Bài cúng rằm tháng 7 và cách bài trí mâm cúng chay mặn đúng chuẩn


Làm thế nào để việc cúng rằm tháng Bảy đầy đủ và ý nghĩa nhất? Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ thì những bài cúng rằm tháng 7 là quan trọng, cần phải có. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để gia đình bạn có một ngày rằm tươm tất và trọn vẹn nhất.

1. Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Rằm tháng 7 còn gọi là lễ Vu Lan báo hiếu hay ngày xá tội vong nhân, mọi người thường chuẩn bị những mâm lễ cúng thần linh, gia tiên, cúng chúng sinh cùng những bài cúng rằm tháng 7. Việc thực hiện cúng rằm tháng 7 có thể thực hiện từ 02/07 âm lịch đến trước 12h đêm ngày 14/07 âm lịch. Tuy nhiên, vẫn có những nơi, lễ cúng rằm sẽ được thực hiện vào đúng ngày rằm tháng 7.

Cúng rằm tháng 7 diễn ra từ 02/07 đến 15/07 âm lịch

Cúng rằm tháng 7 diễn ra từ 02/07 đến 15/07 âm lịch (Nguồn: dantri.com.vn)

2. Rằm tháng 7 cúng gì? Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Vào rằm tháng 7, mọi người sẽ chuẩn bị những mâm lễ cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên, cúng chúng sinh với mong muốn cầu siêu, cầu bình an, sức khỏe cho gia đình, người thân và cũng là để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, thần linh. Tùy vào mục đích cúng mà việc chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 sẽ là khác nhau.

2.1. Mâm cỗ chay cúng Phật

Đối với quan niệm và giáo lý nhà Phật thì lễ cúng quan trọng nhất là ở tấm lòng thành. Chính vì vậy, mâm lễ cúng Phật trong ngày rằm tháng 7 mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ chay hay đơn giản hơn là mâm ngũ quả bao gồm các trái cây tươi lâu, thơm ngon, hoa cùng với nhiều loại bánh kẹo và chắc chắn không thể thiếu bài cúng rằm tháng 7.

Đối với mâm cỗ chay, mọi người có thể tham khảo một số món ăn được làm từ các thực phẩm chay thơm ngon, dinh dưỡng dưới đây:

  • Xôi

  • Giò/ chả chay

  • Nem chay

  • Nộm rau củ chay

  • Canh nấm/ Canh rau củ

  • Củ cải, chuối xanh

  • Cải thìa xào

  • Đậu hũ non sốt nấm

Mâm cỗ chay cúng Phật

Mâm cỗ chay cúng Phật (Nguồn: baomoi.com)

2.2. Mâm cúng thần linh và gia tiên

Mâm cúng thần linh và gia tiên được mọi người chuẩn bị với mong muốn tạ ơn thần linh đã xua đuổi ma quỷ để chúng không làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Bên cạnh đó là tỏ lòng thành kính, biết ơn tới tổ tiên và cầu mong bình an, phước lành cho gia đình. Vậy cúng rằm tháng 7 chuẩn bị những gì? Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 để dâng lên thần linh, tổ tiên thường là cỗ mặn, các món ăn được chuẩn bị tươm tất với nhiều thực phẩm tươi sạch, chất lượng kèm theo đó là những đồ thờ cúng trong gia đình dành cho người cõi Âm như tiền, vàng, nhà cửa, quần áo,…

Một số món ăn thường được chuẩn bị trong mâm cỗ cúng thần linh, gia tiên như:

  • Gà lễ

  • Xôi gà xối mỡ hành

  • Nem rán truyền thống

  • Cánh bóng thập cẩm

  • Giò lụa

  • Chả quế

  • Nộm gà xé phay

Mâm cỗ cúng thần linh và gia tiên

Mâm cỗ cúng thần linh và gia tiên (Nguồn: laodong.vn)

2.3. Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7

Rằm tháng 7 cũng là ngày xá tội vong nhân, ngày các vong hồn không nhà cửa, nơi nương tựa, gặp nhiều oan trái được ra khỏi địa ngục, tự do nơi trần gian. Vậy nên, vào ngày này, mọi người cũng sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng chúng sinh, ban phát cho các vong hồn với mong muốn không bị quấy phá, làm phiền.

Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng 7 với những đồ chay như:

  • Muối gạo

  • Hoa quả

  • Cháo trắng

  • Quần áo chúng sinh

  • Tiền vàng

  • Bánh kẹo, bỏng ngô

  • Nước

  • 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ

Mâm cúng chúng sinh

Mâm cúng chúng sinh (Nguồn: phunuvietnam.vn)

3. Bài cúng rằm tháng 7 như thế nào?

Có rất nhiều bài cúng rằm tháng 7 khác nhau phù hợp với lễ cúng của mỗi người. Dưới đây là một gợi ý về bài văn khấn thường được sử dụng trong rằm tháng 7.

