Bại não thể thất điều là gì, có chữa được không, biểu hiện ra sao


Bại não thể thất điều là một trong 4 thể của bệnh lý bại não. Hệ quả của thể bại não này là gì, có nghiêm trọng không và cần được chẩn đoán, điều trị ra sao? Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh bại não ở trẻ nhé!

1. Bại não thất điều là gì?

Hiện tại, khoảng 5-10% các trường hợp bại não mắc phải bại não thể thất điều, tỷ lệ mắc bệnh của nam và nữ ngang nhau. Gia đình cần đưa trẻ đến xét nghiệm chụp cộng hưởng từ, siêu âm hay chụp cắt lớp để xác định nguyên nhân bại não.

Đặc biệt các trường hợp bại não bắt nguồn từ biến chứng của sinh non cần lưu ý biểu hiện của dạng thể này. Đây là một trong 4 thế của căn bệnh bại não ở trẻ. Những dữ liệu về bại não cho thấy trẻ mắc bệnh không có khả năng đi lại và trí tuệ kém chiếm 30%.

Bại não thể thất điều diễn tả tình trạng rối loạn về chức năng vận động gây ra bởi hư tổn cấu trúc tiểu não, mất cân bằng dinh dưỡng cơ, và dẫn đến tình trạng nặng là chậm phát triển trí tuệ.

Bại não thể thất điều là gì, có chữa được không, biểu hiện ra sao

Các thể bại não thường gặp ở trẻ (Nguồn: trungtamphuchoichucnang.com)

2. Biểu hiện của bại não thất điều

2.1 Giảm trương lực cơ toàn thân

Là một rối loạn khi cơ thể trẻ không thể tự chủ và dẫn đến co thắt cơ. Sự co cứng tạo sự xoắn, vặn tự phát, gây đau và khiến trẻ không thể có một tư thế bình thường, nói khó khăn. Rối loạn trương lực cơ ảnh hưởng đến một nhóm cơ hoặc nặng hơn là cả cơ thể. Một số trẻ khi giảm trương lực thay đổi dẫn đến tình trạng giảm thị lực, gây cận hoặc lác mắt.

2.2 Rối loạn hoặc mất điều phối vận động hữu ý

Trẻ sẽ biểu hiện rõ khi 1-2 tuổi. Trẻ mất kiểm soát thăng bằng đầu cổ và thân mình, đi loạng choạng và không vững. Đặc biệt việc phối hợp các chi rất khó khăn gây nên hiện tượng rối loạn hành vi vận động. Một số trẻ rất ít vận động tự phát, cơ lực yếu.

Bại não thể thất điều là gì, có chữa được không, biểu hiện ra sao

Trẻ bại não thể thất điều rối loạn vận động (Nguồn: vinmec.com)

2.3 Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ

Đối với thể thất điều, các lực kéo dãn cơ do tổn thương vận động sẽ không ảnh hưởng đến các phản xạ gân xương hoặc chỉ tăng nhẹ trong trường hợp trương lực cơ gia tăng đề kháng. Phản xạ gân xương cùng trương lực cơ có thể được sử dụng để cử động như lật hay lăn ở trẻ.

2.4 Không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp

Thể thất điều là sự tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, không diễn ra tình trạng teo cơ tứ chi ở trẻ mà khiến chúng phình to bất thường, gây khó khăn trong vận động thường ngày của trẻ.

2.5 Rối loạn điều hoà cảm giác

Biểu hiện ở việc trẻ phản ứng quá mức hoặc trơ ra khi có tác động. Xảy ra ở các bộ phận giác quan như xúc giác, thính giác và khứu giác. Một số trẻ không thể cảm nhận được khi bị đau, sờ vào vật nóng hoặc lạnh. Trẻ sẽ không muốn được đến gần, thường co rúm người, tránh xa.

2.6 Có thể bị liệt não

Đây là trường hợp biểu hiện nặng nhất của trẻ mắc bệnh bại não. Sự phối hợp của não bộ dành cho cho thể giảm sút rõ rệt, tổn thương não bộ khiến cơ thể trẻ sẽ co giật do tế bào thần kinh đột ngột làm trẻ thay đổi ý thức vận động. Đồng thời một số khiếm khuyết về ngôn ngữ, vận động sẽ biểu hiện rõ nét ở trẻ.

2.7 Cong vẹo cột sống

Do tổn thương thần kinh không thể có được tư thế chuẩn như mọi người bình thường, cơ thể trẻ mắc chứng bại não thường ở thể xiêu vẹo dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống hay còn gọi là cong vẹo thần kinh cơ. Bệnh nhân có thể biến chứng bại liệt, nhược cơ và các bệnh thần kinh ngoại biên

2.8 Động kinh

Khi trẻ có dấu hiệu liệt não, hệ thần kinh không ổn định sẽ truyền điện đột ngột qua các cơ, khiến cơ thể phản xạ giật. Tình trạng này có thể diễn ra ở mức độ nhẹ hay phức tạp, tại một số cơ hoặc toàn bộ cơ thể.

