Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho chuẩn: Ngày giờ, Bài cúng, Mâm cỗ


Mặc dù cúng rằm tháng 7 là một phong tục có từ rất lâu đời. Xong việc cúng rằm tháng 7 như thế nào đúng nghi lễ, cúng giờ nào, ngày nào cho phù hợp thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy nên những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có góc nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

1. Cúng rằm tháng 7 như thế nào sao cho đúng?

1.1. Cúng rằm tháng 7 ngày nào tốt?

Cúng rằm tháng 7 là một phong tục cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt. Vậy nên hàng năm cứ đến rằm tháng 7 nhà nhà lại chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên, thần linh cũng như chúng sinh. Thông thường, lễ cúng rằm tháng 7 sẽ được thực hiện từ ngày 10/07 âm lịch đến trước 12h đêm ngày 14/07 âm lịch.

Mọi người tin rằng nếu cúng đúng ngày thì tổ tiên sẽ nhận lễ cúng của con cháu. Tuy nhiên, do bận bịu công việc hay nhiều lý do khác mà âm binh, vong hồn vất vưởng sẽ nhận hết lễ nếu không cúng đúng giờ như vậy tổ tiên có thể sẽ không được nhận. Do vậy nhiều gia đình sẽ cúng đúng ngày rằm là 15/07 âm lịch.

Tùy vào lễ cúng để lựa chọn giờ cúng thích hợp

Tùy vào lễ cúng để lựa chọn giờ cúng thích hợp (Nguồn: baomoi.com)

1.2. Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào?

Bên việc chọn ngày, giờ cúng rằm cũng là vấn đề rất quan trọng được mọi người quan tâm. Tùy vào mâm cúng mà giờ cúng cũng nên được lựa chọn cho phù hợp. Đối với mâm cúng chúng sinh nên cúng vào tầm 6h đến 7h tối.

Theo quan niệm dân gian, những vong hồn được thả từ địa ngục ra rất yếu, vì vậy nếu cúng sớm hơn, ánh sáng ban ngày sẽ khiến vong hồn không thích ứng được. Đối với cúng tổ tiên thần linh nên cúng tầm giờ trưa, khoảng 11h đến 12h để tổ tiên có thể nhận lễ cúng của con cháu tốt hơn. Một điều lưu ý đó là tất cả các lễ cúng phải diễn ra vào trước 12h đêm.

1.3. Cúng rằm tháng 7 vào buổi nào?

Để biết được cúng rằm tháng 7 như thế nào cho phù hợp thì một vấn đề nữa đó là nên cúng buổi sáng, trưa hay tối cũng khá quan trọng. Theo quan niệm của người xưa, đối với mâm cúng chúng sinh nên cúng vào buổi chiều tối. Còn đối với mâm cúng tổ tiên và thần linh nên cúng vào ban ngày, tốt nhất là vào buổi trưa.

2. Hướng dẫn cúng rằm tháng 7

Trong hướng dẫn việc cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng, mọi người cũng không nên bỏ qua địa điểm cúng. Nhiều người lựa chọn cúng trong nhà nhưng cũng có người lại cúng ngoài trời.

2.1. Cách cúng rằm tháng 7 trong nhà

Nếu lựa chọn địa điểm cúng là trong nhà thì việc cúng rằm tháng 7 như thế nào là phù hợp và đúng nhất. Thông thường việc cúng trong nhà thường được áp dụng cho mâm cúng thần linh và gia tiên. Một số gia đình sẽ kết hợp cúng Phật luôn. Trước tiên là vấn đề chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 trong nhà.

Đối với cúng Phật thì chúng ta nên chuẩn bị mâm cỗ chay hay đơn giản hơn là mâm ngũ quả bày trí cùng các trái cây tươi ngon, sạch cùng bánh kẹo. Còn mâm cúng tổ tiên và thần linh sẽ là mâm cúng mặn. Vì là ngày lễ quan trọng nên chúng ta nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Ngoài ra mâm cúng rằm tháng 7 tại nhà nên chuẩn bị các loại hoa tươi hoặc các vật dụng thờ cúng thường sử dụng cho người cõi Âm như tiền vàng, quần áo,…Trên bàn thờ, mâm lễ cúng Phật sẽ được đặt ở nơi cao nhất, tiếp theo là mâm cúng thần linh và gia tiên. Bên cạnh đó, những bài văn khấn cúng rằm tháng 7 chắc chắn không thể thiếu trong buổi cúng rằm tháng 7. Tham khảo thêm cách chuẩn bị mâm cỗ rằm tháng giêng để có sự chuẩn bị đầy đủ tương tự.

