Viêm đường hô hấp dưới là gì, phân loại, triệu chứng, cách điều trị


Viêm đường hô hấp dưới là hội chứng có thể gặp ở bất cứ ai với các biểu hiện bệnh khác nhau. Bệnh thường diễn ra vào lúc giao mùa, ở những nơi có môi trường ô nhiễm, khói bụi. Dưới đây là thông tin đầy đủ và chi tiết về hội chứng này.

1. Viêm đường hô hấp dưới là gì?

Viêm nhiễm đường hô hấp dưới là một hội chứng gồm các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp ở dưới mà không phải bệnh lao. Các cơ quan, bộ phận hô hấp dưới gồm khí quản, tiểu phế quản, phế quản và phổi. Bệnh viêm có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị.

Viêm đường hô hấp dưới là gì, phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Ho là biểu hiện thường thấy của nhiễm trùng đường hô hấp dưới (Nguồn: kenhthoitiet.vn)

2.1. Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Đây là hiện tượng phổi và cuống phổi bị ảnh hưởng khiến bạn có thể bị viêm phế quản, viêm phổi. Triệu chứng chính và dễ nhận thấy nhất chính là ho.

2.2. Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới

Hội chứng này là tập hợp của một số bệnh cụ thể làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của đường hô hấp dưới. Các triệu chứng bạn có thể gặp như khó thở khi thở ra. Khi bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới, đường dẫn khí sẽ bị thu hẹp và làm tăng thêm sức cản trở với không khí thở ra khỏi phổi khiến người bệnh cảm thấy phải gắng sức mới đẩy khí ra được như bình thường.

Bị tắc nghẽn đường hô hấp bạn có thể phải vận cơ hô hấp phụ để tăng lượng khí vào phổi. Lúc này, cơ bụng sẽ cùng phối hợp để đẩy sức ra. Có thể nói, việc thở của người bệnh lúc này rất gắng sức và quan sát sẽ thấy đang thở chúm môi rất khó nhọc.

Ran rít, ran ngáy cũng là những biểu hiện của tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Đây là âm thanh phát ra từ phổi, do đi qua các đoạn dẫn khí hẹp. Thường đi khám thực quản sẽ phát hiện ra ran rít, bản thân người bệnh khó có thể cảm nhận rõ ràng điều này.

2.3. Viêm phế quản

Viêm phế quản là hiện tượng niêm mạc phế quản bị kích thích phồng lên, dịch nhầy tăng làm bít tắc phế quản, bệnh phổ biến nhất của viêm đường hô hấp dưới. Viêm phế quản bao gồm hai loại:

Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc phế quản khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường. Bệnh thường kéo dài trong thời gian vài tuần.

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm nhiễm ở phế quản kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm, tái phát lại nhiều lần.

2.4. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng các tổ chức chính ở phổi mà đặc biệt là các phế nang bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này khiến quá trình trao đổi khí bị trục trặc, dưỡng khí không thể đi vào mái.

2.5. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản do siêu vi khuẩn gây nên khiến chất nhờn tích tụ trong đường hô hấp và khiến người bệnh bị khó thở. Thường bệnh này chỉ xảy ra ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Viêm đường hô hấp dưới là gì, phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Người bệnh bị viêm phổi sẽ cảm thấy khó thở, ho do trong phổi có nhiều dịch nhầy (Nguồn: tuoitre.vn)

3. Ai thường hay mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp dưới?

Bất kì ai trong chúng ta đều có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp dưới nếu không có chế độ sinh hoạt, ăn uống và môi trường sống tốt. Tuy nhiên, các đối tượng dễ mắc bệnh có thể kể đến là:

Trẻ nhỏ và người cao tuổi: đây là đối tượng có sức đề kháng kém, dễ bị các vi khuẩn tấn công và gây bệnh

Người hút thuốc lá: việc đưa khói thuốc lá vào cơ thể thường xuyên khiến sức khỏe đường khí quản và phổi bị ảnh hưởng rất lớn bởi các chất có hại.

Người mắc các bệnh phổi mãn tính như hen phế quản, bản thân họ đã có đường hô hấp dưới kém nên khi có vi khuẩn dễ bị tấn công.

Viêm đường hô hấp dưới là gì, phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Người cao tuổi cũng có khả năng mắc các bệnh viêm đường hô hấp dưới (Nguồn: cdn.com)

4. Nguyên nhân dẫn đến viêm đường hô hấp dưới

4.1. Nhiễm khuẩn, virus đường hô hấp

Các vi khuẩn, virus có trong không khí là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Các loại virus, vi khuẩn này tồn tại dưới dạng mầm bệnh ở trẻ vị thành niên, thanh niên. Những người hút thuốc lá có hệ thống niêm mạc tổn thương nên càng dễ dàng bị vi khuẩn, virus tấn công.

Các vi khuẩn điển hình dẫn đến viêm đường hô hấp dưới như: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae hay Moraxella catarrhalis. Bên cạnh đó, còn một số loại vi khuẩn khác như: Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae hay Legionella pneumophila.

