Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các triệu chứng không rõ ràng nhưng có nguy cơ tử vong cao. Bệnh lây truyền chủ yếu là qua đường máu và có thể lây truyền từ khi người bệnh quan hệ tình dục không an toàn. Tìm hiểu chi tiết bệnh viêm gan này qua bài viết sau.
1. Viêm gan C là gì?
Viêm gan C đôi khi còn được nhắc đến với cái tên “viêm gan siêu vi C”, nguy hiểm hơn siêu vi B do mức độ đột biến gen nhanh và liên tục. Viêm gan này chủ yếu là do virus siêu vi C (HCV) gây ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, ma túy, một số hóa chất hay các virus khác cùng có thể gây hại cho gan.
Có 2 loại viêm gan siêu vi C đó là viêm gan cấp tính và mãn tính. Khi bệnh đã chuyển biến sang mãn tính sẽ có thể để lại các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng người bệnh như xơ gan, ung thư gan.
Hình ảnh minh họa về viêm gan siêu vi C. (Nguồn: demedbook.com)
2. Nguyên nhân viêm gan C
2.1. Viêm gan C có lây không?
Câu trả lời là có, con đường lây nhiễm chủ yếu là lây qua đường máu. Ngay cả khi giọt máu quá nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy thì nguy cơ bạn bị nhiễm virus siêu vi C vẫn rất cao.
2.2. Các con đường lây nhiễm viêm gan C
Các con đường máu có thể dẫn tới lây nhiễm virus siêu vi C bao gồm:
Sử dụng chung kim tiêm, ống tiêm hay bất cứ vậy dụng khác gì để tiêm, chích với người đang nhiễm virus siêu vi C.
Nhân viên y tế không may bị đâm, dính máu người bị bệnh khi đang làm việc.
Con được sinh từ người mẹ đang bị bệnh.
Không khử trùng dụng cụ xăm mình, xỏ khuyên,…
Khi châm cứu cho người bệnh bằng kim tiêm không khử trùng.
Quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan siêu vi C.
Dùng chung các vật dụng với người đang bị bệnh như là dao cạo râu hay dùng chung bàn chải đánh răng,…
2.3. Nhóm người có nguy cơ cao
Nhóm người có nguy cơ bị nhiễm virus HCV cao đó là người thường xuyên tiêm chích, truyền máu, xăm hình, người dùng chung vật dụng với người đang nhiễm bệnh, bác sĩ, nha sĩ,….
Sử dụng chung kim tiêm là con đường lây nhiễm virus siêu vi C. (Nguồn: media.laodong.vn)
3. Triệu chứng viêm gan C
3.1. Dấu hiệu của viêm gan C cấp tính
Virus siêu vi C sau khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người bệnh, thời gian ủ bệnh của chúng khá dài khoảng từ 7 – 8 tuần, sau đó mới bắt đầu giai đoạn khởi phát bệnh. Đa số các trường hợp bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C cấp tính thường có triệu chứng không rõ ràng, khó nhận biết và làm dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của cảm cúm như mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, cơ thể đau nhức, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu đậm màu, một vài trường hợp đi kèm với dấu hiệu rõ nhận thấy hơn như vàng da, vàng mắt.
3.2. Biểu hiện của viêm gan C mãn tính
Do các triệu chứng của viêm gan siêu vi C cấp tính thường ở thể nhẹ nên thường bị người bệnh rất dễ bỏ qua. Một số ít trường hợp bệnh nhân tự khỏi mà không cần sự can thiệp của bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị này.
Số các trường hợp còn lại bệnh sẽ chuyển thành viêm gan siêu vi C mãn tính, nghĩa là sau khoảng 6 tháng virus HCV bắt đầu xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là viêm gan siêu vi C mãn tính cũng không có quá nhiều các triệu chứng đặc biệt gì. Chỉ tới khi bệnh xuất hiện triệu chứng của các biến chứng như xơ gan, ung thư gan người bệnh mới có thể phát hiện ra.
