Viêm nha chu có nguy hiểm không? 5 biến chứng cần lưu ý kỹ

Theo WHO, viêm nha chu là căn bệnh xếp thứ 11 bên cạnh các bệnh nguy hiểm phổ biến trên thế giới. Cùng Blog Useful giải đáp bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không qua một số thông tin quan trọng, từ đó có phương pháp chữa trị và phòng tránh hiệu quả.

1. Tìm hiểu viêm nha chu là gì?

Còn có cái tên gọi khác là bệnh nướu răng, viêm nha chu bắt nguồn từ sự sinh sôi của các vi khuẩn có trong miệng. Bệnh gây nên tình trạng kích ứng hoặc sưng viêm nướu. Nếu không được chữa trị kịp lúc, bệnh sẽ dần phá hủy những mô xung quanh răng và có thể làm mất răng. Tất cả các bộ phận từ chân răng đến vùng xương hàm có khả năng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Bệnh viêm nha chu là gì?

Bệnh viêm nha chu là gì? (Nguồn: nhakhoahome.com)

Khi mắc phải bệnh viêm nha chu, dây chằng nha chu sẽ giãn đứt, làm cho nướu phải tách ra khỏi răng và từ đây túi nha chu sẽ được hình thành. Lúc này, cao răng và bựa của thức ăn xuất hiện rồi đi sâu xuống bên dưới nướu. Bên cạnh đó, nếu để tình trạng này kéo dài và không làm sạch, các vi khuẩn chứa ở cao răng và mảng bám thức ăn tấn công cùng lúc vào răng, nướu, xương ổ răng.

Nướu răng là khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên, làm cho nướu tách ra, gây sưng đau, chảy ra mủ, có thể chảy máu bất kể thời điểm nào, nặng hơn thì sẽ dẫn đến áp-xe nướu. Răng sẽ là nơi xâm nhập tiếp theo, trước tiên là lớp men răng bên ngoài cùng. Những vi khuẩn gây viêm nha chu sẽ tấn công phá hủy men răng, rồi chúng đi dần vào bên trong mô răng để gây ra các bệnh lý sâu răng. Khi tình trạng sâu răng ở vùng sát chân răng đi vào thì bệnh sẽ tiến triển mức độ nhanh hơn.

Nếu xương ổ răng bị xâm nhập thì bệnh đã ở mức độ khá nặng. Đây là vùng có cấu tạo khoáng hóa mềm so với vùng xương hàm dưới nên thuận lợi cho vi khuẩn đi vào và phân rã nên dẫn đến triệu chứng tiêu xương. Khi xương ở vùng này bị tiêu đi, không có sự nâng đỡ của mô xương thì nướu cũng sẽ từ từ tuột thấp. Từ đó, xương và mô ở nướu tổn thương nên không đủ khả năng giữ răng, làm cho răng lung lay và dễ gãy.

2. Viêm nha chu có nguy hiểm không?

2.1. Gây đau nhức dai dẳng

Những vấn đề mà viêm nha chu gây ra cho người bệnh liên quan đến răng miệng, một biểu hiện thường thấy là sưng viêm ở nướu làm đau nhức dai dẳng, khó chịu.

2.2. Răng dễ gãy, rụng do yếu chân răng

Viêm nha chu cũng sẽ phá hủy sự nâng đỡ và cơ chế bảo vệ của các mô, từ đó xuất hiện các tình trạng như răng suy yếu, răng dần lung lay, hư men răng. Không những thế, nếu như triệu chứng nặng hơn có thể dẫn đến răng lung lay nhiều hơn, ăn uống khi nhai sẽ khó khăn và sớm mất răng.

2.3. Tích tụ vi khuẩn gây viêm nhiễm sâu hơn

Vùng mô gặp tổn thương sẽ dễ gây vi khuẩn tích tụ, sinh ra vấn đề mùi hôi ở miệng rất khó chịu cho người mắc phải.

2.4. Gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác về sức khỏe

Viêm nha chu nếu như tiến triển lâu ngày và không được chữa trị đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thẩm mỹ về răng miệng và gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: tim mạch, đau vùng thái dương, tiểu đường, nhiễm khuẩn huyết, sinh non ở bà bầu, bệnh đường hô hấp,…

2.5. Viêm nha chu là bệnh không hoàn nguyên

Ngoài ra, bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không chỉ dừng lại ở yếu tố trên mà đây còn là bệnh không hoàn nguyên. Có nghĩa rằng nếu chúng ta mắc phải căn bệnh thì dù chữa trị như thế nào cùng không thể phục hồi như ban đầu. Quá trình điều trị chỉ giúp người bệnh ngăn chặn được sự phát triển của bệnh, kéo dài thêm thời gian tồn tại cho răng.