Đọc văn khấn là điều không thể thiếu trong lễ cúng rằm

Đọc văn khấn là điều không thể thiếu trong lễ cúng rằm (Nguồn: vietnamarch.com.vn)

“Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm Kỷ Sửu

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vì vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.”

Tùy vào lễ cúng sẽ có những bài văn khấn khác nhau

Tùy vào lễ cúng sẽ có những bài văn khấn khác nhau (Nguồn: thethaovanhoa.vn)

4. Lưu ý khi cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là một ngày rằm lớn nhất trong năm. Vậy nên, đối với việc cúng rằm tháng 7 cần phải chuẩn bị thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện việc cúng rằm, mọi người nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

  • Thứ nhất, phải chuẩn bị mâm cúng đúng cách, mâm lễ nào cúng chay, mâm lễ nào cúng mặn.

  • Thứ hai là lựa chọn bài cúng rằm tháng 7 phù hợp và quan trọng phải thật thành tâm khi khấn.

  • Thứ ba, khi đặt tiền vàng nên rải đều về bốn phía và đặt 3 đến 7 cây nhang ở mỗi phía. Muối, gạo hay cháo sau khi cúng xong phải được rải đều ra từ ngõ đến đường lớn.

Ở một số nơi sẽ có tục cướp lễ, càng nhiều người đến cướp sẽ càng may mắn. Nếu chưa cúng xong mà có người tới cướp lễ thì nên buông tay chứ không giật lại, như vậy gia chủ sẽ nhận được may mắn hơn. Bạn có thể tham khảo thêm cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng giêng để có nhiều kinh nghiệm hơn trong chuẩn bị lễ cúng.

Cúng rằm tháng 7 với rất nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh và là một phong tục không thể thiếu trong bất cứ gia đình nào. Vậy nên những chia sẻ về việc chuẩn bị mâm lễ, bài cúng rằm tháng 7 cũng một vài lưu ý trong lễ cúng hi vọng sẽ giúp mọi người có được một ngày rằm tươm tất nhất.

12 những suy nghĩ trên “Bài cúng rằm tháng 7 và cách bài trí mâm cúng chay mặn đúng chuẩn

  1. Long Ca nói:

    Bài viết này hay và hữu ích quá, mình sẽ lưu lại để tham khảo. Cảm ơn tác giả rất nhiều!

  2. Trần Thùy nói:

    Ngoài những thông tin đã nêu trong bài viết, mình còn muốn biết thêm về ý nghĩa sâu xa của việc cúng rằm tháng 7.

  3. Quốc Anh nói:

    Theo mình, bài viết này chỉ phù hợp với những người mới tìm hiểu về cúng rằm tháng 7. Những người đã có kinh nghiệm thì sẽ thấy bài viết này khá sơ sài.

  4. Hồng Vân nói:

    Bài viết này đúng là một mớ hỗn độn. Mình không hiểu tác giả đang cố truyền tải điều gì.

  5. Quang Huy nói:

    Bài viết này có nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp quá. Tác giả nên chú ý hơn đến việc biên tập.

  6. Tuấn Anh nói:

    Cúng rằm tháng 7 mà không có đồ mặn thì còn gì là cúng nữa? Tác giả chắc chắn là một người ăn chay rồi.

  7. Hồng Nhung nói:

    Bài viết này có vẻ nghiêm túc quá. Mình nghĩ cúng rằm tháng 7 cũng nên có chút gì đó vui vẻ chứ nhỉ?

  8. Bình Minh nói:

    Theo mình, bài viết này hơi chung chung và không đi sâu vào chi tiết. Tác giả có thể cung cấp thêm thông tin về cách thức cúng rằm tháng 7 cụ thể hơn không?

  9. An Nhiên nói:

    Ngoài ra, còn có một số lưu ý khác khi cúng rằm tháng 7 mà tác giả chưa đề cập đến. Ví dụ như không nên cúng đồ mặn vào ngày rằm, nên chuẩn bị mâm cúng chu đáo và thành tâm.

  10. Lan Hương nói:

    Mình thấy bài viết này rất hay và hữu ích. Mình sẽ áp dụng những hướng dẫn này vào việc cúng rằm tháng 7 sắp tới.

  11. Thanh Thảo nói:

    Bài viết có nhiều thông tin sai lệch và thiếu sót. Tác giả nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi viết.

  12. Hải Đăng nói:

    Bài viết này giống như một bộ phim kinh dị vậy. Mình vừa đọc vừa sợ mất mật.

Bình luận đã được đóng lại.