Du lịch thành phố Hồ Chí Minh phát triển vượt bậc trong 6 tháng đầu năm 2023

Sự phục hồi và phát triển của du lịch sau đại dịch Covid-19, cùng với sự nổ lực và quyết tâm. Ngành công nghiệp không khói đã và đang gặt hái được nhiều thành công trong 6 tháng đầu năm 2023 và tiếp tục được kỳ vọng trong sự phát triển bền vững, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của thành phố mang tên Bác và đất nước.

Du khách tham quan bưu điện thành phố (quận 1)

Du khách tham quan bưu điện thành phố (quận 1)

Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn, đa dạng trong các hình thức du lịch. Sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế du lịch này chính là nhờ sự thuận lợi về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông đang phát triển và dần hoàn thiện, đa dạng trong các dịch vụ du lịch, nguồn di sản văn hóa phong phú, sự đa dạng trong ẩm thực đường phố,… đã giúp thành phố Hồ Chí Minh chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp không khói này và thu hút một số lượng lớn khách du lịch quốc tế.

Doanh thu “khủng” trong 6 tháng đầu năm

Tận dụng được những thế mạnh và tiềm năng phát triển kinh tế của mình. Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực thực hiện các hoạt động liên kế, mở rộng và phát triển du lịch nôi địa giữa thành phố và các tỉnh thành khác trong cả nước. Từ đó tạo ra một làn sóng mới cho sự phát triển của du lịch đồng thời thu hút được số lượng lớn khách du lịch đến với thành phố.

Theo số liệu thống kê của sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã thông tin, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, số lượng khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh đã đạt gần 1.941267 lượt, tăng 306% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 38,8% so với kế hoạch năm 2023.

Khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt gần 16.415.438 lượt, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 46,9% so với kế hoạch năm 2023. Tổng thu của du lịch 6 tháng đầu năm 2023 ước tính đạt khoảng 0.833 tỷ đồng, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 50,5% so với kế hoạch năm 2023. Với những số liệu trên có thể thấy thành phố Hồ Chí Minh đang là địa phương có doanh thu dẫn đầu cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023.

Chợ Bến Thành (quận 1) biểu tượng nổi bật của du lịch thành phố

Chợ Bến Thành (quận 1) biểu tượng nổi bật của du lịch thành phố

Không chỉ đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, trong 6 tháng đầu năm thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đón tiếp hơn 1000 khách quốc tế từ các nước lớn như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapere, Trung Quốc… bằng hình thức du lịch MICE (du lịch kết hợp với tổ chức sự kiện, hội thảo, khen thưởng,…).

Đặc biệt trong hai ngày 29-30/4 thành phố đã đón tiếp hơn 50 đoàn, gần 1500 du khách quốc tế và trong nước bằng hình thức gắn kết khai thác giá trị văn hóa mà thí điểm là tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia trụ sở Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do sở Du lịch phối hợp các sở ban ngành thực hiện.

Có thể thấy mặc dù không phải là tháng cao điểm du lịch nhưng trong 6 tháng đầu năm 2023 thành phố Chí Minh đã có những bước tiến phát triển không ngừng trong lĩnh vực công nghiệp không khói này.

Sự đa dạng các hình thức du lịch

Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang khai thác được nhiều loại hình du lịch, thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế và nước ngoài. Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã kết hợp với các quận, huyện và các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng hóa hình thức du lịch đó là điểm nhấn của chiến lược du lịch thành phố. Phát huy các nguồn lực sẵn có tại địa phương, mỗi quận, huyện có tung ra một chương trình du lịch riêng cho mình từ đó làm đa dạng hóa hình thức cho ngành du lịch thành phố.

“Quận 4 – Cù lao giữa lòng thành phố” là một trong những dấu ấn nỗi bậc cùng với du lịch sinh thái độc đáo Thiềng Liềng (huyện Cần Giờ) đã trở thành điểm đến thu hút số lượng lớn khách du lịch. “Hành trình các di tích văn hóa” của quận 1 và “Quận 8 – Vùng đất của những câu chuyện” cũng đang là trọng tâm của du lịch thành phố. Bên cạnh đó ngành du lịch thành phố cũng đã kết hợp nhiều sản phẩm du lịch thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, tôn giáo thông qua các tour du lịch tâm linh tham quan những ngôi chùa cổ như chùa Giác Lâm (Tân Bình), chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), chùa Ngọc Hoàng (quận 1), các di tích khảo cổ như: Lò gốm Hưng Lợi (quận 8), di tích mộ Chum Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt (huyện Cần Giờ),…

Du khách có nhiều sản phẩm, trải nghiệm du lịch đầy thú vị

Để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm ngày càng cao của du khách, các doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng đã tổ chức nhiều chương trình du lịch mang tính chất lịch sử như tham các công trình kiến trúc Pháp cổ nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất, bưu điện thành phố,… và hệ thống các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh. Du lịch MICE, du lịch đêm, du lịch trên đường thủy và tham quan những ngôi chợ nổi bậc của thành phố như: Chợ Bến Thành (quận 1), chợ Bình Tây (quận 6),… là điểm khởi xướng cho chiến lược du lịch thành phố hiện tại và tương lai. Cùng với đó là sự kết hợp các sự kiện, chương trình văn hóa du lịch, các ngày hội du lịch như: Lễ hội sông nước thành phố Hồ Chí Minh, hội chợ du lịch quốc tế ITB-Berlin, lễ hội âm nhạc quốc tế Hò dô (HOZO Metaverse), lễ hội áo dài, ngày hội khinh khi cầu tại phố đi bộ (quận 1) và công viên khu vực cầu Thủ Thiêm 2 (Tp. Thủ Đức) cũng đã tạo được điểm nhấn và đầy tính hiếu kì cho du khách.

Với sự nổ lực không ngừng đó, ngành công nghiệp không khói cho thấy dấu hiệu đáng mừng sau hai năm phục hồi. Mặc dù trong bối cảnh các ngành kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khó khăn nhưng du lịch vẫn đã và đang là một ngành có lợi thế thu hút du khách và kích cầu tiêu dùng. Từ đó, việc tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng là nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thành phố.

Nội dung: Cẩm Tiên, Phương Nghi, Kiều Uyên

Trình bày: Xuân Vương, Mai Hoa