Căn bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không

Căn bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không (Nguồn: nhakhoahanquoc.com.vn)

3. Các giai đoạn của viêm nha chu

Tuy đây là bệnh có mức diễn biến rất phức tạp nhưng viêm nha chu cũng có thể chữa trị được. Dựa vào từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể như: viêm nướu, viêm nha chu nhẹ, viêm nha chu vừa phải và viêm nha chu nặng. Theo đó, nếu như khoang miệng của bạn xuất hiện các tình trạng sau thì nên sớm đến khám nha khoa tại bệnh viện quốc tế Vinmec để được tư vấn, chẩn đoán và chữa trị.

Bộ phận nướu chuyển từ màu hồng hoặc màu hồng nhạt dần dần sang màu đỏ. Lợi răng bị sưng phồng lên, người bệnh có cảm giác đau nếu như có sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột ở trong miệng. Hơn nữa, răng dễ bị chảy máu khi có những tác động khác nhau như: ăn món ăn cứng hoặc nóng, chải răng,… Có thể xuất hiện những mảng bám thức ăn và cao răng, hơi thở mang mùi hôi khó chịu, nặng hơn có thể hình thành những túi viêm nha chu có mủ ở bên trong.

4. Tại sao lại bị viêm nha chu

4.1. Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Nguyên nhân đầu tiên dễ dẫn đến bệnh viêm nha chu chính là vệ sinh răng miệng không đúng cách. Bạn nên đánh răng thật kỹ lưỡng và tập thói quen các bước sử dụng chỉ nha khoa đúng cách sạch răng miệng. Nếu như điều kiện vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến tình trạng viêm nướu sẽ phát triển dễ hơn.

4.2. Răng mọc lệch, khó vệ sinh gây mắc thức ăn lâu ngày

Người có răng mọc lệch cũng làm cho việc vệ sinh khó khăn hơn, từ đó các mảng bám thức ăn được hình thành ở trên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nha chu xuất hiện và bệnh có thể bắt nguồn từ đây.

4.3. Thiếu dinh dưỡng

Không ăn uống đầy đủ chất hay thường xuyên bỏ bữa sẽ dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng, bởi dinh dưỡng kém cũng là tác nhân ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Bổ sung 28 thực phẩm tốt cho răng nướu chắc khỏe đảm bảo không bị bào mòn lớp men bạn nhé.

4.4. Làm răng sứ không đúng kỹ thuật, sai phương pháp

Không những thế, nhiều người hiện nay ưa chuộng các dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ chất lượng cho vẻ đẹp hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nếu như việc làm răng sứ không đúng với kỹ thuật và áp dụng sai phương pháp cũng gây viêm nha chu. Các răng cũ sau khi mài được giữ lại và răng sứ có các mối nối, khi đó lỗ hổng có thể xuất hiện khi bọc răng sứ và đây là nơi mà thức ăn sẽ bám lại, phân hủy và tạo thành các vi khuẩn cũng như axit được sản sinh, gây nên bệnh viêm nha chu mãn tính.

4.5. Bệnh lý, nguyên nhân khác dẫn đến

Có nhiều yếu tố khác nhau có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu, chẳng hạn như: viêm nướu, di truyền, bệnh tiểu đường, thay đổi nội tiết tố, hút thuốc lá, cao tuổi,… Chưa hết, nhiều người thường hỏi rằng viêm nha chu có lây không thì đây là căn bệnh không lây truyền từ người đã mắc bệnh sang người khỏe mạnh bình thường.

Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng

Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng (Nguồn: conlatatca.vn)

5. Dấu hiệu bị viêm nha chu

5.1. Chảy máu khi chải răng

Khi vệ sinh răng miệng và chải răng, nếu như thấy có xuất hiện máu thì bạn nên chú ý và theo dõi tình trạng, có thể thăm khám nếu cần thiết.

5.2. Lợi sưng đỏ

Bên cạnh đó, để trả lời viêm nha chu có nguy hiểm không thì bệnh cũng sẽ được biểu hiện qua trạng thái lợi bị sưng đỏ và dễ chảy máu.