Một số virus điển hình như: Virus cúm A và B, Các virus á cúm (Parainfluenza Virus), Các virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus) hay Adenovirus, Rhinovirus.

4.2. Do sức khỏe, sức đề kháng kém

Với người có sức đề kháng kém, sức khỏe không được tốt thì rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công. Vì sức đề kháng kém nên khi bị tấn công, cơ thể không thể chống chọi lại được nên khả năng bị viêm nhiễm đường hô hấp dưới là rất cao.

4.3. Do môi trường sống

Nếu bạn là người có sức đề kháng tốt nhưng môi trường sống lại không lành mạnh thì vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Ví dụ, môi trường đầy khói bụi, than, hóa chất, đặc biệt là khi bạn hít phải khói thuốc lá sẽ rất độc hại. Hút thuốc lá thụ động có thể độc hại gấp nhiều lần so với hút thuốc lá chủ động, hệ hô hấp cấp dưới sẽ bị tổn thương.

Viêm đường hô hấp dưới là gì, phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp dưới (Nguồn: manhcam.net)

5. Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới

5.1. Biểu hiện liên quan đến khí quản

Khi khí quản bị tổn thương, bạn sẽ gặp các hiện tượng như khó nói, nói khàn giọng, lạc giọng. Nó khá giống với biểu hiện của bạn khi bị cảm cúm.

5.2. Dấu hiệu liên quan đến phế quản

Khi phế quản gặp vấn đề, bạn sẽ thấy ho kèm theo đờm hoặc ho khan, nặng tức ngực. Cơ thể bạn sẽ rất khó chịu với những cơn ho dai dẳng, kéo dài.

5.3. Triệu chứng liên quan đến tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản trong những ngày đầu có các triệu chứng rất giống với cảm lạnh như nghẹt mũi, sổ mũi, sốt nhẹ, ho. Sau một vài tuần, nếu không được điều trị đúng bệnh bạn sẽ cảm thấy khó thở, thở rít, thở khò khè. Ở trẻ em có thể thêm hiện tượng viêm tai giữa, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

5.4. Dấu hiệu tổn thương phổi

Nếu viêm phổi do vi khuẩn điển hình gây ra thì người bệnh có thể bị sốt cao trên 39 độ, ho nhiều kèm theo đờm, đau tức màng phổi, rét run, khó thở, nhịp thở nhanh. Ở môi có thể xuất hiện những mụn nước.

Nếu viêm phổi do vi khuẩn không điển hình hoặc virus gây ra thì có các biểu hiện như ho khan, mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ. Các biểu hiện này dễ trùng lặp với các bệnh khác.

Viêm đường hô hấp dưới là gì, phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Trẻ em bị viêm tiểu phế quản thường bị ho, sốt hoặc viêm tai giữa (Nguồn: s1.bloganchoi.com)

6. Điều trị viêm đường hô hấp dưới

6.1. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Thường bệnh viêm phế quản cấp sẽ tự cải thiện nên nếu cảm thấy cơ thể khỏe dần lên thì không cần đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như bị sốt, khò khè, đau đầu nhiều, nặng đầu khó chịu, đau ngực, khó thở, thở nhanh hoặc đau ngực khi hít vào thở ra, ho ra máu hoặc trong đờm có những vết màu sẫm, nâu, ho kéo dài đã 3-4 tuần không đỡ, cảm thấy cơ thể lơ mơ, lú lẫn, không kiểm soát.. Bạn cần đi khám chuyên khoa uy tín có bác sĩ giỏi ngay.

Viêm đường hô hấp dưới là gì, phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Cần gặp bác sĩ ngay khi người bệnh có những biểu hiện năng (Nguồn: vinmec-prod.s3.amazonaws.com)

6.2. Điều trị viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính do virus gây nên là chủ yếu nên thường được điều trị tại nhà như” dùng thuốc giảm ho, hạ sốt, súc miệng với nước muối nhạt ấm, uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều hơn. Không cần thiết phải điều trị bằng kháng sinh nếu bệnh không diễn biến nặng. Kết hợp điều trị viêm phế quản cấp tính bằng cách ăn 19 món ngon nhanh phục hồi sức khỏe.

Điều trị viêm phế quản mãn tính

Thở oxy là biện pháp điều trị phổ biến khi bị viêm phế quản mãn tính, bởi bản chất bệnh này là do bên trong phế quản bị tổn thương khiến tắc nghẽn đường thở, cơ thể bị thiếu oxy. Ngoài ra, với những cơ thể đáp ứng thuốc tốt thì có thể dùng các loại thuốc giãn phế quản để thông đường thở, giúp bệnh nhân trao đổi khí dễ dàng hơn.

