Chính sách nhập cư mới của Mỹ “tạm dừng định cư Mỹ 2020” vì Covid-19

Năm 2022 là một năm của những chính sách nhập cư mới của Mỹ dưới quyền của tổng thống Donald Trump. Như các bạn đã từng nghe qua các dự luật nào là luật bảo lãnh cha mẹ không còn áp dụng, sinh con tại Mỹ sẽ bị bác bỏ quốc tịch Mỹ hay áp dụng luật “Gánh nặng xã hội” trong chính sách nhập cư mới của Mỹ năm 2022 thì tất cả những điều đó đến thời điểm hiện tại không còn ở mức độ tin đồn nữa. Và mới đây là quyết định tạm dừng nhập cư Mỹ vì dịch bệnh Covid-19 được Tổng thống Donald Trump ảnh hưởng hầu hết đến các người nước ngoài đang lao động tại nước này (bao gồm người Việt). Hãy cùng tìm hiểu những điều này để bạn rõ hơn cho việc nhập cư của mình nhé!

Nội dung chính

1. Tin tức mới nhất về sắc lệnh nhập cư ký ngày 22/06/2020

Sắc lệnh cấm nhập cư Mỹ từ đầu năm 2022 cho đến nay

  • 18/03/2020 Sở di trú Mỹ (USCIS) thông báo tạm ngưng các dịch vụ gặp trực tiếp như lăn tay, phỏng vấn thẻ xanh Mỹ, tuyên thệ cho tất cả các văn phòng của USCIS.
  • 19/03/2020 Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP.HCM hủy toàn bộ lịch hẹn phỏng vấn không định cư và cả định cư của tất cả đương đơn các diện.
  • 22/04/2020 Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh tạm ngưng cấp visa cho một số diện định cư Mỹ đoàn tụ trong thời gian 60 ngày.
  • 18/06/2020 Tổng Lãnh Sự Quán thông báo bước đầu trở lại xử lý hồ sơ thị thực định cư và cho phép bốn diện IR1, IR2, CR1 và CR2 được đặt hẹn phỏng vấn trở lại từ 29/06/2020
  • 22/06/2020 sắc lệnh tạm ngưng cấp visa của tổng thống Trump được ban hành có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020.

Sắc lệnh nhập cư mới của Mỹ ảnh hưởng đến ai?

Với tình hình dịch bệnh Covid phức tạp Tổng Thống Trump ngày 22/06/2020 đã quyết định ký một sắc lệnh tiếp theo không chỉ dừng lại ở việc tạm ngưng cấp visa mà còn hướng tới mục đích quan trọng hơn là ngưng xét duyệt cho các hồ sơ lao động của người ngoại quốc tại Mỹ như H-1B, J-1 và L-1. Theo đó sắc lệnh này sẽ gia hạn thêm cho sắc lệnh 10014 được TT Trump ký ngày 22/04/2020 có hiệu lực đế hết ngày 31/12/2020.

Ai đã và đang nằm trong các diện này cần nắm rõ các thông tin dưới đây để xem mình bị ảnh hưởng không nhé:

  • Các diện bị ảnh hưởng bao gồm: IR5, F1, F2A, F2B, F3, F4 và K-1.
  • Các diện không bị ảnh hưởng gồm: IR1, IR2, CR1, CR2 và EB-5.
  • Tạm ngưng cấp visa cho các diện lao động như H1B, H2B, L và những đương đơn ăn theo của các diện này (như vợ/chồng và con cái độc thân dưới 21 tuổi).
  • Tạm ngưng cấp visa cho diện trao đổi văn hóa J-1 và đương đơn ăn theo diện này (vợ/chồng và con cái độc thân không quá 21 tuổi).

Lưu ý: Mặc dù Visa K-1 sau khi qua Mỹ sẽ được chuyển diện xin thẻ xanh nhưng sẽ không bị ảnh hưởng với sắc lệnh nhập cư mới của Mỹ vì đây không phải là visa định cư. Và sắc lệnh này không tác động đến quá trình nộp hồ sơ bảo lãnh với USCIS nhé cũng như quá trình hoàn tất 6 bước với NVC (Trung tâm chiếu kháng quốc gia).

