5 Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban phổ biến thường gặp và cách phòng tránh


Sốt phát ban là bệnh hay gặp ở trẻ mà phát hiện sớm, từ đó có hướng điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn được các biến chứng ảnh hưởng tới bé sau này. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bé nhất định bố mẹ cần nắm các dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua dưới đây.

1. Sốt phát ban lây nhiễm phát triển như thế nào?

Sốt phát ban là một căn bệnh do cơ thể con người bị nhiễm vi khuẩn, virus Herpes. Khi bạn bị muỗi hay các loại côn trùng, động vật có chân đốt cắn, chúng sẽ mang theo vi khuẩn này. Việc vô tình gãi lên các vùng da bị cắn sẽ làm phần da đó tổn thương, xước, rách cho phép vi khuẩn tiếp cận với máu nhiều hơn. Khi vào máu, vi khuẩn tiếp tục sinh sản và phát triển. Sốt phát ban cũng có thể lây nhiễm từ những đứa trẻ khác.

Đây là bệnh ở trẻ nhỏ hay gặp phải đặc biệt là trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi- giai đoạn mà hệ miễn dịch vẫn còn yếu. Bệnh có tính truyền nhiễm và dễ lây lan, thường sẽ chỉ kéo dài từ 5 đến 7 ngày nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời.

5 Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban phổ biến thường gặp và cách phòng tránh

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 đến 36 tháng tuổi. (Nguồn: eva.vn)

2. Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban dễ nhận biết

Các dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban thường khá rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên, có những trường hợp các triệu chứng quá nhẹ do vậy mà người thân không thể nhận ra được trẻ đang bị nhiễm sốt phát ban. Dưới đây là 5 biểu hiện sốt phát ban ở trẻ mà bạn cần nên quan tâm:

2.1. Đau đầu, hay quấy khóc

Trẻ hay quấy nhiễu, khóc đêm, khóc lâu nín,… Mà không rõ nguyên do là một trong các triệu chứng sốt phát ban trẻ em mà bạn không được bỏ qua.

2.2. Sốt

Sờ đầu thấy ấm nóng, thân nhiệt trẻ tăng cao lên đến 39 độ C. Đi cùng với sốt là các triệu chứng như thường xuyên ho, chảy nước mũi,… Một vài trường hợp là ở cổ nổi hạch sưng có thể sờ thấy. Dấu hiệu này có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Đây cũng là các triệu chứng nguy hiểm khi bị sốt phát ban mà bạn cần lưu ý.

2.3. Cảm giác ớn lạnh

Khi sờ chân tay của trẻ thì thấy lạnh hơn so với bình thường. Lúc này bạn cần đưa trẻ tới khám để bác sĩ có thể sớm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất về bệnh tình của trẻ.

2.4. Phát ban

Thường ở trẻ sẽ là phát ban đỏ, phát ban đầu tiên xuất hiện ở ngực lan dần đến lưng, bụng và nặng hơn là hai tay và chân. Với bệnh sốt phát ban, bạn có thể thấy xuất hiện vảy đen tại khu vực mà trẻ bị côn trùng cắn.

2.5. Các dấu hiệu khác thường gặp

Một vài các dấu hiệu khác giúp bạn có thể nhận biết được trẻ đang bị sốt phát ban bao gồm: trẻ bị tiêu chảy nhẹ, sưng mí, luôn mệt mỏi và buồn ngủ, chán ăn bỏ bú,….

5 Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban phổ biến thường gặp và cách phòng tránh

Phụ huynh có thể dùng khăn ấm chườm để hạ sốt cho bé. (Nguồn: tieudungvne.mediacdn.vn)

3. Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện

Bất cứ khi nào nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị sốt phát ban bạn đều có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện sau thì bố mẹ không nên chần chừ mà ngay lập tức cho bé đến các cơ sở y tế uy tín, gần nhất để bác sĩ có thể kịp thời điều trị cho bé tránh những biến chứng ảnh hưởng về sau:

  • Nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao tăng trên 39 độ.

  • Tình trạng sốt kéo dài trên 7 ngày.

  • Phát ban không có chuyển biến sau 3 ngày

  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài, khó thở, xuất hiện mủ tai, đi ngoài có máu, co giật,…

5 Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban phổ biến thường gặp và cách phòng tránh

Động viên và chăm sóc bé cẩn thận theo phương pháp để bé nhanh chóng hết bệnh sốt phát ban (Nguồn: yimg.com)

4. Cách phòng tránh sốt phát ban ở trẻ

Vệ sinh cá nhân: Duy trì việc vệ sinh cho bé đầy đủ, bố mẹ nên sử dụng bộ tắm gội dịu nhẹ, an toàn cho da bé, thường xuyên thay quần áo cho trẻ giúp lùi các vi khuẩn gây bệnh.

Vệ sinh môi trường sống của trẻ: Để trẻ luôn được khỏe mạnh thì môi trường sống xung quanh trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh nên thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, cho trẻ vui chơi ở những nơi thoáng mát, khô ráo.

Không đến và tiếp xúc với những nơi nghi ngờ có mầm bệnh: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân có các dấu hiệu sốt phát ban, không cho trẻ đến gần đến nơi đang có dịch bệnh.

Cho trẻ 1 chế độ dinh dưỡng đầy đủ đa dạng: Lựa chọn cho trẻ các thực phẩm dinh dưỡng đa dạng kết hợp phong phú và thường xuyên thay đổi thực đơn để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Bên cạnh đó, cần bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm dồi dào vitamin C, vitamin E giúp tăng cường sức đề kháng.

Phát hiện các dấu hiệu để đưa trẻ điều trị kịp thời: Các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ các dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban để kịp thời phát hiện sớm bệnh từ đó có các phương án điều trị kịp thời.

5 Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban phổ biến thường gặp và cách phòng tránh

Duy trì vệ sinh cá nhân cho trẻ giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập. (Nguồn: conlatatca.vn)

Các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ nhỏ trên tuy phổ biến thường gặp và dễ nhận ra nhưng lại bị các bậc phụ huynh thường xuyên bỏ qua. Sức đề kháng của trẻ em vô cùng kém, do vậy khi nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu nào, cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ tới gặp các bác sĩ nhi có kinh nghiệm để thăm khám tránh trường hợp bệnh trở nên trầm trọng hơn.