Đối với phụ nữ mắc viêm nha chu khi mang thai sẽ có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này nên việc chữa trị còn gặp nhiều khó khăn.
1. Nguyên nhân bà bầu có nguy cơ cao bị viêm nha chu trong thai kỳ
1.1. Nội tiết tố trong thai kỳ thay đổi
Thông thường, vào tháng thứ 2 trong thai kỳ, lượng hormone progesterone và estrogen sẽ tăng lên nhanh chóng và làm gia tăng lưu lượng của máu đến nướu, từ đó hình thành chứng viêm nướu nặng hơn bình thường. Một số biểu hiện thường thấy như: đau nhức răng, chảy máu ở nướu khi chải răng,… Tình trạng này cũng có thể nặng hơn ở thời điểm tháng thứ 7 và 8 và giảm đi dần vào tháng thứ 9 thai kỳ.
Bệnh viêm nha chu ở phụ nữ mang thai (Nguồn: jenchiangdds.com)
1.2. Thiếu hụt về canxi và hệ miễn dịch suy giảm
Nguyên nhân viêm nha chu khi mang thai còn biểu hiện qua việc cơ thể thiếu hụt chất canxi. Bởi trong quá trình mang thai thì đòi hỏi lượng canxi cho thai nhi là rất cao, có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu canxi, làm cho răng xốp hơn và nguy cơ sâu răng cao. Việc bổ sung thực phẩm dồi dào canxi cho mẹ bầu khỏe mạnh là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch suy giảm cũng là tác nhân gây nên bệnh viêm nha chu do vi khuẩn trong miệng phát triển quá mạnh.
1.3. Hạn chế sử dụng kem đánh răng trong thai kỳ
Trong các tháng đầu khi mang thai thì mẹ thường gặp chứng ốm nghén, nên có thể sẽ nhạy cảm với mùi và vị của kem đánh răng. Từ đó việc vệ sinh răng miệng sẽ không đều đặn, gây trở ngại và tạo điều kiện phát triển các bệnh về răng.
1.4. Thay đổi thói quen ăn uống, dinh dưỡng
Bên cạnh đó, việc bị ốm nghén còn có thể gây ra tình trạng nôn ói, thèm ăn đồ chua ngọt,… nhiều hơn thông thường. Tuy nhiên, nếu dung nạp nhiều thức ăn có chứa đường glucose cũng là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng trong quá trình mang thai. Đừng quên tham khảo các đánh giá trám răng sâu và các ưu nhược điểm nếu đang có ý định thực hiện phương pháp này.
2. Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không
2.1. Viêm nha chu bà bầu có đáng lo ngại không
Ở đối tượng thai phụ thường dễ đối mặt với các bệnh về răng miệng, tuy nhiên nhiều người lại coi nhẹ bệnh và dẫn đến những biến chứng nặng nề. Các bác sĩ thường chia sẻ rằng bà bầu có vấn đề về răng thường tìm đến bác sĩ Nha khoa ở thời điểm bệnh đã trầm trọng, vì thế việc điều trị lúc này có phần khó khăn hơn.
Điều đáng nói ở đây là việc chữa trị bệnh răng miệng cho bà bầu không chỉ đơn giản là các dấu hiệu như: chảy máu răng, đau nhức chân răng,… mà còn nguy hiểm với những tình trạng khác về lâu dài và có thể dẫn đến bệnh viêm nha chu.
2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu
Viêm nha chu khi mang thai còn gây nên đau nhức răng khó chịu đến bà bầu. Trong đó, những triệu chứng thường thấy như: hôi miệng, nướu sưng đỏ, răng lung lay, xuất hiện những túi chứa mủ và các vi khuẩn. Khi triệu chứng viêm nhiễm kéo dài sẽ gây ra cho những mô nâng đỡ như: nướu, dây chằng, cement răng, xương ổ răng,… tổn thương và tiêu từ từ, khiến răng dễ lung lay và sau đó sẽ bị rụng đi.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh viêm nha chu trong thời điểm cuối của quá trình mang thai, đặc biệt là giai đoạn chuyển dạ cũng làm tăng nguy cơ tiền sản giật nguy hiểm.
Viêm nha chu có ảnh hưởng mẹ và bé như thế nào (Nguồn: yourdentistryguide.com)
2.3. Viêm nha chu có ảnh hưởng đến thai nhi
Khi bà bầu mắc phải bệnh nha chu, nồng độ của vi khuẩn gây hại có bên trong khoang miệng của mẹ luôn trong mức độ cao, đặc biệt là loại vi khuẩn Porphyromonas Gingivalis.
Theo đó, chúng sẽ đi theo đường tuần hoàn của máu để tấn công và phá hủy màng nhau thai, song song đó là kích thích những chất gây nên co thắt tử cung, làm chuyển dạ sớm và sinh non (trước lúc thai nhi 37 tuần tuổi) hay sinh thiếu cân (dưới 2,5kg). Hơn thế nữa, việc trẻ ra đời quá sớm cũng khiến bé dễ gặp một số vấn đề sức khỏe như: suy hô hấp, cân nặng không đạt tiêu chuẩn, nhiễm trùng da,…
Vì những lẽ đó, mẹ bầu nên chọn lọc các dịch vụ thai sản trọn gói chất lượng tốt, tiêu chuẩn cao nhằm đảm bảo sự an toàn sức khỏe cao cho mẹ và thai nhi.