Những câu hỏi thường gặp sau khi sắc lệnh nhập cư mới ban hành

Sau khi sắc lệnh này được ban hành ước tính năm 2022 chỉ bằng một nửa visa định cư được Hoa Kỳ cấp ra so với năm 2022 là 460.000 (tức sẽ còn đâu đó khoảng 200.000 – 230.000 visa định cư Mỹ trong năm nay). Vấn đề đó chưa thực sự làm hoang mang người định cư mà các vấn đề khác sẽ mới là bài toán cần được giải quyết như:

  • Lượng hồ sơ tồn đọng trong thời gian từ giờ đến hết năm 2022 sẽ được giải quyết ra sao?
  • Sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020 tới đây nếu Tổng Thống Donald Trump không tiếp tục nhiệm kỳ tiếp theo thì sắc lệnh này sẽ như thế nào?
  • Sau khi Sở Di Trú thông báo ngưng cấp thẻ đi làm (EAD Card) cho những đương đơn đang nộp đơn xin tị nạn trong thời gian chờ tại Mỹ sẽ phải giải quyết như thế nào?
  • Hoặc đơn giản những người đang nắm giữ visa trong danh sách ngưng cấp họ sắp đến lúc phải gia hạn thì sẽ như thế nào với sắc lệnh này?
  • Và còn rất rất nhiều câu hỏi khác,…

Mọi người phải thực sự bình tĩnh với các vấn đề này, bởi chính quyền tổng thống Trump đang nỗ lực để dành tất cả cơ hội, ưu tiên việc làm trên đất Mỹ cho công dân và thường trú nhân Mỹ.

Tuy nhiên có một tin đáng mừng dành cho những người sắp phỏng vấn thi quốc tịch sắp tới. Cụ thể, việc phỏng vấn thẻ xanh (chuyển diện I-485) của các văn phòng Sở Di Trú địa phương đang được giới hạn và chậm lại, thay vào đó là ưu tiên cho các hoạt động khác như phỏng vấn thi quốc tịch và tuyên thệ.

2. Tin tức về sắc lệnh nhập cư ký kết ngày 22/04/2020

Trump đình chỉ nhập cư vào Mỹ 22/04/2020

Hay nói cách khác tổng thống Donald Trump sẽ tuyên bố tạm dừng nhập cư vào Mỹ để ứng phó với Covid-19 và sẽ thi hành ngay sau khi Trump đặt bút ký sắc lệnh này. Giải thích cho điều này tổng thống Trump cho biết ông thực sự rất khó khăn khi đưa ra quyết định này vì tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp cộng với bảo vệ việc làm cho lao động nước này.

Tổng thống Donald Trump đăng tải về việc đình chỉ nhập cư Mỹ 2022 vì dịch bệnh Covid-19
Tổng thống Donald Trump đăng tải trênTwitter về việc đình chỉ nhập cư Mỹ 2022 vì dịch bệnh Covid-19

Thông tin này đã được xác thực hoàn toàn chính xác trên tài khoản Twitter của Trump tuyên bố vào tối 20/4/2020. Tạm dịch “Trước sự tấn công của kẻ thù vô hình, cũng như điều cần thiết phải bảo vệ việc làm cho những công dân Mỹ ưu tú của chúng ta, tôi sẽ ký 1 sắc lệnh hành pháp để tạm đình chỉ việc nhập cư Mỹ”.

Thực tế là đang có hàng triệu người Mỹ rơi vào tình cảnh thất nghiệp và con số này ngày càng tăng lên sau khi các công ty gặp khó khăn, bắt buộc phải sa thải nhân viên do theo lệnh phong tỏa để ngăn chặn Covid-19. Một lần nữa nhấn mạnh biện pháp tạm dừng nhập cư Mỹ của Tổng thống Trump là để bảo vệ lực lượng lao động Mỹ.

Tuy nhiên, những dòng đăng trên Twitter của Tổng thống Trump không nêu rõ thời điểm áp dụng cũng như cơ sở pháp lý của nó. Hiện Nhà Trắng cũng từ chối cung cấp thêm chi tiết lý do đằng sau quyết định của Tổng thống.

Chính sách tạm dừng nhập cư Mỹ là có chủ đích?

Giữa tháng 3/2020, chính quyền nước này đã dừng mọi thủ tục cấp visa thông thường cho người nhập cư lẫn không phải người nhập cư tại hầu hết các nước trên toàn thế giới để phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang ngày phức tạp.

Theo New York Times dẫn ý kiến của một số nhà hoạt động bảo vệ người nhập cư cáo buộc Tổng thống Donald Trump cùng các cố vấn của mình đã lợi dụng đại dịch toàn cầu để triển khai những chính sách nhập cư cứng rắn của họ. Cùng với đó là động thái của Trump nhanh chóng thu hút chỉ trích từ phe Dân chủ “Ông dừng hoạt động nhập cư, ông nói rằng quốc gia của chúng ta đã suy yếu kinh tế. Một động thái ngu ngốc”, cựu ứng viên tổng thống Julian Castro bình luận trên Twitter.

Cựu ứng viên tổng thống Julian Castro
Cựu ứng viên tổng thống Julian Castro

Điều này cũng có thể đúng bởi năm 2016 sau khi Trump đắc cử vào Nhà Trắng với lời hứa sẽ hạn chế nhập cư bằng cách xây dựng 1 bức tường ở biên giới Mỹ với Mexico. Trong 3 năm đầu ông và các cố vấn đã cố gắng siết chặt cả những người nhập cư bất hợp pháp và hợp pháp vào Mỹ. Với động thái trên, Trump gần như thành công với việc hạn chế nhập cư giữa lúc nước này trải qua cuộc khủng hoảng về kinh tế và sức khỏe do Covid-19.