6.3. Điều trị tiểu phế quản

Đa số trẻ em bị viêm tiểu phế quản đều có thể chăm sóc tại nhà theo đúng hướng dẫn. Phụ huynh cần theo dõi các biểu hiện và thay đổi về hô hấp của trẻ để có biện pháp thích hợp. Viêm tiểu phế quản do virus gây nên, do đó điều trị bằng kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Nếu do các loại vi khuẩn thì có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Chủ yếu là thuốc corticosteroid đường hít và đường uống để làm loãng chất nhầy. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc được khuyến cáo sử dụng.

Nếu tình trạng bệnh của bé nặng thì cần được điều trị ở bệnh viện để dễ dàng kiểm soát tình trạng. Ở đây, các bé sẽ được thở oxy và truyền nước qua tĩnh mạch. Với các trường hợp nguy cấp thì phải đặt nội khí quản để hỗ trợ bé thở.

6.4. Điều trị viêm phổi

Đối với trường hợp nhẹ và trung bình thì có thể điều trị tại nhà bằng các loại thuốc uống hoặc tiêm. Thời gian điều trị trong 5-10 ngày. Trong trường hợp bệnh tình nặng hơn thì phải nhập viện. Nếu có dấu hiệu suy hô hấp như co kéo hô hấp phụ, xanh tím, khó thở thì phải thở oxy hỗ trợ. Nhẹ hơn thì điều trị bằng thuốc để giảm đau, giảm ho, hạ sốt.

6.5. Chăm sóc tại nhà

Không phải trường hợp nào bị viêm đường hô hấp dưới cũng phải nhập viện. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhập viện hay điều trị tại nhà. Nếu điều trị tại nhà, bạn cần nhớ nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức. Nên uống nước nhiều để tránh mất nước cũng như làm loãng đờm, dễ ho, dễ khạc ra. Bạn có thể xông nước hoặc xông tinh dầu bạc hà để làm sạch đờm trong ngực cũng như dễ thở hơn. Vào ban đêm khi đi ngủ, bạn không nên nằm ngửa vì dễ bị khó thở, ứ đọng đờm nhầy ở cổ. Nên nằm nghiêng là tốt nhất.

Ho nhiều có thể khiến bạn bị đau họng, mệt mỏi. Hãy sử dụng hỗn hợp chanh, mật ong nguyên chất 100% pha vào nước ấm để uống, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Không chỉ là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư ở nam giới, người có thói quen hút thuốc tốt nhất khi bị bệnh cũng nên ngừng, ít nhất là trong thời gian đang điều trị.

Cuối cùng, không quên uống thuốc mà bác sĩ hoặc các dược sĩ kê đơn cho bạn nhé. Lưu ý, chỉ nên uống những loại thuốc phù hợp với độ tuổi, đặc biệt cẩn trọng khi lấy thuốc cho trẻ nhỏ.

Viêm đường hô hấp dưới là gì, phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Chanh mật ong là phương thức phổ biến giảm các bệnh viêm đường hộ hấp dưới (Nguồn: tgdd.vn)

7. Phòng ngừa các bệnh về viêm đường hô hấp dưới như thế nào?

Vi khuẩn, virus là những nguyên nhân chính dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Do đó, để phòng bệnh bạn nên tránh để cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây hại này. Để làm điều này, bạn nên che miệng khi hắt xì hoặc ho. Hạn chế tiếp xúc với người có mầm bệnh để tránh lây nhiễm qua đường hô hấp. Mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa sạch chân tay với nước rửa tay diệt vi khuẩn tối ưu để tránh nhiễm và lây lan mầm bệnh.

Khi đi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Không hút thuốc lá, đặc biệt là ở nơi công cộng. Tránh xa khu vực có khói thuốc lá. Vào mùa đông, bạn nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là ở ngực, cổ. Nên tiêm chủng ngừa phế cầu khuẩn và virus cúm nếu cảm thấy cơ thể bạn có sức đề kháng kém, dễ bị mắc các bệnh này. Hãy bổ sung ngay cho người bệnh 18 loại thực phẩm tăng sức đề kháng chống bệnh viêm đường hô hấp dưới

Viêm đường hô hấp dưới là gì, phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là cho trẻ nhỏ (Nguồn: genknews.genkcdn.vn)

Ngoài ra, bạn có thể nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây hại bằng cách ăn uống khoa học, sử dụng thực phẩm sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể mua thực phẩm, rau củ quả sạch tại Adayroi.com. Thực phẩm sống như thịt lợn, thịt bò, thịt gà đều được giết mổ theo phương pháp nhân đạo, vừa đầy đủ dưỡng chất vừa đảm bảo sạch sẽ. Ngoài ra, mua hàng ở Adayroi.com bạn vẫn được tích điểm VinID như mua hàng trực tiếp bình thường.

Viêm đường hô hấp dưới là hội chứng thường thấy, bạn nên thường xuyên khám tổng quát định kỳ có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, bạn phải đến ngay các phòng khám chuyên khoa chuyên sâu để tìm phương án làm bệnh thuyên giảm nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian. Bạn cũng đừng quên áp dụng các phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhé!