Lễ Thanh Minh là gì, vào ngày bao nhiêu 2022, ý nghĩa, phong tục cúng bái như thế nào


Lễ Thanh Minh từ lâu đã trở thành một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Vậy ý nghĩa, phong tục và cách sắm lễ của ngày này như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Blog Adayroi tìm hiểu nhé!

1. Thanh Minh là gì? Tảo mộ là gì?

1.1. Thanh Minh là gì ?

Thanh Minh là một định nghĩa trong lập lịch ở những nước phương Đông vốn chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Thanh Minh là một trong số hai mươi bốn tiết khí quan trọng, theo chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Cụ thể là được tính theo vị trí Trái Đất so với Mặt Trời. Ngày này nhằm ngày kinh độ Mặt Trời là 15 độ, thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5. Theo phong tục truyền thống, lễ Thanh Minh là dịp để những người con nhớ về quê cha đất tổ, nhớ về cội nguồn, bày lòng hiếu thuận đối với công lao của ông bà tổ tiên.

1.2. Tảo mộ là gì?

Tảo mộ vào dịp lễ Thanh Minh là hoạt động ý nghĩa không thể thiếu. Hầu hết người dân ở các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đều đi tảo mộ vào dịp này. Phong tục tảo mộ chủ yếu bao gồm lau chùi, dọn dẹp, sửa sang lại các phần mộ của tổ tiên, chuẩn bị nhang hương trầm hương dịu nhẹ an tĩnh gửi tâm đức của con cháu, đốt vàng mã cho ông bà, đặt hoa, gửi gắm tâm ý của người đang sống đến người đã khuất.

Nhiều người đi tảo mộ vào tết Thanh Minh

Nhiều người đi tảo mộ vào tết Thanh Minh (Nguồn: baobaclieu.vn)

1.3. Thanh Minh vào ngày bao nhiêu

Nhiều người không rõ Thanh Minh vào ngày bao nhiêu, thường thì lễ Thanh Minh đến sau ngày lập xuân 60 ngày, sau ngày đông chí 105 ngày. Ngày lập xuân năm 2022 rơi vào ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, do đó ngày này năm nay sẽ rơi vào ngày 5 tháng 4 (1 tháng 3 âm lịch) và kết thúc vào ngày 20 tháng 4.

2. Ý nghĩa của ngày Thanh Minh

Thanh Minh tuy không phải là một cái Tết lớn mà tất cả mọi người đều nhớ đến, nhưng lại gắn liền với tâm đức và bổn phận của con cháu trong gia đình của người Việt. Ý nghĩa ngày Thanh Minh là dịp để mọi người báo hiếu, trả ơn đáp nghĩa công ơn dưỡng dục sinh thành và tạo dựng của những người đã khuất. Đây là tiết khí thứ năm trong “nhị thập tứ khí”, thanh là khí trong, minh là sáng sủa, thường vào ngày này, trời sẽ trở nên mát mẻ và quang đãng nhất trong năm.

Thắp hương vào ngày tiết Thanh Minh là phong tục không thể bỏ qua

Thắp hương vào ngày tiết Thanh Minh là phong tục không thể bỏ qua (Nguồn: isorepublic.com)

3. Phong tục cúng Thanh Minh

Vào ngày tết Thanh Minh hàng năm, con cháu đi làm ăn xa nhà cũng thường tranh thủ dịp này để trở về sum họp cũng như để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Thông thường mọi người đều tổ chức các bữa ăn quây quần, làm lễ tảo mộ, thăm viếng phần mộ của ông bà tổ tiên. Phong tục cúng Thanh Minh chủ yếu là dọn sạch cỏ dại xung quanh và trùm lên mộ phần, đắp thêm đất cho phần mộ. Đặc biệt phải lau chùi bộ đỉnh lư hương thờ cúng tổ tiên trong nhà kỹ lưỡng và kiểm tra xem mộ có bị tổ mối xông hay đục khoét hay không, vì nếu có thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến phong thủy âm trạch. Đây cũng là dịp để con cháu tưởng nhớ lại những điều tốt đẹp về ông bà với tấm lòng thành kính. Song song đó, con cháu trong gia đình cần chú ý chuẩn bị lễ vật và mua sắm tủ thờ cúng mới, những đồ vật thờ cần thiết cho ngày lễ Thanh Minh.

Đốt vàng mã cho người đã khuất vào ngày Thanh Minh

Đốt vàng mã cho người đã khuất vào ngày Thanh Minh (Nguồn: phandinhdenhichi.blogspot.com)

4. Lễ Thanh Minh gồm những gì

Lễ Thanh Minh gồm 2 lễ cúng chủ yếu, một là ở ngoài mộ và một ở tại gia. Tại mộ ông bà, gia chủ sẽ dọn dẹp, sửa sang, sau đó tiến hành sắp mâm lễ gồm vàng mã, nhang đèn, trầu cau, các loại trái cây tươi thường dùng để cúng lễ, đồ ăn cúng. Sau đó thắp nhang, vái 3 vái để bày tỏ lòng thành và đọc bài khấn gửi lên ông bà tổ tiên. Khi hương đã được 2/3 mọi người có thể tạ lễ, xin lộc và ra về. Tương tự khi ở tại gia, gia chủ cũng cần lau dọn nhà cửa và bàn thờ tủ thờ gia tiên sạch sẽ. Chủ nhà cũng cần trang trí bàn thờ đẹp, bày mâm cỗ cúng gia tiên phù hợp theo hoàn cảnh không cần quá hoa lệ và phung phí, chủ yếu là tấm lòng thành kính. Trong khi làm lễ cần giữ thái độ trang nghiêm và bày tỏ sự hiếu kính.

Ngày Thanh Minh cũng là dịp để gia đình sum họp bên mâm cơm

Ngày Thanh Minh cũng là dịp để gia đình sum họp bên mâm cơm (Nguồn: vietnammoi.vn)

5. Kiêng kỵ trong ngày tết Thanh Minh

Vào dịp tết Thanh Minh không nên đi lại ở những nơi vắng vẻ, ít người để tránh gặp nguy hiểm, đặc biệt khi đi tảo mộ cần đi với một tấm lòng thành kính, không có tạp niệm, không dẫm lên mộ của người khác, tránh gặp xui xẻo. Không quay phim hay chụp ảnh ở mộ. Không dùng khăn bẩn khi dọn dẹp phần mộ. Người yếu bóng vía khi trở về nên bước qua lửa để tránh điều xấu. Vào dịp này cũng không nên tổ chức tiệc hỷ hay vui chơi, không nên mặc quần áo sặc sỡ mà chỉ nên mặc đồ đơn giản, tối màu.

Không nên mặc áo quần sặc sỡ vào tiết Thanh Minh

Không nên mặc áo quần sặc sỡ vào tiết Thanh Minh (Nguồn: vietnammoi.vn)

Trên đây là những chia sẻ của Blog Adayroi về những thông tin hữu ích xoay quanh lễ Thanh Minh. Khi ngày Tết Thanh Minh năm 2022 đang đến gần, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có những sự chuẩn bị tốt nhất cho dịp lễ quan trọng và ý nghĩa năm nay. Tìm mua đồ thờ cúng cho ngày lễ Thanh Minh sắp đến tại Adayroi với nhiều mẫu mã và đảm bảo chất lượng.