Nhiều ý kiến ủng hộ việc Trump đình chỉ nhập cư Mỹ

Bên cạnh những chỉ trích từ phe Dân chủ, chính sách tạm dừng nhập cư Mỹ của Tổng thống Trump cũng nhận được nhiều sự ủng hộ trong đó nổi bật nhất là Thomas Homan, cựu quyền giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE).

Thomas Homan phát biểu ủng hộ quyết định tạm dừng nhập cư Mỹ của Tổng thống Doanld Trump
Thomas Homan phát biểu ủng hộ quyết định tạm dừng nhập cư Mỹ của Tổng thống Doanld Trump

Ông cho rằng, đây là hành động bảo vệ cơ hội cho lực lượng lao động Hoa Kỳ giữa đại dịch “Đó là vấn đề về đại dịch và giữ cho quốc gia chúng ta an toàn hơn trong khi bảo vệ cơ hội cho những người Mỹ thất nghiệp chứ không hẳn là vấn đề nhập cư”, ông Homan nói.

Tình hình nước Mỹ khủng hoảng khiến Tổng thống Trump tạm dừng nhập cư

Mỹ hiện đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với 2,447,441 ca nhiễm trong đó 123,934 ca tử vong. Nền kinh tế Mỹ gần như đình trệ vì đại dịch, có hàng chục triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào những tháng qua.

Nhiều bang ở Mỹ đang áp dụng các lệnh phong tỏa ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người dân ở một số bang đã xuống đường biểu tình đòi mở cửa, bất chấp quy định cách biệt cộng đồng vì đã chán nản khi phải ở trong nhà, cho rằng lệnh phong tỏa là vi phạm quyền tự do cá nhân, khiến họ mất việc. Trump khuyến khích các bang nới lỏng biện pháp hạn chế dịch lan rộng khi cảm thấy điều đó an toàn.

Hình ảnh người dân biểu tình đòi tự do, cho phép kinh doanh trở lại tại một số Bang của Mỹ

Do Covid-19 mà hầu như các hoạt động nhập cư ở Mỹ hầu như cũng đang tạm ngưng, các văn phòng cấp visa phần lớn đóng cửa và các buổi lễ trao quyền công dân cũng không được tổ chức,.. Trump tuần trước cho rằng Mỹ đã trải qua đỉnh dịch và khuyến khích các tiểu bang nên tải mở của nền kinh tế.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hồi cuối tháng 3/2020 cho biết nước Mỹ sẵn sàng làm việc với những trường hợp được xác định là đủ điều kiện được cấp visa, trong đó có visa dành cho các chuyên gia y tế. Các phái đoàn Mỹ vẫn tiếp tục cấp visa khẩn cấp.

TT Trump ký lệnh tạm ngưng cấp một số loại thẻ xanh

Theo Washington, DC (NV) – Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có động thái đầu tiên vào hôm thứ 4 ngày 22/4/2020. Cụ thể ông đã ký lệnh tạm ngưng 1 số loại thẻ xanh (thường gọi là thẻ thường trú nhân) với lý do dịch Covid-19, theo AP.

Với những người ủng hộ lẫn chống chính sách nhập cư Mỹ của Tổng thống Trump đều cho rằng đây là biện pháp mang tính chính trị nhiều hơn là bảo vệ việc làm cho người dân Mỹ trong khi kinh tế kiệt quệ vì đại dịch.

Tổng thống Trump ký lệnh ngừng cấp thẻ xanh trước khi dự họp báo hàng ngày tại Tòa Bạch Ốc về tình hình dịch Covid-19 ở Mỹ ngày 22/4/2020.
Tổng thống Trump ký lệnh ngừng cấp thẻ xanh trước khi dự họp báo hàng ngày tại Tòa Bạch Ốc về tình hình dịch Covid-19 ở Mỹ ngày 22/4/2020.

Đối tượng nào được miễn trừ với lệnh này?

