Viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị hiệu quả

Viêm nha chu ở trẻ em là một trong số những căn bệnh nguy hiểm về răng miệng. Trẻ mắc phải viêm nha chu là do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần có biện pháp phòng ngừa đúng đắn. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh, mời bạn đọc tham khảo những thông tin quan trọng sau đây.

Nội dung chính

1. Viêm nha chu ở trẻ em là gì? Nguy hiểm như thế nào

1.1. Viêm nha chu ở trẻ em là gì

Viêm nha chu là căn bệnh nhiễm trùng ở nướu khá nghiêm trọng, xuất hiện ở mọi đối tượng và trong đó có trẻ em. Đây là căn bệnh liên quan đến các mô nâng đỡ ở xung quanh thân răng, gây nên nhiễm trùng nướu, sau đó sẽ lan dần xuống những cấu trúc mô nha chu dưới và tạo thành các túi nha chu. Sau một thời gian, nếu như không phát hiện và điều trị sớm, bên cạnh việc gây đau nhức và ăn uống khó khăn thì bệnh còn làm suy yếu chức năng của răng cũng như có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Bệnh viêm nha chu thường xảy ra ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm nha chu thường xảy ra ở trẻ nhỏ (Nguồn: ppdsmile.com)

1.2. Ảnh hưởng viêm nha chu đến sức khỏe răng miệng

Thường thì trẻ sẽ bắt đầu quá trình mọc răng sữa từ tháng 6 và sẽ có khoảng 20 răng sữa trong độ tuổi 30 tháng đầu tiên. Hơn nữa, răng sữa giúp định hướng cho loại răng vĩnh viễn để mọc đúng vị trí trong tương lai.

Tuy nhiên, khi bệnh viêm nha chu ở trẻ em xuất hiện thì răng sữa của bé sẽ lung lay, có thể rụng sớm nếu điều trị trễ, từ đó gây trở ngại cho việc mọc răng vĩnh viễn. Trong trường hợp bé mắc bệnh sau khi răng vĩnh viễn đã thay mới, nếu không chữa trị sớm thì mô nâng đỡ ở răng và dây chằng có thể bị phá hủy cũng như làm tiêu xương tại ổ răng. Thời gian về dài, răng lung lay và dẫn đến mất răng, từ đó răng vĩnh viễn cũng bị mất mà không tự động mọc trở lại.

1.3. Viêm nha chu còn ảnh hưởng đến phát triển của trẻ sau này

Tình trạng viêm nha chu ở trẻ em còn làm nướu răng sưng đỏ, chảy máu làm cho bé đau nhức và khó chịu, việc ăn uống sẽ khó khăn hoặc gây biếng ăn. Đồng thời, các vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu sẽ theo thức ăn đi vào dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Chưa hết, vi khuẩn bên trong khoang miệng sẽ xâm nhập mạch máu qua những điểm chảy máu ở nướu và đi theo dòng máu đến làm hại cho tim mạch cũng như một số bộ phận khác trên cơ thể. Không những thế, vi khuẩn ở miệng cũng có thể tấn công đến phổi và xuất hiện các bệnh về đường hô hấp ở trẻ.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu ở trẻ

2.1. Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt, đồ nhiệt

Đa số các trẻ em đều có sở thích ăn nhiều đồ ngọt, món ăn nhiệt gây nóng trong người, thức uống có ga, thức uống chứa nhiều phẩm màu,… khiến lớp men răng còn yếu dễ ăn mòn và bị tổn thương cao.

2.2. Trẻ chưa ý thức được chăm sóc răng miệng đúng cách

Trẻ em chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng thường xuyên và vệ sinh thân thể quan trọng như thế nào, nên cũng là yếu tố hàng đầu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và sinh sôi nảy nở.

Trẻ nhỏ chưa ý thức trong việc vệ sinh răng miệng

Trẻ nhỏ chưa ý thức trong việc vệ sinh răng miệng (Nguồn: gmcclinics.com)

2.3. Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh

Hệ miễn dịch của trẻ thời gian này chưa được hoàn thiện, thế nên việc ăn uống và vệ sinh cá nhân nếu không đảm bảo an toàn cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu ở trẻ. Cần tăng cường những thực phẩm tăng sức đề kháng miễn dịch cho trẻ đầy đủ nâng cao sức khỏe cho bé.

2.4. Răng miệng trẻ đang trong giai đoạn phát triển chưa ổn định

Những bộ phận xung quanh răng và hệ thống nướu của trẻ còn yếu và sức đề kháng chưa đủ để chống lại các vi khuẩn nguy hiểm và độc hại.

