Bài văn khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch chuẩn nhất


Giữa nhiều phiên bản văn khấn Tết Đoan Ngọ hiện nay, bản văn khấn nào đúng nhất theo truyền thống. Cùng khám phá mẫu văn khấn và cách sắm lễ, dâng mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ trong bài viết sau.

1. Mẫu văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất (tham khảo)

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày mùng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Văn khấn Tết Đoan Ngọ trên chỉ mang tính chất tham khảo theo các văn bản truyền miệng dân gian.

2. Sắm lễ Tết Đoan Ngọ bao gồm những gì?

2.1. Hương nhang, vàng mã

Sắm lễ vật trong đó có hương nhang, vàng mã cho Tết Đoan Ngọ là cần thiết theo truyền thống người Việt. Khi hóa vàng kèm theo đọc văn khấn Tết Đoan Ngọ để cầu mong những điều tốt đẹp.

Hương nhang vàng mã cần thiết cho mâm cúng theo truyền thống văn hóa Việt

Hương nhang vàng mã cần thiết cho mâm cúng theo truyền thống văn hóa Việt (Nguồn: scdn.thitruongsi.com)

2.2. Các loại trái cây

Trong mâm cúng tổ tiên, trời đất các ngày lễ và cả Tết Đoan Ngọ không thể thiếu hoa quả tươi. Chọn trái cây tươi sạch, đảm bảo an toàn theo mùa để thắp hương và ăn tiêu diệt sâu bọ, làm mát cơ thể. Một số loại quả phổ biến vào mùa này như vải, đào, xoài, dưa hấu, chôm chôm, mận.

Trái cây cúng Tết Đoan Ngọ tươi ngon theo mùa

Trái cây cúng Tết Đoan Ngọ tươi ngon theo mùa (Nguồn: eva.vn)

2.3. Bánh tro

Bên cạnh văn khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 thì bánh tro cũng không thể thiếu trong ngày này. Bánh tro phổ biến ở cả ba vùng miền tại Việt Nam với nhiều loại hình dạng, hương vị khác nhau. Theo quan niệm dân gian, bánh tro có khả năng tiêu tan bệnh tật hiệu quả. Đây cũng là loại bánh có tính mát giải quyết hiệu quả, vị ngọt thanh dễ ăn.

2.4. Cơm rượu nếp

Cơm rượu là món đồ cúng trong mâm lễ Tết Đoan Ngọ. Đây cũng là một loại thức ăn vị nồng cay dễ làm dễ ăn và giải độc, diệt sâu bọ hiệu quả. Rượu nếp được làm từ các loại gạo nếp thơm ngon, chọn lọc để hương vị thơm ngon bất ngờ.

2.5. Bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi bánh chay nằm trong danh sách đồ cúng dễ làm tết Hàn thực (3 tháng 3) của người miền Bắc. Còn với miền Nam, loại bánh này được sử dụng phổ biến trong Tết Đoan Ngọ với vị béo ngọt, dai thơm khiến bánh trôi bánh chay ngày càng được yêu thích nhiều. Với những cô con dâu mới về nhà chồng, muốn trổ tài khéo léo chỉ cần học cách làm bánh trôi nước đậm đà chuẩn vị là có thể được khen đáo để.

2.6. Thịt vịt

Thịt vịt là một đồ cúng và món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung. Bởi thịt vịt có tính hàn, ăn vào giúp cơ thể xua tan khó chịu, thoải mái và bệnh tật ngày tết giết sâu bọ.