Ông Trump vẫn xem lệnh này như một biện pháp toàn diện tạm ngưng nhận người nhập cư vào Mỹ và có hiệu lực đến hết ngày 22/06/2020 kể từ khi đặt bút ký lệnh. Và lệnh này được miễn trừ đối với các trường hợp đặc biệt như:

  • Những người đang có mặt tại nước Mỹ (ví dụ diện du lịch kết hôn)
  • Người đang có ý định vào nước Mỹ để làm bác sĩ, y tá
  • Vợ/chồng và con (dưới 21 tuổi, chưa kết hôn) của công dân Mỹ
  • Thành viên lực lượng vũ trang
  • Nhà đầu tư EB-5 (đầu tư lấy thẻ xanh) hoặc người xin visa NIW (niễn trừ vì lợi ích quốc gia)
  • Những người đến Mỹ với lý do liên quan đến hành pháp hay an ninh quốc gia
  • Con nuôi diện IR-4 (được nhận nuôi ở Mỹ) hay visa IH-4 (con nuôi ở nước ngoài)
  • Quân nhân Mỹ cùng vợ/chồng và con
  • Visa đặc biệt dành cho những công dân Iraq và Afghanistan làm việc cho chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên Tổng thống Trump lại không nhắc đến hàng trăm ngàn visa lao động ngắn hạn mà Mỹ cấp mỗi năm.  “Lệnh này bảo đảm người Mỹ thất nghiệp thuộc mọi trình độ sẽ được ưu tiên kiếm việc làm khi nền kinh tế của chúng ta mở cửa lại,” ông nói thêm.

Những câu hỏi thường gặp của người Việt ở Mỹ sau khi lệnh nhập cư của Trump ban hành

Sau khi sắc lệnh đình chỉ một phần hoạt động nhập cư Mỹ được Tổng thống Donald Trump ký thông qua tối ngày 22/4 bao hàm những người đang ở ngoài nước Mỹ và nộp đơn xin thẻ xanh hay còn gọi là tư cách thường trú nhân. Không ít người hoang mang về tính trạng nhập cư của mình liệu có ảnh hưởng hay không, sau đây blog ditrumy sẽ giải đáp những câu hỏi được lặp đi lặp lại nhiều nhất những ngày qua.

Tôi sang Mỹ từ tháng 3/2019 và nộp hồ sơ xin cấp thẻ xanh từ tháng 7, theo diện du lịch kết hôn. Vậy có nằm trong diện áp dụng của lệnh đình chỉ nhập cư của Mỹ không?

Là câu hỏi của chị P.T.H hiện đang sống ở thành phố Springfield, bang Virginia, chia sẻ với Luật sư di trú Mỹ. Xin được giải đáp như sau, tính đến nay thì chị đã chờ gần một năm để lấy được thẻ xanh nhưng vì sắc lệnh mới của Trump nên đã gây chậm trễ cho chị. Và như đã nêu trên Sắc lệnh này cũng không bao hàm những người như chị tức người có vợ/chồng là công dân Mỹ nên chị không cần phải lo lắng về điều này.

Chị P.T.H đứng trước bảng thông báo đóng cửa do Covid-19 của văn phòng Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) ở Springfield, Virginia hôm 3/3.
Chị P.T.H đứng trước bảng thông báo đóng cửa do Covid-19 của văn phòng Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) ở Springfield, Virginia hôm 3/3.

Cung cấp thêm một thông tin cho chị là thông thường việc cấp thẻ xanh diện du lịch kết hôn phải chờ khoảng từ 6-12 tháng tùy vào từng tiểu bang, như đối với bang Virginia sẽ là khoảng 9-12 tháng. Nhưng vì đợt này quy trình xử lý sẽ chậm hơn vì Sở di trú và Nhập tịch (USCIS) đã đóng cửa phòng dịch Covid-19 nên chị chưa thấy cuộc phỏng vấn chưa diễn ra là chuyện bình thường nhé.

Tôi sang Mỹ theo diện kết hôn được 2 tháng, tôi hiện đang ở thành phố Las Vegas, tiểu bang Nevada. Tôi vừa nộp hồ sơ xin thẻ xanh trong tuần này thì nhận được thông tin về sắc lệnh đình chỉ nhập cư. Vậy tôi có ảnh hưởng gì không?

Tương tự như trên, đối với những người đã kết hôn với công dân Mỹ và được bảo lãnh sang Mỹ như bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì với sắc lệnh “tạm dừng nhập cư Mỹ 2022” của Tổng thống Donald Trump.

Nhưng bạn phải lưu ý hồ sơ xin thẻ xanh sẽ có 1 tờ khai liệt kê toàn bộ tài sản (của người được bảo lãnh và người bảo lãnh), bảo hiểm, các loại bằng cấp của người được bảo lãnh,.. Mục đích của tờ khai này chính là chứng minh người được bảo lãnh không phải là gánh nặng xã hội Mỹ tức đối tượng nhận trợ cấp của chính phủ, có thể tự tìm kiếm việc làm.

Lời khuyên từ Luật sư: Trong thời gian chờ đợi dịch bệnh qua đi và được cấp thẻ, bạn nên tranh thủ trau dồi thêm vốn tiếng Anh và học tài liệu thi bằng lái xe ở Mỹ để tự tin xin việc làm.

