Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp virus Zika vào danh sách các loại dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm, những ai mắc phải loại virus này có nguy cơ cao bị teo não. Vậy loại virus này lây nhiễm như thế nào, làm thế nào để phòng tránh? Cùng Blog Useful tìm hiểu ngay nhé!
1. Tìm hiểu về virus Zika là gì?
Virus Zika (sốt Zika, virus ZIKV) là căn bệnh phổ biến ở các nước cận nhiệt đới, nhiệt đới lây lan qua đường muỗi đốt. Muỗi truyền bệnh khi hút virus ZIKV từ người nhiễm bệnh sau đó chuyển sang người bình thường.
Hiện tại, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng chưa có vắc xin phòng ngừa vì thế việc tự bảo vệ bản thân, phòng chống các tác nhân gây bệnh là những cách hiệu quả giúp hạn chế bệnh. Sốt Zika có thể gây nên một số biến chứng về thần kinh nếu không điều trị kịp thời, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng không cao. Chủ yếu nguy hiểm với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.
Bệnh virus Zika lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua con đường muỗi đốt (Nguồn:medicalnewstoday.com)
2. Dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm virus Zika
2.1. Dấu hiệu của virus Zika thường gặp
Các triệu chứng nhiễm sốt Zika có thể tự hết sau một tuần. Virus Zika gây bệnh gì được nhiều người quan tâm. Trong đó một số dấu hiệu nhiễm như sốt, đau khớp, đau đầu, phát ban, đau cơ, đau lưng, mắt đỏ… Người bị sốt Zika thường gặp tình trạng đau đầu nhẹ sau đó tiến triển sang các dấu hiệu khác như viêm, dị ứng, nổi sần kéo dài từ 3-7 ngày.
2.2. Dấu hiệu nguy hiểm của sốt Zika khi mang thai
Khi mang thai, sốt Zika có khả năng đi từ mẹ sang con. Đây là một trong 35 căn bệnh nguy hiểm khi mang thai phổ biến hay gặp ở mẹ bầu. Điều này khiến trẻ sinh ra mắc sốt Zika có thể bị dị tật bẩm sinh ở các bộ phận như mắt, đầu gây đầu nhỏ, não, suy giảm khả năng sinh trưởng…
3. Virus Zika lây qua đường nào
3.1. Muỗi Aedes là vật truyền sốt Zika chủ yếu
Virus Zika lây truyền qua muỗi cái Aedes aegypti (muỗi vằn). Sau khi muỗi hút máu người mắc bệnh virus Zika có khả năng truyền cho người hoặc vật nuôi khác khi hút máu. Muỗi có khả năng truyền bệnh suốt đời thậm chí có thể sinh trưởng muỗi con chứa mầm mống bệnh. Vì thế, những khu vực có muỗi bị nhiễm Zika thường tạo thành ổ dịch nguy hiểm. Cha mẹ cần tham khảo ngay top 13 xịt chống muỗi an toàn hiệu quả cho bé và gia đình để phòng bệnh.
3.2. Các con đường khác lây nhiễm Virus
Bên cạnh con đường lây truyền qua muỗi đốt là chủ yếu thì có một số con đường lây truyền khác như từ mẹ sang thai nhi, qua quan hệ tình dục, qua đường truyền máu khi người hiến tặng máu mang mầm mống bệnh thì người nhận cũng có nguy cơ mắc bệnh cao, do dùng chung bơm kim tiêm nhiễm máu người bệnh…
3.3. Những ai thường mắc phải bệnh sốt Zika
Virus Zika phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ giới tính, độ tuổi nào. Tuy nhiên, những người đến khu vực nhiễm bệnh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai thường có khả năng cao mắc bệnh hơn. Vì thế để phòng ngừa bệnh cần hạn chế đến các khu vực có mầm mống bệnh. Thông thường loại virus này phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Viên chống muỗi Parakito được đánh giá là hiệu quả phòng muỗi cho mẹ bầu và em bé.
3.4. Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm sốt Zika
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm virus Zika như sống hoặc đến các nơi có tỉ lệ mắc sốt Zika cao. Qua quan hệ tình dục không an toàn, qua máu từ người này sang người khác. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ nhiễm virus Zika nhất.
4. Tác hại virus Zika nguy hiểm như thế nào
Virus ZIKV (Zika) thường không nguy hiểm với người bình thường, bởi cơ thể bình thường có khả năng tự khỏi bệnh trong khoảng một tuần, đây là virus ăn não người khiến một số ít trường hợp bị tê liệt thần kinh. Tuy nhiên, nếu người mắc bệnh là phụ nữ mang thai thì tác hại của virus Zika có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi gây ra các rối loạn thần kinh như teo não, đầu bị dị tật nhỏ hơn bình thường, tê liệt thần kinh.
5. Điều trị virus Zika như thế nào
5.1. Chăm sóc, điều trị tại nhà
Chăm sóc và điều trị sốt Zika tại nhà giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Trong đó bao gồm nghỉ ngơi, điện giải, bổ sung nước, nếu người bệnh gặp tình trạng sốt cao cần được hạ sốt ngay. Chế độ điều trị tại nhà nên sử dụng chọn mua thực phẩm tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trong 3 tháng giữa thai kỳ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng và khỏe mạnh.
5.2. Khi nào cần gặp bác sĩ
Điều trị sốt Zika nếu thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể như sốt kéo dài, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người các bác sĩ sẽ cho bạn những lời tư vấn phù hợp nhất. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không theo hướng dẫn dễ khiến cơ thể gặp các biến chứng không mong muốn.
6. Cách phòng tránh virus Zika
6.1. Biện pháp phòng tránh muỗi đốt
Phòng ngừa bệnh virus Zika cần tránh xa các nguyên nhân gây bệnh. Bao gồm che chắn để tránh muỗi đốt, mua xịt/kem chống côn trùng an toàn với sức khỏe để bôi trên cơ thể đề phòng muỗi đốt. Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo kín, dài tay, đi vớ để bảo vệ chống muỗi đốt. Nên vệ sinh nơi ở để tránh các khu vực là nơi cư trú, mầm mống sinh ra muỗi như thức ăn thừa, chậu hoa, các khu vực đọng nước…
6.2. Phụ nữ có thai cần tuyệt đối cẩn thận sốt Zika
Phụ nữ có thai nên hạn chế đến các khu vực có mầm mống bệnh Zika. Nên che chắn cơ thể và hạn chế tiếp xúc với các khu vực có chất bẩn. Bên cạnh đó, khi mang thai nên lựa chọn và đăng ký gói khám thai sản chất lượng cao Vinmec để các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể và đưa ra các lời khuyên về chăm sóc mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Trên đây là những thông tin về virus Zika, hy vọng những thông tin này giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách thực hiện khám sức khỏe tổng quát tại các bệnh viện uy tín để phát hiện những bất thường sức khỏe và có phương pháp điều trị kịp thời.