Các giai đoạn phát triển bệnh viêm gan C rất nguy hiểm (Nguồn: tuoitre.vn)
4. Viêm gan C nguy hiểm như thế nào?
4.1. Biến chứng viêm gan C
Theo thống kê, trung bình 100 người bị nhiễm phải virus siêu vi C thì sẽ có khoảng 75 – 85 trường hợp người bệnh bị nhiễm virus này mãn tính. Trong số đó: 60 – 70 trường hợp bị bệnh lý gan mãn tính; 5 – 20 trường hợp bị mắc bệnh xơ gan sau khoảng 20 – 30 năm và khoảng 1 – 5 người trong đó bị tử vong do chứng xơ gan, ung thư gan gây ra.
4.2. Dễ lây nhiễm trong cộng đồng
Viêm gan siêu vi C là một bệnh có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng cao bởi sự chủ quan, vô tình của chính người bị bệnh và những người xung quanh, người bệnh không hề biết mình đang bị nhiễm, các dụng cụ dùng chung như kim tiêm, dụng cụ xăm hình, xỏ khuyên,… Không được tiệt trùng hoặc không được vệ sinh đúng cách.
4.3. Dấu hiệu khó nhận biết dễ bỏ qua
Các dấu hiệu khó nhận biết do có các triệu chứng như cảm cúm thông thường nên thường bị bỏ qua.
Ảnh hưởng và biến chứng của bệnh viêm gan C rất lớn, bệnh nhân cần có phương pháp điều trị hiệu quả ngay khi phát hiện bệnh (Nguồn: tuoitre.vn)
5. Viêm gan C có chữa được không?
Hiện nay, nhờ sự ra đời của nhiều phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến nên những bệnh nhân bị bệnh viêm gan siêu vi C có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hiệu quả và thành công của điều trị còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố như giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, tuổi của người bệnh và đặc biệt là việc lựa chọn được đúng phương pháp điều trị. Do đó, việc ra quyết định lựa chọn phác đồ nào, điều trị trong bao lâu để phù hợp và mang lại hiệu quả cao là yếu tố rất quan trọng.
6. Điều trị viêm gan C như thế nào?
6.1. Thuốc
Hiện nay ở nước ta đã có thuốc uống điều trị viêm gan siêu vi C. Do vậy, một vài trường hợp người bệnh sẽ không còn phải dùng thuốc chích nữa. Thời gian điều trị chỉ còn tầm 3 – 6 tháng, được rút ngắn lại rất nhiều so với thuốc chích là 6 – 12 tháng, thậm chí lên đến 18 tháng. Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ sử dụng thêm các loại thuốc bổ thanh nhiệt cho gan Nhật hay Hàn để có hiệu quả tốt hơn cho gan.
Hiện Bộ Y tế công nhận, cho phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm thuốc chứa hoạt chất sofosbuvir, thuốc chứa hoạt chất daclatasvir, thuốc phối hợp giữa hai hoạt chất là sofosbuvir và ledipasvir. Việc sử dụng thuốc đều đặn theo đúng chỉ thị của bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao, kể cả các trường hợp người bệnh đã chuyển sang giai đoạn xơ gan nặng.
Sử dụng thuốc đặc trị viêm gan siêu vi C theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: muathuoc24h.com)
6.2. Các phương pháp điều trị
Phương pháp ức chế bằng thuốc ức chế NS5A, thuốc ức chế NS5B (polymerase) và thuốc ức chế enzyme protease.
Phương pháp đào thải: Trên thế giới đã tìm ra được phương pháp đào thải virus siêu vi C, tuy nhiên vẫn còn đang giai đoạn thử nghiệm.
Phương pháp tiêu diệt: Đây là phương pháp chủ yếu là dùng thuốc cao, chi phí cao và có nhiều phản ứng phụ không mong muốn.
6.3. Chế độ ăn uống
Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống chọi với bệnh, cân bằng giữa các chất như đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất,… Trong các bữa ăn.
Bạn có thể tham khảo thực đơn món ăn tốt cho người viêm gan siêu vi C để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, chóng hồi phục. Hạn chế ăn các món ăn có hàm lượng cholesterol xấu quá nhiều như lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật, thức ăn chiên xào rán, chứa nhiều dầu mỡ. Nên tăng cường các loại rau củ quả organic, ưu tiên những thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin C giúp nâng cao đề kháng, hệ miễn dịch.