Tôi được công ty điều sang thành phố Houston, bang Texas làm việc một năm rưỡi và đang bắt đầu xin thẻ xanh ngày 18/4/2020. Vậy hồ sơ xin thẻ xanh của tôi có bị ảnh hưởng gì sau khi sắc lệnh mới được ban hành không?

Thực ra chỉ những người nào đang ở nước ngoài và thời gian này xin nhập cư Mỹ mới bị ảnh hưởng, ngược lại với những người đang ở Mỹ xin chuyển diện nhập cư sẽ không ảnh hưởng gì cả. Và thông thường công ty nơi bạn đang làm việc sẽ cập nhật thông tin và cho hay hồ sơ xin thẻ xanh của bạn có được xử lý như bình thường hay không nhé. Bạn nên chủ động liên hệ với công ty của mình.

Lưu ý: Để được cấp visa làm việc tại Mỹ, bạn phải là nhân viên lâu năm ở công ty đó và công ty phải có trụ sở chính tại nước Mỹ. Kèm với công ty phải xác nhận rằng bạn là nhân viên không thể thay thế cho vị trí này và cần phải sang Mỹ để làm việc.

Chính sách nhập cư mới của Mỹ năm 2022 gây ảnh hưởng như thế nào?

Kế hoạch siết chặt việc nhập cư Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến người Việt di trú Mỹ mà còn với cả nhiều nước khác trên thế giới. Khi mà điều kiện nhập cư Mỹ trước kia đã gần như loại bỏ hoàn toàn mà thay vào đó là những cách tính điểm xem liệu đương đơn có đủ tiêu chuẩn để được đặt chấn đến siêu cường quốc này hay không.

Tổng Thống Donald Trump chính thức thực thi chính sách nhập cư mới của Mỹ và những điều kiện định cư tại Mỹ trong năm 2022
Tổng Thống Donald Trump chính thức thực thi chính sách nhập cư mới của Mỹ và những điều kiện định cư tại Mỹ trong năm 2022

Chưa kể có hàng trăm hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện thân nhân đã phải bỏ cuộc khi mà thời gian xét duyệt quá dài, yêu cầu đòi hỏi quá gắt gao, yêu cầu bổ sung hồ sơ đối với một số đương đơn cực kỳ khó. Những chính sách nhập cư mới “không khoan nhượng” này của  chính phủ Mỹ áp dụng chỉ nhằm mục đích là thắt chặt và hạn chế lượng người nhập cư Mỹ trong năm 2022.

Hình ảnh người định cư vào Mỹ qua cửa khẩu phi trường LAX California sau khi chính sách nhập cư mới của Mỹ 2022 được ban hành
Hình ảnh người định cư vào Mỹ qua cửa khẩu phi trường LAX California sau khi chính sách nhập cư mới của Mỹ 2022 được ban hành

Thống kê đầu năm 2022 chính phủ nước này đã gửi lệnh trục xuất khoảng 7.000 người gốc Việt vì không phải là công dân Mỹ. Một trong số đó là nhập cư Mỹ bất hợp pháp và đặc biệt là những người trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ. Quả nhiên luật gánh nặng cho xã hội Mỹ đã được áp dụng vào năm 2022 chứ không phải chỉ dừng ở dự luật.

3. Tin tức về luật gánh nặng xã hội Mỹ (ban hành cuối năm 2022)

Đây là một trong những chính sách định cư Mỹ mà chính phủ nước này bắt đầu thực thi trong năm 2022. Vậy để không phải đối mặt với điều đó những người đang định cư tại Mỹ hoặc đang có ý định nhập cư nước này nên nắm rõ những điều sau đây.

“Gánh nặng xã hội” bắt đầu được áp dụng

Ngày 27/01/2020 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện cho phép chính quyền Tổng Thống Donald Trump bắt đầu thực thi chính sách nhập cư mới của Mỹ 2022 với việc hạn chế người nhập cư nếu họ có có thể trở thành “gánh nặng xã hội” (public charge).

Sau đó, các quy định về “gánh nặng xã hội” này đã được Sở Di TRú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) chính thức áp dụng kể từ ngày 24/2/2020 trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, ngoại trừ tiểu bang Illinois.

Những người đã có thẻ xanh, là thường trú nhân tại Hoa Kỳ, cho dù có hưởng các trợ cấp xã hội như WIC, SNAP, SSI, Food Stamps đều không bị ảnh hưởng tới việc gia hạn thẻ xanh hay thi quốc tịch.
Những người đã có thẻ xanh, là thường trú nhân tại Hoa Kỳ, cho dù có hưởng các trợ cấp xã hội như WIC, SNAP, SSI, Food Stamps đều không bị ảnh hưởng tới việc gia hạn thẻ xanh hay thi quốc tịch Mỹ.

Việc cơ quan di trú Mỹ USCIS thực thi các quy định về “gánh nặng xã hội” này đồng nghĩa với việc thay đổi một số điều kiện định cư Mỹ 2022. Theo đó đã ít nhiều gây hoang mang trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, đặc biệt là những người đang và sắp nộp hồ sơ nhập cư Mỹ.

Hiện tại, chỉ vì sợ sẽ gặp rắc rối khi làm hồ sơ xin chuyển diện di trú hay hồ sơ xin thẻ xanh  có rất rất nhiều người không dám nộp đơn xin các khoản trợ cấp xã hội dù đủ tiêu chuẩn. Đủ để hiểu được mức độ nghiêm trọng sau khi chính sách nhập cư mới này của Mỹ được ban hành.

Có phải luật “gánh nặng xã hội” tạo ra để làm khó người nhập cư Mỹ?

Thực chất từ năm 1996 điều khoản về “gánh nặng xã hội” đã có hiệu lực trong Luật Di Trú Mỹ, thời Tổng Thống Bill Clinton. Điều đó cho thấy đây không phải là luật mới nên thực chất không phải tạo ra để làm khó người nhập cư vào Mỹ.

Từ thời Tổng Thống Bill Clinton chính sách nhập cư Mỹ về “gánh nặng xã hội” đã có hiệu lực

Tuy nhiên trước đây định nghĩa về “gánh nặng xã hội” chỉ dừng ở mức độ tham khảo không rõ ràng và không bắt buộc phải ràng buộc kỹ đến mức như bây giờ. Đến nay chính phủ Tổng Thống Donald Trump muốn thực thi điều khoản này một cách chi tiết và khắt khe hơn, tất nhiên Tổng Thống Trump không thể nào đổi luật và luật này là do Quốc Hội đưa ra.

Hiện chính sách nhập cư mới của Mỹ này được các cơ quan về di trú như USCIS, Bộ Nội An (DHS) thi hành và sẽ quy định chi tiết hơn về “gánh nặng xã hội”. Còn các cơ quan có liên quan theo đó sẽ đề ra những quy định để hướng dẫn thực hiện luật cho rõ ràng mà thôi.

Những điểm khắt khe trong chính sách nhập cư mới của Mỹ về “gánh nặng xã hội”

Từ năm 1996 đến nay, các đương đơn chỉ cần làm cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu I-864 hoặc I-864a) là sẽ được chấp thuận hồ sơ di trú Mỹ, bởi thời điểm này chính phủ chỉ quan niệm “gánh nặng xã hội” chỉ đơn thuần là “gánh nặng” vấn đề tài chính mà thôi.

Nhưng kể từ năm 2022, dưới thời Tổng Thống Trump ông muốn định nghĩa lại luật này một cách khắt khe hơn bằng việc mở rộng và chi tiết hơn. Cụ thể, không những xem xét hồ sơ của các đương đơn về khả năng bảo trợ tài chính mà còn xét tới các khía cạnh khác gồm:

  • Kỹ năng
  • Tình trạng sức khỏe
  • Học vấn
  • Tuổi tác
  • Thu nhập

Những yếu tố này được đề xuất trong chính sách nhập cư mới của Mỹ nhằm xác định xem người định cư có khả năng trở thành gánh nặng xã hội hay không.

Thủ tục định cư Mỹ khi luật “gánh nặng xã hội” ban hành

Theo đó kể từ sau ngày 24/2/2020 bạn phải nộp mẫu đơn I-944 (Cam kết về khả năng tự lực để không trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ) nếu bạn đang nộp Mẫu I-485 (Đơn đăng ký thường trú hoặc Điều chỉnh tình trạng cư trú) và bạn phải chịu trách nhiệm tài chánh để không trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ.

Kết quả hình ảnh cho I-944
Mẫu đơn I-944 cam kết khả năng tự lực để không trở thành gánh nặng cho xã hội nước Mỹ

Nghĩa là, mỗi người nộp đơn nộp Mẫu I-485 phải nộp kèm thêm Mẫu I-944 của riêng mình nếu để chứng tỏ các điều kiện định cư Mỹ và không thành gánh nặng xã hội nước này.

Ai sẽ là người bị ảnh hưởng từ điều kiện định cư Mỹ 2022 này?