Bại não thể thất điều là gì, có chữa được không, biểu hiện ra sao

Trẻ bại não gặp khó khăn khi di chuyển (Nguồn: dangtamduong.com)

3. Bại não thể thất điều có chữa được không?

Bại não thể thất điều tương tự như các thể khác, không thể chữa khỏi vùng não đã bị tổn thương của trẻ. Cách duy nhất là cùng trẻ luyện tập các phương pháp phục hồi để trẻ có thể tự chăm sóc, tái hòa nhập cộng đồng cũng như giảm tối thiểu các biến chứng có thể xảy ra. Bại não không thể chữa nhưng có thể phòng ngừa, ngoài việc tiêm ngừa, hãy bổ sung các món ăn để tránh dị tật thai nhi cùng các loại sữa dành cho bà bầu tốt nhất trong suốt thời gian thai kỳ.

4. Điều trị bệnh bại não thất điều như thế nào?

4.1 Vận động trị liệu

Đây là liệu pháp an toàn dành cho trẻ , nhưng cần sự phối hợp giữa gia đình và vật lý trị liệu viên. Nhờ vào các dụng cụ hỗ trợ, trẻ sẽ được tập các bài tập liên quan đến giữ thăng bằng, ngồi, nằm, đi đúng tư thế. Một số bài tập trị liệu sẽ giúp tăng khả năng vận động các chi một cách phối hợp. Phụ huynh cũng sẽ được hướng dẫn các bước, để có thể tập cùng con mỗi ngày, điều này sẽ đạt kết quả tốt hơn, vì trẻ bại não rất cần được sự yêu thương và quan tâm trong huấn luyện kỹ năng vận động. Đừng quên khen và động viên khi trẻ thực hiện tốt các động tác được học.

Bại não thể thất điều là gì, có chữa được không, biểu hiện ra sao

Phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não (Nguồn: phuchoichucnang.com)

4.2 Huấn luyện giao tiếp và ngôn ngữ

Trị liệu viên sẽ trò chuyện, giao tiếp với bé theo phương pháp sau. Đầu tiên cần đặt trẻ ngồi đối diện ngang tầm mắt, để luyện tập cho trẻ sự tập trung khi giao tiếp. Chơi các trò chơi mà trẻ thích, giới thiệu, chơi và giải thích chậm rãi để trẻ hiểu. Khi thực hiện một hành động cụ thể, trị liệu viên sẽ giới thiệu về hành động, và thường lặp lại để trẻ ghi nhớ và bắt chước hành động.

4.3 Huấn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ

Sau khi trẻ đã nắm được cách giao tiếp ngôn ngữ với người đối diện, trị liệu viên sẽ đặt câu hỏi, chỉ các sự vật để trẻ có thể bắt chước lại hành vi giới thiệu trước đây, và miêu tả đồ vật. Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ trẻ phải hiểu, biết từ và câu trước khi nói. Nên nói chuyện nhiều với trẻ để tạo thói quen hình thành kỹ năng giao tiếp khi muốn diễn đạt.

Bại não thể thất điều là gì, có chữa được không, biểu hiện ra sao

Trò chuyện để phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ (Nguồn: phuchoichucnang.com)

4.4 Điện trị liệu

Đặc biệt chống chỉ định với trẻ có động kinh, suy thận, gan và chàm cấp. Phương pháp này các y bác sĩ se dùng tia tử ngoại B với bước sóng 280-315nm với thời gian tổng liều 1-5 phút/lần và 20-30 ngày/đợt để chiếu và chữa trị bệnh bại não. Ngoài ra, trẻ bại não không có động kinh lâm sàng sẽ được trị liệu với dòng điện thấp tần một chiều có điện thế không đổi suốt quá trình điều thị hoặc dùng Galvanic dẫn CaCl2 lưng. Mục đích của điện trị liệu là tăng cường lực các nhóm cơ nâng thân và cơ đầu cổ.

4.5 Tiêm thuốc dãn cơ

Chỉ định dành cho trẻ bị co rút các cơ. Tiêm thuốc sẽ giảm trương lực cơ, vận động sẽ tăng ý thức, chống biến dạng cột sống hay khớp ở trẻ. Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp cơ hoặc đầu định vị máy điện cơ. Tuy nhiên tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc vì thường phải theo dõi một thời gian rồi mới xem có được tiêm thuốc cho trẻ hay không.

4.6 Thuỷ trị liệu

Với liệu pháp này, trẻ sẽ được xông hoặc tắm với thuốc Y học trong bồn tắm thuỷ lực. Bệnh nhân sẽ được ngâm trong thời gian định lượng để phát huy tác dụng từ lực đẩy, nhiệt, dòng luân chuyển của nước cải thiện đáng kể tình trạng cơ của trẻ mắc bệnh bại não thể thất điều.

Hiện nay để phòng ngừa bệnh bại não ở trẻ, nên đăng ký gói dịch vụ thai sản trọn gói tại các bệnh viện uy tín để tầm soát, theo dõi cũng như biết các thông tin phòng ngừa tác nhân gây bệnh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh bại não thể thất điều. Hãy luôn đồng hành cùng con trên chặng đường, dù biết còn rất khó khăn khi trẻ bị bệnh những các mẹ hãy luôn vững tin vào điều kỳ diệu nhé.