5.3. Vùng cổ răng có nhiều mảng bám, vôi răng

Theo dõi thấy vôi, cao răng hay các mảng bám đóng nhiều ở cổ chân răng là một dấu hiệu thường thấy và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn.

5.4. Đau nhức khi ăn nhai

Người mắc viêm nha chu còn có thể mang cảm giác đau đớn và không thoải mái trong việc ăn uống.

5.5. Có dịch mủ chảy ra

Không những vậy, nếu như lấy ngón tay ấn vào nướu và thấy mủ xuất hiện thì đó có thể là dấu hiệu viêm nha chu có mủ.

6. Cách điều trị viêm nha chu hiệu quả

6.1. Dùng thuốc kháng sinh

Sử dụng kháng sinh uống hoặc tại chỗ cũng hỗ trợ kiểm soát được việc nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể là nước súc miệng kháng sinh hoặc gel bôi chứa kháng sinh. Đối với kháng sinh uống sẽ được áp dụng để loại bỏ được hoàn toàn các loại vi khuẩn gây tình trạng nhiễm trùng.

6.2. Phục hình răng, trám răng

Thực hiện thay thế hoặc chỉnh sửa tất cả các miếng trám răng và phục hình những vùng trước đó làm không đúng phương pháp và kỹ thuật. Nên tham khảo và tìm hiểu 15 địa chỉ trám răng uy tín chất lượng, bác sĩ chuyên môn cao bạn nhé.

6.3. Cạo vôi răng định kỳ

Thăm khám và thực hiện cạo vôi răng 6 tháng/1 lần để có thể loại bỏ đi cao răng và các vi khuẩn khỏi bề mặt của răng cũng như ở bên dưới nướu. Phương pháp này có thể thực hiện thông qua các dụng cụ chuyên dụng, thiết bị sóng siêu âm, tia laser,…

6.4. Chỉnh nha điều chỉnh răng lệch lạc

Điều chỉnh các loại răng mọc lệch lạc là việc hết sức cần thiết để hạn chế các mảng bám của thức ăn và việc vệ sinh răng miệng được dễ dàng hơn.

6.5. Chữa tủy răng

Nếu như tủy răng gặp tình trạng viêm, có thể điều trị bằng việc dùng thuốc giảm đau, rồi sau đó chữa viêm tủy răng. Trước, trong và sau khi đã chữa trị viêm tủy răng, bạn nên chú ý gìn giữ răng miệng để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé.

6.6. Điều trị phẫu thuật

Đây là phương pháp được đề nghị áp dụng khi thực hiện các biện pháp thông thường khác không thành công. Phẫu thuật thường vào giai đoạn viêm nha chu nặng, khi lợi răng có dấu hiệu sưng tấy và cơn đau dữ dội, răng lúc này có biểu hiện đang lung lay nhiều. Có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật khác nhau như: phẫu thuật loại bỏ túi nha chu, phẫu thuật tái tạo, phẫu thuật ghép mô mềm.

7. Phòng tránh bệnh viêm nha chu thế nào

7.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách, thay bàn chải định kỳ

Sau khi đã tìm hiểu viêm nha chu có nguy hiểm không, bạn nên tiến hành phòng tránh bệnh bằng việc vệ sinh răng miệng kỹ càng và đúng cách. Sau từ 3-4 tháng, bạn nên mua thay bàn chải lông mềm vệ sinh răng miệng, chất lượng một lần, đảm bảo vệ sinh răng miệng được sạch sẽ nhất.

7.2. Khám răng, cạo vôi răng, theo dõi định kỳ

Không những thế, bạn cũng nên thăm khám răng, cạo vôi răng định kỳ để loại bỏ được các mảng bám ở trên răng, ngăn ngừa các bệnh về nướu, hôi miệng và đặc biệt là căn bệnh viêm nha chu.

Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu

Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu (Nguồn: hellobacsi.com)

Mong rằng với các chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi viêm nha chu có nguy hiểm không. Ngoài ra, bạn có thể truy cập website Useful.vn để chọn lọc và đăng ký mua dịch vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe đa dạng và đặc biệt là voucher sức khỏe răng miệng với giá phải chăng. Truy cập và đón nhận những điều bất ngờ tại Useful bạn nhé.