3. Các dạng viêm nha chu thường gặp ở trẻ em

3.1. Viêm nướu

Là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm nha chu với những biểu hiện như: nướu bị sưng, nướu chuyển sang màu đỏ, chảy máu ở nướu,… Hơn nữa, nguyên nhân hình thành bệnh thường do trẻ lười vệ sinh răng miệng. Vì thế, bố mẹ cần phải lưu ý đưa trẻ đi chăm sóc răng miệng ở các nha khoa hoặc có biện pháp điều trị kịp thời.

3.2. Viêm nha chu trước tuổi dậy thì

Là giai đoạn khá nguy hiểm và có thể dẫn đến mất các răng sữa trước lúc phát triển hoàn thiện, thường kèm theo một số bệnh lý như: bệnh bạch cầu dính, giảm bạch cầu trung tính, giảm men phosphatase,… Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ có các bệnh lý toàn cơ thể.

3.3. Viêm nướu khu trú ở trẻ

Một dạng viêm nha chu ở trẻ em thường gặp là viêm nướu khu trú nguy hiểm trầm trọng đến sức khỏe răng miệng của bé. Đây là tình trạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng, có biểu hiệu là mất xương ở ổ răng và tổn thương các dây chằng nha chu. Từ đó, hệ quả là răng bé sẽ dễ lung lay và dẫn đến mất răng.

3.4. Viêm quanh thân răng cấp

Sự tích tụ tế bào chết và các mô ở trong kẽ và khe nướu, cùng đó là sự tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn dễ làm viêm nướu. Hơn nữa, tình trạng răng cối mọc cũng gây nên chứng viêm cấp. Khung hàm của bé sẽ đau nhức dữ dội và bị cứng lại.

3.5. Tăng sản nướu do cyclosporine hay phenytoin

Khi sử dụng thuốc cyclosporine chống lại thải tạng ghép, hay loại thuốc phenytoin nhằm chống căn bệnh động kinh cũng gây nên tăng sản toàn bộ ở nướu. Theo đó, phenytoin và một số chất chuyển hóa có công dụng kích thích trực tiếp đến những nguyên bào sợi tại nướu, làm tăng tổng hợp collagen.

3.6. Viêm loét hoại tử nướu cấp

Còn được gọi là bệnh miệng chiến hào hay bệnh viêm miệng Vincent. Dạng bệnh viêm nha chu này có những thoi khuẩn và xoắn khuẩn ở trong khoang miệng. Tuy nhiên, không rõ là những vi khuẩn này hình thành bệnh hay xuất hiện một yếu tố thứ phát. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ, tổn thương sẽ lan ra các mô và gây hoại tử mô vị trí ở mặt.

Một số dạng viêm nha chu dễ gặp ở trẻ

Một số dạng viêm nha chu dễ gặp ở trẻ (Nguồn: drannabelbraganza.wordpress.com)

4. Triệu chứng trẻ nhỏ mắc viêm nha chu

4.1. Biểu hiện giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu bệnh xuất hiện cao răng và những mảng bám trên bề mặt của răng. Vôi răng là lớp màng dính vàng sậm, đen hoặc nâu bám chắc trên bề mặt của răng. Các vi khuẩn có trong vôi răng và chất độc mà chúng thải ra sẽ làm cho nướu bị sưng đỏ và kích ứng.

4.2. Dấu hiệu giai đoạn hai

Giai đoạn hai của bệnh viêm nha chu ở trẻ em chính là tình trạng viêm nướu. Khi nướu bị viêm thường có màu đỏ và vùng này sẽ nhảy cảm hơn thông thường, dễ bị chảy máu khi gặp tác động từ bên ngoài: ăn uống, chải răng,…

4.3. Triệu chứng giai đoạn ba

Là thời điểm hình thành các túi nha chu. Lúc này nướu bị viêm, sưng tấy và từ từ tách ra khỏi chân răng. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công những mô nha chu dưới, tạo nên các túi nha chu chứa mủ cũng như vi khuẩn, khiến cho miệng bé có mùi hôi gây khó chịu.

