Tết Đoan Ngọ cúng gì? 6 Món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng 5/5


Dẫu là ngày Tết truyền thống quen thuộc với người Việt mỗi năm nhưng không phải ai cũng biết rõ Tết Đoan Ngọ cúng gì? Vì thế, bài viết sau sẽ giải đáp một cách rõ ràng, chính xác nhất theo đúng văn hóa Việt.

1. Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Tết Đoan Ngọ (Dumpling Festival) hay còn được gọi bằng cái tên là Tết diệt sâu bọ, được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Nhiều người tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong cơ thể người sẽ bị chết hết. Đặc biệt, theo phong tục dân gian của nhiều vùng miền, người ta sẽ diệt sâu bọ bằng cách dâng mâm cúng tết Đoan Ngọ vô cùng đơn giản với thứ bánh vô cùng đặc biệt tên có tên gọi là bánh tro kèm theo trái cây, cơm rượu nếp …

1.1. Bánh tro

Bánh tro hay còn gọi là bánh ú, bánh gio, bánh âm… là một loại bánh được làm bằng gạo nếp, có nhân ngọt, nhân mặn hay không nhân và được gói trong lá chuối khô, lá dong non hoặc lá tre. Loại bánh trái này không chỉ có nhiều tên gọi mà còn “sở hữu” rất nhiều hình dáng khác nhau từ hình chóp tam giác đến hình thon dài… tùy theo phong tục của từng vùng miền, địa phương.

Bánh tro xinh xắn có vị thanh mát thơm ngon khó cưỡng kèm theo hương thơm nhẹ nhàng, rất dễ ăn và dễ tiêu nên không chỉ được mọi người yêu thích, ưa chuộng mà còn dùng để dâng lên trong mâm lễ truyền thống.

Bánh tro dùng để cúng trong ngày lễ (Nguồn: phunuvagiadinh.vn)

Bánh tro dùng để cúng trong ngày lễ (Nguồn: phunuvagiadinh.vn)

1.2. Cơm rượu nếp

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì thì cơm rượu nếp chính là gợi ý cực kỳ lý tưởng và tuyệt vời mà chắc chắn mọi người không nên bỏ qua. Vì sao ư? Bởi lẽ đây là món ăn có tác dụng khiến cho sâu bọ bị say, từ đó dễ dàng loại bỏ những “sâu bọ” kí sinh gây hại trong cơ thể của con người. Tùy theo từng vùng miền mà món cơm rượu nếp này cũng có sự khác biệt nhưng chủ yếu vẫn là được nấu từ gạo nếp trắng hoặc gạo nếp cẩm ngon, dẻo thơm

1.3. Trái cây theo mùa

Cùng với bánh tro thì hoa quả hay trái cây theo mùa cũng chính là một trong những lựa chọn không thể thiếu trong việc Tết Đoan Ngọ cúng gì? Bởi đây cũng được coi là một phương thức tuyệt vời để diệt sâu bọ trong ngày Tết này, theo các cụ ngày xưa cho rằng sau khi sâu bọ đã say sưa với cơm rượu nếp thì chúng sẽ càng suy yếu và chết nhanh hơn với vị chua của loại trái cây bất kỳ. Vì thế, bạn có thể chọn lựa các trái cây thơm ngon, bổ dưỡng theo mùa: chôm chôm, mận, xoài, dưa hấu,… Để bày lên mâm cúng.

Hoa quả theo mùa cúng Tết Đoan Ngọ

Hoa quả theo mùa cúng Tết Đoan Ngọ (Nguồn: phapluatdansinh.phapluatxahoi.vn)

1.4. Chè trôi nước và xôi

Nhắc đến món ăn này nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nét tương đồng với ngày Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3, nhưng đó là tục lệ của người miền Bắc còn đối với người miền Nam thì họ lại ăn vào mùng 5 tháng 5. Sở dĩ, nhiều người dân ăn chè trôi nước và xôi vào dịp này vì họ nghĩ rằng các món ăn từ gạo nếp sẽ có tác dụng tốt trong việc diệt sâu bọ.

1.5. Nước sạch

Bên cạnh những món ăn quen thuộc như đã kể trên thì trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ chắc chắn không thể thiếu thức uống là một chai nước sạch, tinh khiết để giúp giải mát những ngày trưa nóng nực. Ngoài ra trong mâm cúng tết Đoan Ngọ đầy đủ sẽ gồm có hương, hoa tươi, vàng mã…

1.6. Thịt vịt

Thịt vịt cũng là một món ăn để giúp trả lời vấn đề Tết Đoan Ngọ cúng gì nhưng chỉ được áp dụng ở miền Trung và miền Nam. Bởi người dân ở hai vùng miền này nghĩ rằng, thịt vịt có tính hàn giải được nóng và làm mát cơ thể nên rất phù hợp cho ngày nóng bức, dương khí mạnh như ngày Tết sâu bọ.

Thịt vịt quay cũng được sử dụng trong ngày Tết Đoan Ngọ

Thịt vịt quay cũng được sử dụng trong ngày Tết Đoan Ngọ (Nguồn:tinmoi.vn)

2. Bài cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5

Chắc hẳn với những thông tin bổ ích như trên thì nhiều bà mẹ nội trợ đã có lời giải đáp chính xác, rõ ràng cho câu hỏi cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì nhưng vẫn có người hoang mang, phân vân hay loay hoay không biết bài cúng Tết sâu bọ như thế nào? Vì thế, bạn hoàn toàn có thể tham khảo văn khấn Tết Đoan Ngọ như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ……………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích, thú vị để trả lời cho vấn đề Tết Đoan Ngọ cúng gì mà Blog Adayroi đã cố gắng tổng hợp và chia sẻ? Hy vọng từ đó các gia đình sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để chọn những thực phẩm xanh sạch an toàn,đảm bảo vệ sinh để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình cũng như người thân trong gia đình một cách tốt nhất.