14 món để vết khâu tầng sinh môn mau lành nên ăn và nên kiêng

Trong quá trình sinh em bé, nhiều bà mẹ buộc phải rạch tầng sinh môn để em bé có thể dễ ra hơn, tránh bị ngạt thở. Vậy sau khâu tầng sinh môn, mẹ nên ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành nhất và món ăn mẹ nên kiêng là món nào?

1. Khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau

Trong quá trình sinh em bé nếu người mẹ có tiền sử về bệnh tim, cao huyết áp hay suy tim, hay sinh trong tình trạng em bé thiếu tháng thì tầng sinh môn của mẹ bị sưng phù trong quá trình chuyển dạ kéo dài. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn để em bé có thể dễ dàng ra bên ngoài hơn. Bên cạnh đó, đầu em bé quá lớn và có khả năng bị ngạt thì mẹ cũng có thể bị rạch tầng sinh môn.

Việc rạch tầng sinh môn phổ biến ở các mẹ sinh thường

Việc rạch tầng sinh môn phổ biến ở các mẹ sinh thường (Nguồn: mrcan.vn102.space)

Tùy vào thể chất và cơ địa của từng người phụ nữ cũng như mức độ nông hay sâu của vết rạch và khâu tầng sinh môn sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Với những trường hợp thông thường khoảng 4 đến 6 tuần thì tầng sinh môn của các bà mẹ sẽ lành và trở lại sinh hoạt một cách bình thường trong đó bao gồm việc có kinh lại cũng như quan hệ tình dục sau sinh.

Chính vì thế, để tránh vết thương khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng, bục chỉ hay lâu lành thì các mẹ cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận nhất, áp dụng các cách giảm đau vết khâu ở tầng sinh môn sau sinh mà không để lại sẹo.

Bên cạnh việc giữ gìn cơ thể, vệ sinh đúng cách thì mẹ cũng phải có chế độ ăn hợp lý và khoa học để đảm bảo tầng sinh môn của mẹ được nhanh hồi phục nhất. Lúc này người thân gia đình chăm sóc cho mẹ cần phải biết được nên ăn gì sau khi rạch tầng sinh môn cũng như kiêng những loại thực phẩm nào để tốt nhất cho sức khỏe của người mẹ.

2. Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành

2.1. Chất đạm, protein từ các loại thịt

Sau khi sinh đẻ nói chung và có rạch tầng sinh môn thì bà mẹ cần phải được bổ sung đầy đủ chất đạm, protein để có thể hồi phục được sức khỏe cũng như tạo cơ hội tốt cho các mô trong cơ thể được phục hồi nhanh chóng. Protein là dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho tiệc tái tạo và lành vết thương, Chính vì thế trong các bữa ăn hàng ngày của mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các loại thịt sạch, giàu protein như là thịt heo, thịt bò,…

Thực phẩm giàu protein sẽ giúp cho vết thương nhanh lành hơn

Thực phẩm giàu protein sẽ giúp cho vết thương nhanh lành hơn (Nguồn: harvard.edu)

2.2. Thực phẩm giàu sắt, axit folic, Vitamin B12

Các loại thực phẩm giàu sắt hay axit folic sẽ giúp cho việc thúc đẩy hình thành và sản sinh các tế bào hồng cầu, các mô mỡ và giúp cho các vết thương bên trong và bên ngoài được lành lặn một các nhanh chóng.

Đồng thời Vitamin B12 sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất và liên kết mô ở vết thương được thực hiện nhanh hơn. Những loại thực phẩm giàu các khoáng chất này mẹ nên bổ sung trong bữa ăn là ngũ cốc, măng tây, rau bina, đậu xanh, súp lơ, bông cải, đậu mầm, phô mai, pate, sữa, cá …

2.3. Các loại rau xanh lợi sữa

Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành không thể thiếu các loại rau xanh giàu chất xơ, lại lợi cho sữa. Việc bổ sung các loại rau xanh này còn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động một cách tốt nhất cho việc hấp thu các loại dưỡng chất khác. Việc ăn các loại rau xanh còn giúp cho sữa của mẹ được mát và bổ sung đủ chất cho em bé. Những loại rau xanh mẹ nên ăn là rau khoai lang, rong biển, rau thìa là, giá đỗ, nấm, rau mùi, rau đay, rau mồng tơi,…

2.4. Hoa quả cung cấp vitamin A, C, E

Vitamin C được xem là một trong những hoạt chất có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc chữa lành các vết thương. Đây là hoạt chất cần thiết trong việc tái tạo Collagen bên trong mô và da. Việc bổ sung nhiều vitamin C sau khi sinh sẽ giúp cho tầng sinh môn mau lành và kéo da non hơn.

Vitamin A và E cũng rất tốt trong quá trình hình thành mô và các tế bào collagen mới. Chính vì thế đây là 3 loại vitamin mẹ cần phải bổ sung nhiều sau khi sinh nhất là trong các loại hoa quả tươi. Những loại hoa quả mẹ nên ăn là dâu tây, cà chua, cam, xoài, đu đủ, bưởi,…

Sau khi sinh mẹ cũng nên ăn thêm nhiều loại hoa quả giàu dưỡng chất

Sau khi sinh mẹ cũng nên ăn thêm nhiều loại hoa quả giàu dưỡng chất (Nguồn: timeinc.net)

2.5. Tinh bột nguyên cám

Một trong những loại thực phẩm tốt gợi ý cho mẹ để giải đáp thắc mắc ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành đó chính là các loại tinh bột nguyên cám. Chúng sẽ bổ sung đầy đủ các vitamin cũng như những chất cần thiết trong việc tái tạo tế bào mô mới và giúp cho vết thương trong cơ thể mau được lành, đồng thời liên kết tốt với tế bào cũ hơn.