Người miền Trung, miền Nam thường lựa chọn thịt vịt cho ngày diệt sâu bọ

Người miền Trung, miền Nam thường lựa chọn thịt vịt cho ngày diệt sâu bọ (Nguồn: vietinfo.eu)

3. Cúng lễ Tết Đoan Ngọ như thế nào cho chuẩn nhất

3.1. Giờ cúng Tết Đoan Ngọ lúc nào thì tốt nhất?

Theo nhiều nghiên cứu về văn hóa dân gian Việt Nam qua nhiều năm. Tết Đoan Ngọ được xem là ngày bắt đầu bước sang chuỗi ngày nắng nóng nhất trong năm. Đây cũng là thời điểm giao mùa chính vì thế có nhiều sâu bọ, côn trùng phát triển. Ngày mùng 5 tháng 5 được chọn để thực hiện nghi lễ nhằm mong muốn con người, cây trồng, vật nuôi luôn có sức khỏe tốt. Tết Đoan Ngọ thường được thực hiện vào giờ ngọ ngày 5/5 âm lịch (11 giờ sáng đến 1 giờ chiều).

3.2. Tục diệt trừ sâu bọ cho ngày Tết Đoan Ngọ như thế nào

Tục diệt trừ sâu bọ vào ngày Tết Đoan Ngọ được bắt nguồn từ việc nông dân trồng cây cối tươi tốt nhưng đến lúc thu hoạch thì phát hiện sâu bọ nhiều ăn mất thực phẩm. Lúc này người dân đau đầu về cách giải quyết thì có một ông lão tên Đôi Truân từ xa đi tới và nói người dân lập một đàn cúng, tập thể dục. Nhân dân làm theo và kết quả diệt sâu bọ bất ngờ. Chính vì thế, mỗi năm người dân đều thực hiện cúng vào đúng ngày 5 tháng 5 để mong muốn sức khỏe tốt, cây cối tươi tốt, vật nuôi khỏe mạnh.

Ngoài việc tìm hiểu về văn khấn Tết Đoan Ngọ, bạn nên tìm hiểu thêm về cách chuẩn bị mâm lễ cúng tốt. Nên chọn mua các loại thực phẩm tươi sạch vừa đảm bảo an toàn sức khỏe vừa phòng tránh bệnh tật hiệu quả. An tâm mua sắm tại Adayroi với quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, thay mới thực phẩm tươi mới mỗi ngày.

15 những suy nghĩ trên “Bài văn khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch chuẩn nhất

  1. Vũ Văn I nói:

    Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ quan trọng của người Việt, gắn liền với nhiều phong tục truyền thống.

  2. Nguyễn Thị B nói:

    Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

  3. Trịnh Thị K nói:

    Bài văn khấn này có vẻ hơi buồn cười, sao lại phải cầu nguyện cho sâu bọ không cắn?

  4. Ngô Thị M nói:

    Bài văn khấn này thật buồn cười, tôi không ngờ lại có người còn tin vào những thứ vô lý như thế này.

  5. Nguyễn Văn E nói:

    Bài văn khấn này chỉ dành cho những người mê tín dị đoan, tôi không tin vào những điều này.

  6. Lý Văn C nói:

    Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn, bài văn khấn này đã được lưu truyền từ lâu đời và có ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  7. Trần Văn A nói:

    Bài văn khấn này quá dài dòng và rườm rà, không cần thiết phải cầu nguyện nhiều như vậy.

  8. Trần Thị D nói:

    Bài văn khấn này có vẻ hơi buồn cười, sao lại phải cầu nguyện cho sâu bọ không cắn?

  9. Hoàng Văn J nói:

    Tôi nghĩ bài văn khấn này hơi quá, không cần phải cầu nguyện nhiều như vậy.

  10. Đặng Văn G nói:

    Bài văn khấn này có vẻ rất linh thiêng, tôi sẽ thử đọc thử xem sao.

  11. Người đi đường nói:

    Rất hay và hữu ích, cảm ơn bạn đã chia sẻ bài văn khấn này.

  12. Đỗ Văn N nói:

    Tôi sẽ thử đọc bài văn khấn này xem sao, hy vọng sẽ linh nghiệm.

  13. Phạm Thị F nói:

    Há há, bài văn khấn này thật buồn cười, tôi không ngờ lại có người còn tin vào những thứ vô lý như thế này.

  14. Phan Văn L nói:

    Bài văn khấn này chỉ dành cho những người mê tín dị đoan, tôi không tin vào những thứ này.

Bình luận đã được đóng lại.