Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục thời cúng Việt Nam


Tuổi thơ mỗi người đều có ít nhất một lần bị mẹ bắt ăn quả vải, quả mận và được giải thích rằng ăn để diệt trừ sâu bọ. Đây chính là phong tục của ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. Vậy Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?

1. Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ (Dumpling Festival) được diễn ra vào ngày 5 tháng 5 theo lịch âm. Đây là ngày Tết cổ truyền tại các quốc gia khu vực Đông Á như: Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc. Theo đó, Đoan có ý nghĩa là sự mở đầu và Ngọ chính là khung thời gian bắt đầu từ 11 giờ sáng cho đến 1 giờ đầu chiều. Hơn nữa, Đoan Ngọ chính là lúc mặt trời ngắn nhất trong ngày, gần với trời đất và trùng vào ngày hạ chí. Đặc biệt, hỏa khí trời đất và cơ thể con người ở trong ngày Tết Đoan Ngọ đạt đến đỉnh điểm. Tại Việt Nam, cái tên khác của Tết Đoan Ngọ chính là Tết diệt sâu bọ – các loại côn trùng gây hại trên đồng ruộng.

Nguồn gốc tết Đoan Ngọ là gì? (Nguồn: vansu.net)

Nguồn gốc tết Đoan Ngọ là gì? (Nguồn: vansu.net)

2. Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ đâu

Truyền thuyết kể rằng vào ngày sau một vụ mùa, người nông dân ăn mừng trúng mùa nhưng tiếc là các loại sâu bọ năm đó đột nhiên kéo đến dày đặc ăn hết các loại rau củ quả, thực phẩm được nông dân thu hoạch. Vì thế, người dân đau buồn vì sự cố bất ngờ này thì đột nhiên có ông lão đi đến tự xưng danh là Đôi Truân. Ông chỉ dẫn cho họ cách lập đàn cúng gồm: trái cây và bánh tro.

Sau đó, ra đứng ở trước nhà và tập thể dục. Người dân làm theo sự chỉ dẫn và một lúc sau sâu bọ tự nhiên ngã rũ rượi. Người dân biết ơn và dự định cảm tạ thì ông lão đã biến mất. Vì truyền thuyết trên, nông dân đã đặt tên cho ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là “Tết diệt sâu bọ” hay “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng kiếng thường diễn ra vào giờ Ngọ. Vì những lẽ đó, không thể cho rằng lịch sử Tết Đoan Ngọ Việt Nam được bắt nguồn từ Trung Quốc như nhiều người vẫn đang lầm tưởng.

Nguồn gốc và lịch sử Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc và lịch sử Tết Đoan Ngọ (Nguồn: youtube.com)

3. Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam chính là ngày Tết diệt sâu bọ và chuẩn bị mâm cúng tưởng nhớ gia tiên. Một số làng quê khắp đất nước vẫn còn giữ nét truyền thống và coi trọng ngày này. Hơn nữa, vào thời gian này thì cây trái và hoa lá bắt đầu chuyển mình để đơm hoa kết trái cho một mùa bội thu, vì thế hoa quả là đồ cúng kiếng quan trọng không thể thiếu. Ngoài ra, ở nhiều vùng lại có những món ăn tùy theo phong tục tập quán của nơi đó.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều vùng quê lại nhộn nhịp và người người nhà nhà đều chuẩn bị các vật phẩm thờ cúng quan trọng dịp Tết Đoan Ngọ 2022. Sau khi lễ cúng kết thúc, cả gia đình ngồi sum họp quây quần bên mâm cỗ gồm những món ăn để diệt trừ sâu bọ, xua đi mọi bệnh tật.

Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa như thế nào?

Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa như thế nào? (Nguồn: lichngaytot.com)

4. Phong tục cúng Tết Đoan Ngọ của người dân Việt Nam

4.1. Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam làm gì

Đối với người Việt, đây là dịp mà mọi người trong gia đình hội tụ ăn Tết với nhau. Vào sáng sớm, người ta thường sẽ ăn chè hạt sen, bánh tro, thưởng thức các loại hoa quả tươi, rượu nếp có tác dụng tiêu diệt sâu bọ và bệnh tật. Thông thường thì rượu nếp là món mà người ta thường ăn sau khi thức dậy. Sau đó, bày mâm lễ cúng cho tiết trời mới, mừng cho sự quang đãng và trong sáng của trời đất.