Điều lệ này chỉ áp dụng đối với các đương đơn hiện đang làm hồ sơ xin gia hạn chiếu khán hoặc chuyển diện di trú hay nói cách khác là các đương đơn đang có mặt tại Hoa Kỳ. Vì điều lệ này do Bộ Nội An (DHS) ban hành nên chỉ thực thi các đối tượng nên trên. Ví dụ:

  • Đương đơn xin gia hạn chiếu khán cho nhân viên làm việc tại Mỹ (mẫu đơn I-129)
  • Đương đơn xin chuyển diện từ du lịch sang du học (mẫu đơn I-539)
  • Đương đơn gia hạn chiếu khán diện tôn giáo
  • Đương đơn xin thẻ xanh Mỹ diện hôn phu/ hôn thê (I-129F)
  • Đương đơn xin thẻ xanh Mỹ diện du lịch/ du học sau đó kết hôn
  • Đương đơn xin thẻ xanh Mỹ diện con cái bảo lãnh ở lại (I751)
  • ….
Ông Stephen Miller, phụ tá hàng đầu của Tổng Thống Trump về vấn đề di trú được cho là “người đứng sau” chính sách nhâp cư này.
Ông Stephen Miller, phụ tá hàng đầu của Tổng Thống Trump về vấn đề di trú được cho là “người đứng sau” chính sách nhâp cư này.

Là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi chính sách nhập cư mới của Mỹ về “luật gánh nặng xã hội”. Dựa vào các tiêu chí đã nêu trên, các cơ quan về di trú sẽ quyết định rằng đương đơn này trong tương lai liệu có thể trở thành “gánh nặng xã hội” của Chính Phủ Mỹ hay không. Nếu không, thì sẽ được chấp thuận. Nếu có nguy cơ trở thành “gánh nặng xã hội” thì cơ quan USCIS có thể từ chối, tức không cho chuyển diện di trú hoặc cấp thẻ xanh.

Quy luật mới “gánh nặng xã hội Mỹ” không áp dụng đối với ai?

WIC là chương trình hỗ trợ giúp đỡ các chị em phụ nữ đang mang thai hoặc mới sanh con. Xin WIC không bị ảnh hưởng tới việc xin nhập cư (xin thẻ xanh) hoặc chuyển diện di trú, gia hạn chiếu khán của bạn
  • Đương đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ
  • Góa phụ của công dân Mỹ tự bảo lãnh mình
  • Người tị nạn
  • Những người đã là Công dân Mỹ hoặc Thường trú nhân
  • Vị thành niên nhập cư đặc biệt

Trong đó, những người đã có thẻ xanh kể cả thẻ xanh có điều kiện (2 năm) đều không bị chính sách nhập cư mới của Mỹ này làm ảnh hưởng gì cả. Nếu họ có nhận các trợ cấp xã hội thì đều không bị ảnh hưởng tới việc thi quốc tịch Mỹ hay gia hạn từ thẻ xanh 2 năm lên thẻ xanh 10 năm.

Xin nhắc lại, chính sách nhập cư về “gánh nặng xã hội” hiện chỉ áp dụng cho những người cần xin nhập cảnh.

Thân nhân ở Việt Nam đang làm hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ có bị ảnh hưởng hay không?

Trong tương lai các diện này tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng nhưng hiện tại thì không. Và việc những hồ sơ bảo lãnh và hồ sơ xin visa từ các đương đơn tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi các văn bản sau đây được chấp thuận để chính thức áp dụng.

  • Mẫu đơn I-944 (Declaration of Self-Sufficiency): Là mẫu đơn tuyên bố khả năng tự lập để hỏi tất cả các vấn đề liên quan đến “gánh nặng xã hội”.
  • Mẫu đơn DS-5540 (Public Charge Questionaires): Là danh mục các câu hỏi về gánh nặng xã hội, để xem xét các hồ sơ xin cấp chiếu khán và bảo lãnh cho các công dân nước ngoài tới Mỹ.
Phụ nữ mang thai và sắp sinh, cho dù đang trong quá trình xin thẻ xanh định cư, vẫn có thể hưởng các trợ cấp mà không ảnh hưởng tới hồ sơ di trú.

Ngay sau khi Tối Cao Pháp Viện cho phép Sở Di Trú chấp hành các chính sách nhập cư mới của Mỹ về “gánh nặng xã hội” thì USCIS đã cho ra đời 2 mẫu đơn này và hiện đang chờ được chấp thuận.

Khoản trợ cấp Medicaid có được coi là “gánh nặng xã hội” không?

Không những khoản trợ cấp y tế Medicaid (Ở California là Medi-Cal) mà các khoản tiền trợ cấp của chính phủ như phiếu thực phẩm (food stamps), phụ cấp lợi tức (SSI), trợ cấp nhà (housing assistance) đều có thể bị coi là “gánh nặng xã hội Mỹ”.

Khoản trợ cấp y tế Medicaid có thể được tính là gánh nặng xã hội Mỹ
Khoản trợ cấp y tế Medicaid có thể được tính là gánh nặng xã hội Mỹ

Tuy nhiên, điều kiện định cư Mỹ về “gánh nặng ã hội” còn xem xét liệu đương đơn đó sẽ hưởng trợ cấp và sẽ trở thành “gánh nặng xã hội” trong tương lai hay không. Chứ không chỉ đơn thuần đề cập tới vấn đề đương đơn đã và đang hưởng trợ cấp.

