1. Có nên thực hiện các xét nghiệm tim bẩm sinh cho thai nhi
Bạn có biết, nguyên nhân tim bẩm sinh chiếm 35% số ca tử vong ở trẻ sơ sinh. Tần suất của dị tật tim bẩm sinh chiếm từ 0,8% đến 1% trẻ em hiện nay. Có thể thấy đây là một trong những căn bệnh không còn quá xa lạ, là nguyên nhân dẫn tới một số trường hợp tử vong đáng tiếc ở các em bé mới chào đời. Do đó, việc xét nghiệm tim bẩm sinh cho thai nhi nên được thực hiện sớm. Ngày nay với các thiết bị công nghệ tiên tiến, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh chẩn đoán thai nhi có dị tật không từ khi còn trong bụng mẹ. Sau đó, tiến hành thực hiện điều trị các dị tật này từ trong bào thai, có kế hoạch sinh nở phù hợp, trong những trường hợp xấu nhất, có thể sớm chấm dứt thai kỳ. Bạn có thể đăng ký các gói khám sàng lọc trước khi mang thai từ các bệnh viện uy tín để tránh các hiện tượng em bé trong bụng mẹ mắc các dị tật.
Mẹ bầu nên cân nhắc xét nghiệm nếu thai có các biểu hiện mắc tim bẩm sinh (Nguồn: sheknows.com)
2. Cách xét nghiệm sàng lọc tim bẩm sinh khi mang thai
2.1. Siêu âm thai có phát hiện được tim bẩm sinh
Siêu âm tim bẩm sinh thai nhi là một trong những kỹ thuật nâng cao cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Đây là siêu âm giúp khảo sát cấu trúc hệ tim mạch thai nhi. Để phát hiện được các dấu hiệu tim bẩm sinh, cần siêu âm 4D. Thời gian thích hợp để chẩn đoán rõ ràng và chính xác nhất là thai kỳ đang trong tuần thứ 21-24. Các bất thường về nhiễm sắc thể hay khoảng mờ dưới da gáy chính là một trong những dấu hiệu tim bẩm sinh ở thai nhi. Ngày nay, với những bệnh viện có cơ sở trang biết bị hiện đại, đã có thể sàng lọc tim bẩm sinh khi mang thai ở tuần thứ 18. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm sàng lọc trước sinh để tìm đến những địa chỉ uy tín. Nhìn chung, đây là một bệnh lý khá phức tạp, bởi vậy dù siêu âm có thể phát hiện tim bẩm sinh nhưng nó sẽ chỉ phát hiện khoảng 60-80% bệnh lý này.
2.2. Khám tim sau sinh cho trẻ
Chính vì việc các thao tác siêu âm sàng lọc, xét nghiệm tim bẩm sinh cho thai nhi vẫn có thể bỏ qua các dấu hiệu hiệu của dị tật này, tất cả chỉ là phỏng đoán, nên sau khi em bé chào đời, để yên tâm hơn về sức khỏe của bé, bạn có thể khám tim sau sinh cho trẻ.
Em bé sau khi sinh nên được khám lại để đảm bảo có mắc tim bẩm sinh hay không (Nguồn: nhs.uk)
3. Các yếu tố nguy cơ cao từ mẹ có thể dẫn đến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh
3.1. Các yếu tố nguy cơ từ mẹ
Nếu như mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe có thể gây nguy cơ dị tật tim bẩm sinh cho con thì nên làm các xét nghiệm sàng lọc sớm. Một số các vấn đề của mẹ ảnh hưởng đến bé có thể kể tới đầu tiên đó là việc mẹ bị tim bẩm sinh. Nó khiến tần suất con cũng mắc tim bẩm sinh lên tới 2-22%. Mẹ mắc các rối loạn về chuyển khóa, bệnh tạo keo như đái tháo đường (khiến nguy cơ trẻ mắc tim bẩm sinh cao cấp 3 lần), hội chứng Sjogen, Lupus ban đỏ, Phenylketourin (tăng 14% nguy cơ mắc tim bẩm sinh ở thai nhi),…
Ngoài ra việc dùng một số các chất như chất kích thích: rượu, cồn,… chất ức chế sinh PG: Acid Salicylic, Ibuprofen,… cũng có thể gây ra các dị tật cho thai nhi. Nếu mẹ bầu từng nhiễm các virus như Rubella, Cosackie, Panovirus,… thì việc xét nghiệm thai nhi là rất cần thiết. Nhìn chung, các mẹ nếu rơi vào những trường hợp trên thì nên mua các gói chăm sóc thai sản và sau sinh để được theo dõi sức khỏe mẹ và bé tận tình, kịp thời khám và phát hiện các bệnh lý của trẻ.
Bà bầu mắc bệnh trong khi mang bầu cũng có thể là nguyên nhân thai mắc tim bẩm sinh (Nguồn: stelizabeth.com)
3.2. Các yếu tố nguy cơ từ thai nhi
Một số dấu hiệu khi khám thai có thể phỏng đoán thai nhi có nguy cơ mắc tim bẩm sinh mà bạn nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc ngay. Một số dấu hiệu về cơ thể thai nhi như: tăng cản âm ruột, xương đùi ngắn, thai tăng trưởng chậm,… Ngoài ra một số dị tật được phát hiện có thể liên quan đến tim bẩm sinh như: thoát vị rốn, teo thực quản, thoát vị hoành, một động mạch rốn, Cystic Hygroma, nang phổi,… Nếu thai có các biểu hiện bất thường nhiễm sắc thể, đa thai, rối loạn nhịp tim, hẹp eo động mạch chủ, … thì bạn cũng nên cân nhắc xét nghiệm để phát hiện các bệnh lý nghiêm trọng khác sớm.
3.3. Các yếu tố nguy cơ từ gia đình
Nếu như bạn đã từng sinh một bé trước bị tim bẩm sinh thì nguy cơ bé tiếp theo mắc bệnh này sẽ là 2%. Hoặc có thể cha bé bị tim bẩm sinh cũng là một nguyên nhân thai nhi nhiễm dị tật tim bẩm sinh. Nếu gia đình có bệnh sử rối loạn gen cũng là một điểm cần lưu ý, để bạn xét nghiệm sớm thai nhi và điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng của tim bẩm sinh.
Trên đây là các thông tin về xét nghiệm tim bẩm sinh cho thai nhi và việc có nên xét nghiệm hay không. Hy vọng bạn sẽ có thêm được một số kinh nghiệm trước khi bắt đầu kế hoạch sinh em bé của mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về các dịch vụ sàng lọc trước khi mang thai để tránh dị tật bẩm sinh cho bé trên Useful nhé.