3. Dấu hiệu bà bầu bị viêm nha chu
Viêm nha chu khi mang thai là bệnh nguy hiểm đến mẹ và thai nhi nếu như đã mắc phải. Chính vì thế, bạn nên theo dõi cơ thể và đặc biệt là vùng răng miệng, nên đi thăm khám bác sĩ ngay nếu như gặp phải một số triệu chứng răng miệng khi mang thai sau.
- Viêm nướu
- U nhú thai nghén
- Sâu răng
- Mòn răng
- Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu. Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.
- Vôi răng đóng ở cổ răng
- Đau răng khi nhai thức ăn
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Răng lung lay và thưa dần
- Một số vấn đề răng miệng khác như: Khô miệng, tăng tiết nước bọt,…
Định kỳ thăm khám, lấy mảng bám và cạo vôi răng cho mẹ bầu (Nguồn: asiaone.com)
4. Phương pháp chữa viêm nha chu cho bà bầu
4.1. Lấy mảng bám và cạo vôi răng
Mẹ bầu nếu thấy bất cứ sự bất thường nào xảy ra ở răng miệng, thì nên đến các cơ sở y tế để nhận chẩn đoán, thăm khám từ bác sĩ và có biện pháp chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, sau khi đã biết tình trạng bệnh thì bác sĩ có thể tiến hành lấy mảng bám và cạo vôi ở răng cho bà bầu.
Tuy nhiên, nếu như có kế hoạch cạo vôi răng thì mẹ nên chọn thời điểm 3 tháng giữa trong thai kỳ để đảm bảo được sự an toàn cao nhé, bởi lúc này thai nhi đã bắt đầu ổn định hơn.
4.2. Cẩn thận khi dùng thuốc điều trị trong thai kỳ
Trong trường hợp viêm nha chu khi mang thai có mô xung quanh răng gặp tổn thương nặng, thì bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc thích hợp. Mẹ nên chú ý rằng việc dùng thuốc trong quá trình mang thai cần phải cẩn thận và tuân theo sự chỉ dẫn từ bác sĩ, điều này tránh được những hậu quả khó lường.
4.3. Vệ sinh răng miệng thật tốt
Bên cạnh một số cách chữa viêm nha chu cho bà bầu ở trên, việc vệ sinh răng miệng cũng chính là việc quan trọng của quá trình chữa trị viêm nha chu xảy ra ở bà bầu. Theo đó, mẹ nên tuân theo sự chỉ định vệ sinh răng miệng từ các bác sĩ nhé.
5. Phòng ngừa viêm nha chu ở bà bầu
5.1. Vệ sinh răng miệng tốt và đúng phương pháp
Vệ sinh răng miệng là một việc làm hàng ngày mà ai cũng cần phải ghi nhớ. Đối với mẹ bầu, việc đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày là hết sức cần thiết, nên chọn bàn chải vệ sinh răng miệng dạng lông mềm và chải dễ dàng để không làm ảnh hướng đến nướu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng và phối hợp với loại nước súc miệng để có thể loại bỏ đi những mảng bám có ở trên răng.
5.2. Ăn uống đủ dinh dưỡng và canxi
Nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với một số thực phẩm an toàn và có nguồn gốc rõ ràng: sản phẩm từ sữa, rau củ quả,… Bên cạnh đó, canxi là một chất giúp cho răng chắc khỏe. Trong quá trình nuôi con, lượng canxi của mẹ được tập trung nhiều nhất trong sữa, vì thế cần phải uống sữa đều đặn và bổ sung rau củ quả vào thực đơn mỗi ngày để cung cấp lượng canxi thiết yếu cho cơ thể của mẹ và có trong sữa cho bé bú nhé.
5.3. Đi khám và cạo vôi định kỳ trước và trong thai kỳ
Để ngăn ngừa viêm nha chu khi mang thai, thì mẹ nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh và chữa trị kịp lúc. Dù đang mang thai những mẹ nên lưu ý đi khám và lấy vôi răng để loại bỏ sự tích tụ của vi khuẩn gây hại sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, nếu gặp tình trạng sâu răng hoặc có vấn đề với ống răng thì mẹ cần phải chữa trong lúc mang thai và cần phải áp dụng điều trị đặc biệt.
Các biện pháp ngăn ngừa viêm nha chu cho phụ nữ mang thai (Nguồn: nhakhoakim.com)
Nhằm giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không, thì các thông tin hữu ích trên đã phần nào cho bạn thêm kiến thức về căn bệnh này. Nếu muốn chọn thêm các voucher chăm sóc sức khỏe răng miệng đa dạng với mức giá tốt nhất, bạn có thể truy cập vào website Useful.vn để tham khảo và lựa chọn nhé.