Vậy nên cơ quan USCIS đã đưa ra hàng loạt các tiêu chí để đánh giá xem hồ sơ cấp mới hoặc cấp mới thẻ xanh hoặc gia hạn chiếu khán như:

  • Sức khỏe: Có bệnh thường xuyên là một bất lợi
  • Tuổi tác: Dưới 18 tuổi, còn nếu lớn hơn 62 tuổi là một bất lợi vì khả năng tự lo cho bản thân sẽ rất thấp.
  • Tài sản, lợi tức: Càng nhiều càng tốt.
  • Kỹ năng, học vấn: Kỹ năng tay nghề giỏi, càng học cao càng có lợi thế.

Đương đơn lớn tuổi, sức khỏe yếu, học vấn thấp tỷ lệ thành công định cư Mỹ cao không?

Trường hợp đương đơn xin chuyển diện (do con cái, anh chị em hoặc vợ/chồng bảo lãnh) trong khi họ vừa không có học vấn trình độ cao, vừa lớn tuổi, lại còn sức khỏe yếu thì rủi ro sẽ bị từ chối cấp thẻ xanh định cư cho dù mối quan hệ gia đình được chứng minh là thật 100%. Điều này chỉ xảy ra khi:

  • Người bảo lãnh không đủ khả năng tài chính để lo cho người bảo lãnh
  • Người bảo lãnh không mua nổi bảo hiểm y tế cho người được bảo lãnh
  • Người bảo lãnh không đóng đủ tiền thế chân (Public Charge Bond) ít nhất là $8,100/người. Vì trường hợp này người được bảo lãnh có bệnh nặng, tuổi đã cao và Sở Di Trú sẽ nghĩ đương đơn có thể trở thành “gánh nặng xã hội”.
Hình ảnh có liên quan

Lưu ý quan trọng: Kể từ khi chính sách nhập cư mới của Mỹ 2022 và điều kiện định cư Mỹ được ban hành, các viên chức ngoại giao sẽ xem xét một bộ hồ sơ theo nhiều yếu tố, từng trường hợp riêng lẻ, không trường hợp nào giống trường hợp nào cả.

Rà soát và bắt người nhập cư không giấy tờ

Ước tính đến hiện nay Mỹ có hơn 10 triệu người nhập cư trái phép trong đó có khoảng 7 triệu người nhập cư trái phép đang sử dụng làm lực lượng lao động. Các thành phố đã có những chính sách nhân từ đối với người nhập cư không giấy tờ đang bị Trump chỉ trích vì tình trạng này đã khiến phần nào gia tăng tỉ lệ tội phạm, an ninh quốc gia không được đảm bảo cũng như đe dọa cuộc sống của công dân Mỹ khác.

Các thành phố tiềm ẩn trong danh sách này gồm San Francisco, Houston, Boston, New York đang thực hiện nhiệm vụ bắt giữ người nhập cư trái phép bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2022. Với lực lượng đơn vị biên phòng tinh nhuệ đã được chỉ thị phối hợp cùng Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan (ICE).

4. Điều kiện để được định cư Mỹ và trở thành công dân Mỹ năm 2022

Đã có không ít ý kiến chỉ trích về việc thay đổi chính sách nhập cư của một số người tại nước này.
Đã có không ít ý kiến chỉ trích về việc thay đổi chính sách nhập cư của một số người tại nước này.

Đương đơn phải hội tụ đủ 7 điều kiện sau đây mới có thể định cư Mỹ và trở thành công dân nước này.

  • Điều kiện thứ nhất: Đương đơn không được quá 18 tuổi.
  • Điều kiện thứ hai: Đương đơn phải cho thấy sự hiểu biết cơ bản của mình về khả năng Anh ngữ cũng như lịch sử về Chính phủ nước Mỹ.
  • Điều kiện thứ ba: Đương đơn phải sinh sống tại nước này ít nhất phân nửa thời gian.
  • Điều kiện thứ tư: Đương đơn phải được nhập cảnh Mỹ hợp pháp theo diện thường trú nhân (Ví dụ: diện bảo lãnh anh chị em, diện bảo lãnh vợ chồng/hôn phu hôn thê, diện con cái bảo lãnh cha mẹ, diện cha mẹ bảo lãnh con cái,…)
  • Điều kiện thứ năm: Đương đơn phải liên tục 5 năm cư trú tại Mỹ (trường hợp chỉ cần ít nhất 3 năm nếu là công dân Mỹ và ít nhất 1 năm nếu nếu vợ hoặc chồng của đương đơn đã lập hôn thú với nhau)
  • Điều kiện thứ sáu: Đương đơn phải là công dân mẫu mực, có tư cách tốt.
  • Điều kiện thứ bảy: Đương đơn phải là người tuân thủ theo các điều luật của Hiến Pháp Mỹ.