Ngoài việc xây dựng một thực ăn dinh dưỡng, đầy đủ chất, người bị viêm gan C cũng cần loại bỏ hẳn các thói quen xấu gây tổn hại tới gan như sử dụng các chất kích thích, thức đêm, nhịn tiểu,…
Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. (Nguồn: dinhduong.online)
7. Xét nghiệm viêm gan C
7.1. Ý nghĩa xét nghiệm viêm gan C
Hiện nay, xét nghiệm viêm gan siêu vi C chính là cách duy nhất có thể phát hiện bệnh một cách nhanh chóng và chính xác.
7.2. Các xét nghiệm chuẩn đoán
Xét nghiệm chức năng gan:
Xét nghiệm chức năng gan có thể đánh giá được tình trạng hoạt động của gan từ đó góp phần đưa ra các chuẩn đoán về các bệnh về gan. Qua các chuẩn đoán ban đầu của bác sĩ về tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ quyết định tiến hành xét nghiệm nào. Các xét nghiệm bao gồm:
Xét nghiệm nhằm khảo sát chức năng khử độc và bài tiết của gan.
Xét nghiệm nhằm khảo sát chức năng tổng hợp của gan.
Xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng hoại tử gan.
Các xét nghiệm để kiểm tra các chức năng khác của gan.
Sinh thiết: Anti – HCV là phương pháp xét nghiệm có khả năng tầm soát tình trạng nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C. Khi kết quả dương tính không nói lên được cơ thể đã chống lại được các virus này mà nó chỉ chứng tỏ rằng người bệnh đã hoặc đang bị nhiễm virus siêu vi C. Một số trường hợp âm tính nhưng sau khoảng 1-2 tháng tiến hành xét nghiệm lại thì lại thấy dương tính. Đó là do anti-HCV thường phản ứng chậm và xuất hiện sau khi bị nhiễm siêu vi C.
Xét nghiệm máu: Muốn xác định chắc chắn người bệnh có thực sự bị nhiễm virus siêu vi C không các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm HCV-RNA trong máu. Xét nghiệm HCV RNA có khả năng định lượng, phát hiện và đo lường lượng RNA virus có trong máu người bệnh.
Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc có Anti HCV (+) dương tính, điều này cho thấy rằng người bệnh đã hoặc đang bị nhiễm virus siêu vi viêm gan C lúc này bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành xét nghiệm HCV-RNA.
Nếu âm tính: Người bệnh đã bị nhiễm nhưng cơ thể đã tự bài trừ virus ra ngoài.
Nếu dương tính: Người bệnh đang bị nhiễm và cần tiến hành điều trị.
Xét nghiệm HCV-RNA trong máu. (Nguồn: hellobacsi.com)
7.3. Xét nghiệm viêm gan C ở đâu? Bao nhiêu tiền?
Hiện nay tại hầu hết các bệnh viện hay phòng khám tư trên cả nước đều có thể xét nghiệm viêm gan C. Tuy nhiên, mức độ chính xác thì còn tùy thuộc vào tay nghề cũng như trang thiết bị phòng khám. Do vậy, bạn cần lựa chọn khám tầm soát gan mật chuyên sâu có bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi tại các bệnh viện, phòng khám lớn, uy tín để thực hiện xét nghiệm và được tư vấn, lên phác đồ điều trị tốt nhất.
“Xét nghiệm viêm gan C bao nhiêu tiền?” là mối quan tâm của rất nhiều người. Chi phí để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm chức năng gan, anti-HCV, RNA-HCV rơi vào khoảng từ 1 triệu đến 1 triệu 3 trăm. Tuy nhiên, chi phí này còn thay đổi theo địa chỉ tiến hành xét nghiệm, trang thiết bị máy móc sử dụng xét nghiệm, tình trạng sức khỏe người bệnh, các hạng mục xét nghiệm,…
Sử dụng lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống khỏe mạnh để bảo vệ sức khỏe gan mật (Nguồn: beliefnet.com)
Bệnh viêm gan C gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có thể lấy đi sinh mạng người bệnh. Vì thế, việc chủ động thăm khám tổng định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường của cơ thể là rất quan trọng. Hơn thế, bạn nên trang bị cho chính mình những kiến thức hữu ích các bệnh lý về gan từ đó nhanh chóng kiểm tra sức khỏe gan sử dụng thiết bị y khoa hiện đại giúp việc chữa trị dễ dàng hơn, đạt kết quả tốt.