Những loại tinh bột nguyên cám mẹ nên bổ sung là gạo lứt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, gạo nếp, gạo tẻ, bột mì, các loại hạt ngũ cốc,…

2.6. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một trong những vi chất cần thiết để hình thành một tế bào mô mới. Đồng thời kẽm sẽ giúp cho cơ thể tổng hợp được protein, cũng như các loại chất béo và collagen để kích thích chữa lành các vết thương bên trong cơ thể.

Kẽm còn giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể người mẹ tránh tình trạng bị nhiễm trùng hay vi khuẩn tấn công… Những loại thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung sau khi sinh là ngũ cốc, các loại thịt màu đỏ, bánh mì, hải sản hay thịt gà …

Thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ

Thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ (Nguồn: Useful.com)

3. Khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì

3.1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại chất béo đặc biệt là chất béo nguồn gốc động vật các mẹ cần phải tránh sau khi sinh, nhất là có thực hiện rạch tầng sinh môn. Mẹ chỉ nên bổ sung chất béo thực vật một lượng vừa đủ mà thôi.

3.2. Thực phẩm ngọt nhiều đường

Mẹ sau khi sinh và khâu tầng sinh môn cũng nên tránh dung nạp quá nhiều đường. Vì dưỡng chất này sẽ làm chậm quá trình lành vết thương và gây ra nhiều biến chứng khác.

3.3. Chất kích thích, đồ uống có cồn

Phụ nữ có thai và cho con bú cần tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích hay đồ uống có cồn. Chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của người mẹ và của cả em bé.

3.4. Thực phẩm khó tiêu, gây táo bón

Bên cạnh đó mẹ cũng tránh ăn những loại thức ăn khó tiêu gây ảnh hưởng đến dạ dày, gây táo bón, làm cho cơ thể người mẹ mệt mỏi cũng như làm sữa cho con bú nóng và ảnh hưởng đến bé.

3.5. Thực phẩm lên men

Các loại thực phẩm lên men sẽ làm cho vết thương sau khi mổ sẽ lâu lành hơn bình thường nhất là ở tầng sinh môn nên mẹ cần phải tránh.

3.6. Thực phẩm gây dị ứng

Với các loại thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể người mẹ cần phải tránh xa, nếu ăn những loại này có thể làm cơ thể phản ứng và gây ra nhiều biến chứng khác.

3.7. Ăn nhiều thực phẩm nhuận trường, giàu chất xơ

Đối với những người mới mổ dậy hay sinh con thì việc bổ sung đầy đủ và nhiều thực phẩm nhuận trường hay giàu chất xơ sẽ giúp cho cơ thể dung nạp được nhiều dưỡng chất tốt cho sự hình thành mô và lành vết thương nhanh chóng hơn.

3.8. Kiêng đồ nếp

Đồ nếp cũng là một trong những loại thực phẩm gây nhức cho vết thương mổ và làm vết thương lâu lành lại hơn. Vì thế sau khi sinh và có rạch tầng sinh môn mẹ cũng nên tránh đồ nếp.

Sau khi rạch tầng sinh môn mẹ cũng nên kiêng ăn các loại thức ăn từ nếp

Sau khi rạch tầng sinh môn mẹ cũng nên kiêng ăn các loại thức ăn từ nếp (Nguồn: baodulich.net.vn)

4. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh mau lành

Bên cạnh việc tìm hiểu ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành thì mẹ cần phải biết được cách chăm sóc vết thương tốt nhất để không bị nhiễm trùng và gây biến chứng. Đầu tiên là sau khi sinh em bé xong mẹ cần phải hoạt động nhẹ nhàng, không mang vác hay thực hiện các động tác mạnh.

Để giữ lửa cho chuyện chăn gối vợ chồng, hãy làm việc đó khi cả hai đều được thoải mái. Tốt nhất nên kiêng quan hệ tình dục từ 1 đến 2 tháng cho đến khi tầng sinh môn đã lành hẳn.

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách và khoa học. Việc vệ sinh sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm, khiến vết khâu nhanh lành hơn.

Trong cuộc sống hằng ngày sau khi sinh các mẹ nên mặc quần áo rộng thoải mái, cùng với đó chất liệu quần áo nên thoáng mát.

Tư thế nằm cũng ảnh hưởng một phần tới tiến trình lành vết khâu tầng sinh môn. Các thao tác chuẩn bị nằm nên nhẹ nhàng và tư thế nằm phải phù hợp, không căng cứng, gò ép giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và cũng có tác dụng giảm đau.

Không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường của tầng sinh môn trong quá trình hồi phục cần nhanh chóng kiểm tra để hạn chế tối đa những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn tìm được lời giải đáp cho thắc mắc nên ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành. Bạn cũng có thể tham khảo đặt mua các loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng cho người sau sinh trên Useful.vn vô cùng tiện lợi chỉ bằng một vài thao tác nhấp chuột, click.