình, độ nặng và nghiêm trọng nhất sẽ là hàm lượng chì trên 100mg/dl.

2.4. Xét nghiệm nước tiểu

Bên cạnh việc xét nghiệm máu thì xét nghiệm nước tiểu cũng được cho là một phương pháp chuẩn xác và phổ biến để xác định được cơ thể bạn có bị nhiễm chì hay không. Vì sao ư? Bởi như chúng ta đều biết chì nhiễm vào nguồn đất, nước, thực phẩm… với một hàm lượng nhỏ thì sẽ không hề gây hại mà được đào thải qua mồ hôi, nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp chuẩn và phổ biến

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp chuẩn và phổ biến (Nguồn: vinmec.com)

3. Phân loại nồng độ trong xét nghiệm hàm lượng chì trong máu

Dưới đây là sự phân tích nồng độ chì trong máu ở 3 đối tượng khác nhau để mọi người có thể biết thêm được nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích.

3.1. Nồng độ chì ở người lớn

Khác với trẻ em, đối với người lớn, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho hay, ngưỡng an toàn của nồng độ chì là dưới khoảng 25 mg/dl. Còn nếu mức độ lớn hơn 40 mg/dl hoặc cao hơn thì bạn cần phải đi làm xét nghiệm liên tục để biết được kết quả chính xác nhất, điều trị kịp thời và giám sát chặt chẽ hơn. Đặc biệt, trường hợp bạn là công nhân của 1 nhà máy, xí nghiệp phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với kim loại chì một thời gian dài thì lời khuyên tốt nhất là bạn nên đi làm xét nghiệm cũng như khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần.

3.2. Nồng độ chì ở phụ nữ có thai

Trường hợp này đặc biệt nguy hiểm, bởi nếu người mẹ bị nhiễm độc chì mà vẫn cố tình có thai thì sẽ ảnh hưởng vô cùng trầm trọng đến thai nhi. Do đó, nếu đi xét nghiệm mà nồng độ chì trong máu dưới 10 mg/dl thì hãy lên kế hoạch sinh nở. Đối với bà mẹ đang cho con bú cũng vậy, không nên cho con bú sữa nếu bị chì xâm nhập vào cơ thể. Còn không may, trẻ sơ sinh bị nhiễm độc tố chì từ người mẹ thì cần được thăm khám, chữa trị theo phương pháp gắp chì hiệu quả, an toàn.

3.3. Nồng độ chì ở trẻ em

Đối với trẻ em, mức độ ngộ độc chì được chia thành 3 dạng: nhẹ, trung bình và nặng. Đầu tiên, mức nhẹ thì thông thường sẽ không có triệu chứng gì và nồng độ chì dao động dưới 45 mg/ml. Tiếp theo, dạng trung bình thì khi xét nghiệm chì trong máu, nồng độ sẽ nằm trong khoảng 45-70 mg/dl kèm theo những biểu hiện như chán ăn, quấy khóc, đau bụng, nôn, ngủ lịm đi…

Cuối cùng, trẻ bị nhiễm chì ở mức độ nặng thì nồng độ của độc tố này trong máu sẽ trên 70 mg/dl và có những dấu hiệu, triệu chứng “đáng sợ” như nôn mửa kéo dài, co giật, hôn mê, liệt dây thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến não sọ… rất nguy hiểm và trầm trọng. Do đó, khi thấy bé có biểu hiện ở mức trung bình và nặng thì các bậc phụ huynh cần đưa đến cơ sở, trung tâm y tế uy tín hay các bệnh viện lớn chất lượng ngay để kịp thời thăm khám, điều trị.

4. Xét nghiệm chì trong máu ở đâu

Thực ra, ở hầu hết tất cả các bệnh viện trên toàn quốc đều có khoa khám bệnh cũng như xét nghiệm máu theo yêu cầu của người bệnh. Vì thế, mọi người có thể đến nơi đó để làm xét nghiệm chì trong máu hoặc sàng lọc. Nhưng lời khuyên tốt nhất dành cho các bạn là nên đến những địa chỉ thật uy tín, đáng tin cậy. Ví dụ như đến bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec – không chỉ có cơ sở vật chất khang trang hiện đại mà còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn.

5. Xét nghiệm chì trong máu bao nhiêu tiền

Thông thường, khi đi khám sức khỏe thì xét nghiệm máu cũng được bao gồm luôn trong chi phí khám chữa bệnh ấy. Tùy theo cơ sở y tế hay các bệnh viện mà mức giá làm xét nghiệm sẽ dao động trong khoảng 1 triệu đồng hoặc nhiều hơn.

Xét nghiệm chì trong máu được cho là một xét nghiệm cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm việc trong nhà máy sản xuất công nghiệp, phải tiếp xúc nhiều với hóa chất. Tham khảo gói detox kim loại nặng, thải độc hiệu quả, ngăn chặn mọi độc tố, trả lại cơ thể khỏe mạnh.