4.4. Các biến chứng ở giai đoạn cuối

Với giai đoạn cuối thì viêm nha chu thường đã trở nên nặng và nghiêm trọng, răng lúc này đã bắt đầu lung lay. Nếu chứng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm cho những mô nha chu tiêu dần đi và bị tổn thương, răng bị xô lệch và dễ gãy.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nha chu

Các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nha chu (Nguồn: nucuoicuaban.com)

5. Điều trị viêm nha chu ở trẻ nhỏ

5.1. Dùng thuốc kháng sinh

Nếu tình trạng viêm nha chu ở trẻ nhỏ đã trở nên nặng, bác sĩ có thể chữa trị bằng các thuốc kháng sinh với liều lượng phù hợp. Bên cạnh đó, bé có thể dùng nước súc miệng chuyên dụng ngăn ngừa nha chu hoặc bằng nước muối để vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

5.2. Cạo vôi, loại bỏ mảng bám

Phụ huynh nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để lấy cao răng. Thông thường sau khi làm sạch cao răng, nha sĩ sẽ hướng dẫn bé đánh răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng hạn chế các mảng bám từ thức ăn sót lại. Phụ tìm hiểu thật kỹ và tìm đến các địa chỉ lấy cao răng bác sĩ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho bé nhé.

5.3. Trám răng sâu và răng có nguy cơ sâu

Trẻ có thể sẽ được bác sĩ hay nha sĩ thực hiện trám các răng bị sâu hay đang có nguy cơ sâu. Việc làm này thực sự cần thiết bởi sẽ giảm thiểu đi các biến chứng khó lường bởi đây cũng là một tác nhân gây viêm nha chu.

5.4. Súc miệng bằng nước muối hoặc tinh dầu sả

Súc miệng bằng nước muối có công dụng làm dịu, giảm thiểu nhiễm khuẩn và loại bỏ được thức ăn thừa. Phụ huynh có thể pha nước muối cho bé súc miệng 2 lần mỗi ngày. Hơn nữa, súc miệng với tinh dầu sả nguyên chất được chiết xuất từ thiên nhiên sẽ hỗ trợ giảm bớt mùi hôi miệng, nhưng bạn chú ý nên pha loãng lượng nước sả để không làm kích ứng ở lợi nhé.

5.5. Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu

Trong trường hợp viêm nha chu ở trẻ nhỏ đã xuất hiện các túi mủ và tiến triển bệnh phức tạp, bác sĩ có thể áp dụng phẫu thuật loại bỏ túi mủ. Theo đó, bác sĩ sẽ rạch những vết nhỏ nằm ở nướu để nâng mô nướu lên, làm lộ được chân răng và cạo được dễ dàng hơn. Thường nha chu sẽ làm mất men răng, chân răng sẽ được cố định trước lúc nướu khâu lại. Sau khi đã điều trị, bé sẽ thuận lợi khi vệ sinh răng miệng và có thể duy trì cho nướu mạnh khỏe.

Phương pháp điều trị viêm nha chu ở trẻ nhỏ

Phương pháp điều trị viêm nha chu ở trẻ nhỏ (Nguồn: nhakhoavietduc6.com)

6. Phòng ngừa viêm nha chu ở trẻ em như thế nào

6.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn nên cho bé đánh răng 2 lần/ngày sau khi ăn sáng và trước lúc đi ngủ, mỗi lần vệ sinh răng nên dành ít nhất là 2-3 phút. Bạn có thể cho trẻ vệ sinh với loại kem đánh răng chứa chất fluor và sử dụng bàn chải có sợi lông mềm chất lượng an toàn.

6.2. Tăng cường dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm có hại cho răng

Một cách ngăn ngừa viêm nha chu ở trẻ nhỏ khác là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn mua các thực phẩm nguồn gốc rõ ràng uy tín để thiết lập thực đơn đầy đủ chất cho trẻ. Tham khảo thực phẩm tốt cho răng nướu chắc khỏe để tránh bào mòn lớp men còn yếu của bé nhé.

6.3. Cạo vôi và khám răng định kỳ cho bé

Đưa bé đi thăm khám để kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên, tối thiểu là 2 lần/1 năm. Để tiết kiệm thời gian và công sức thì bạn có thể truy cập Useful chọn mua gói khám nha khoa cạo vôi răng định kỳ nhé. Việc này giúp bố mẹ theo dõi được tình trạng răng miệng của bé và kịp thời phát hiện các mầm mống gây bệnh.

Cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ khỏe mạnh

Cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ khỏe mạnh (Nguồn: vn.theasianparent.com)

Thông qua bài blog, bạn đọc đã có thể hiểu hơn về căn bệnh viêm nha chu ở trẻ em và có phương pháp chữa trị kịp thời tránh biến chứng khôn lường cho bé yêu. Đừng quên truy cập Useful.vn để săn các voucher khám nha khoa công nghệ tiên tiến giá tốt giúp bé có hàm răng đẹp và chắc khỏe nhé.