Cúng rằm như thế nào cho đúng rất quan trọng

Cúng rằm như thế nào cho đúng rất quan trọng (Nguồn: truongtoc.com.vn)

2.2. Cách cúng rằm tháng 7 ngoài trời

Việc cúng rằm tháng 7 ngoài trời thường được áp dụng với lễ cúng chúng sinh. Mâm cúng có thể được đặt ở ngoài sân hoặc ngay trước cửa chính của ngôi nhà. Lễ vật cúng chúng sinh thường bao gồm các loại trái cây, các loại tiền vàng mã và quần áo dành cho người cõi âm.

Bên cạnh đó, các loại ngô, khoai, sắn được luộc và cắt thành từng khoanh nhỏ. Trên mâm cúng cũng nên chuẩn bị cả gạo và cháo trắng. Khi rải tiền vàng trên mâm đều 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng cắm 3-5-7 cây hương, bên cạnh đó là một số loại nhang, trầm phù hợp cho cúng bái.

Bài cúng rằm tháng 7 ngoài trời là đọc bài khấn nôm thể hiện tâm nguyện và trải lòng thương cảm với các vong hồn, mong họ được giải thoát.

Cách cúng rằm tháng 7 như thế nào đúng và phù hợp rất quan trọng. Bởi theo nhiều quan niệm, việc cúng sai có thể dẫn đến việc rước các vong hồn vào nhà, không tốt cho gia chủ.

Vậy nên, chúng ta nên ghi nhớ các thông tin về ngày, giờ, cách cúng rằm trên đây để có một ngày rằm ý nghĩa nhất. Nhằm hỗ trợ thuận tiện hơn, bạn nên đặt online đồ thờ cúng chất lượng, phù hợp tại Adayroi để tiết kiệm thời gian hơn, chuẩn bị mâm cỗ thật đủ đầy, trọn vẹn cho ngày rằm sắp tới.

8 những suy nghĩ trên “Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho chuẩn: Ngày giờ, Bài cúng, Mâm cỗ

  1. Thanh Hằng nói:

    Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả cho rằng nên đốt nhiều vàng mã trong lễ cúng. Việc đốt quá nhiều vàng mã không chỉ gây lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường

  2. Mai Phương nói:

    Tôi thấy bài viết thiếu thông tin về việc chuẩn bị mâm cỗ. Đối với những người không quen với phong tục này thì sẽ khó biết được nên chuẩn bị những gì

  3. Minh Tuấn nói:

    Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về cách cúng rằm tháng 7. Tôi rất cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ kiến thức bổ ích này

  4. Hồng Nhung nói:

    Bài viết thật chi tiết, nhưng tôi vẫn thấy hơi khó hiểu. Có lẽ tôi sẽ phải nhờ người lớn trong nhà hướng dẫn thêm

  5. Hoàng Long nói:

    Ngoài những thông tin đã nêu, tôi xin bổ sung thêm rằng thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất là vào lúc hoàng hôn, khi mặt trời lặn

  6. Thu Phương nói:

    Hôm qua tôi mới cúng rằm tháng 7 xong theo hướng dẫn trong bài viết này. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ và tôi cảm thấy rất an tâm

  7. Trọng Hiếu nói:

    Cúng rằm tháng 7 mà không có món chè đậu đen thì còn gì là cúng rằm nữa. Sao tác giả lại quên món này nhỉ?

  8. Tùng Lâm nói:

    Hay quá, đọc xong bài này là tôi biết ngay cách cúng rằm tháng 7 rồi. Cảm ơn tác giả nhiều nhé!

Bình luận đã được đóng lại.