Bên cạnh đó, nhiều người dùng lá mùi nấu tắm để ngăn ngừa bệnh và triệt sâu bọ. Thậm chí, nhiều người dân địa phương sống tại vùng biển sẽ tắm biển vào đúng giờ Ngọ. Nhiều người xưa cho rằng khí dương trong ngày này rất mạnh và họ sẽ làm lễ cúng cầu bình an, nhiều cây lá vào thời điểm này có công dụng chữa trị bệnh rất tốt nên được các thầy bốc thuốc hái về.

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ (Nguồn: thethaovanhoa.vn)

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ (Nguồn: thethaovanhoa.vn)

4.2. Những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ

Các món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ rất đa dạng, độc đáo và mang đậm nét văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trong đó, bánh tro chính là món ăn phổ biến trong dịp này, được người dân miền Nam và vùng Nam Trung Bộ sử dụng rộng rãi. Tại miền Bắc, nhiều gia đình thường chế biến món ăn từ thịt gia cầm tươi sống và phổ biến nhất là thịt vịt, các khu chợ các tỉnh miền Bắc thường nhộn nhịp mua bán thịt vịt.

Không chỉ dừng lại ở đó, rượu nếp cũng là một trong những món đặc sản của người Việt được ưa chuộng trong ngày Tết Đoan Ngọ, bởi uống loại rượu này có thể tiêu diệt được sâu bọ. Còn có món chè hạt sen, chè đậu đen được dùng làm món giải nhiệt, thường thì tiết trời tháng 5 rất nắng và nóng, dễ gây ra các loại nhiệt bệnh, thế nên hai món này được các gia đình chọn làm món ăn tráng miệng.

Các loại hoa quả, trái cây được dùng trong dịp này

Các loại hoa quả, trái cây được dùng trong dịp này (Nguồn: eva.vn)

Đa dạng các món ăn chế biến từ thịt vịt

Đa dạng các món ăn chế biến từ thịt vịt (Nguồn: thanhhoa.tintuc.vn)

Với những thông tin hữu ích giải đáp Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ? Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu thêm về dịp lễ quan trọng của người Việt và có thể chuẩn bị thật đầy đủ, tươm tất đồ cúng, các loại trái cây tự nhiên, an toàn không hóa chất cho ngày Tết Đoan Ngọ trọn vẹn bạn nhé.

11 những suy nghĩ trên “Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục thời cúng Việt Nam

  1. Vũ Văn Thắng nói:

    Hay quá, đọc bài viết này mới biết được nhiều điều thú vị về Tết Đoan Ngọ.

  2. Lý Thị Mai nói:

    Bài viết thiếu thông tin về các phong tục cúng tế trong ngày Tết Đoan Ngọ.

  3. Trần Thị Hoa nói:

    Bài viết hơi dài dòng và lan man. Có nhiều thông tin không liên quan đến chủ đề chính. Nên tóm tắt lại cho dễ hiểu.

  4. Nguyễn Văn Bình nói:

    Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Ngày này thường rơi vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 dương lịch. Vào ngày này, người dân thường có tục lệ ăn bánh tro, uống rượu nếp và đi hái lá thuốc.

  5. Đinh Văn Hải nói:

    Tết Đoan Ngọ năm nay rơi vào đúng ngày nghỉ lễ, tha hồ mà ăn bánh tro, uống rượu nếp.

  6. Trương Thị Hồng nói:

    Hồi nhỏ, tôi thích nhất là được đi hái lá thuốc vào ngày Tết Đoan Ngọ. Bây giờ lớn rồi, không còn được đi hái nữa nhưng vẫn nhớ mãi cái cảm giác đó.

  7. Phan Thị Ngọc nói:

    Tết Đoan Ngọ mà còn gọi là Tết diệt sâu bọ à? Nghe buồn cười quá.

  8. Trần Thị Hà nói:

    Tôi không thích Tết Đoan Ngọ vì ngày này thường có mưa to và ẩm ướt.

  9. Lê Phương Nam nói:

    Bài viết cung cấp thông tin khá đầy đủ về Tết Đoan Ngọ. Đọc bài viết này giúp tôi hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục của ngày lễ này.

  10. Nguyễn Văn Phong nói:

    Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tâm linh. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại nhưng nhiều gia đình vẫn giữ gìn những phong tục truyền thống của ngày lễ này.

  11. Hoàng Minh Tuấn nói:

    Tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ lạc hậu. Ngày lễ này vẫn còn nhiều ý nghĩa và giá trị văn hóa trong xã hội hiện đại.

Bình luận đã được đóng lại.