Viêm amidan là bệnh thường gặp trong cuộc sống và nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ tiến triển thành viêm amidan mãn tính và nguy hiểm hơn nữa như nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận, viêm phổi. Vậy đâu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cùng cách điều trị bệnh?
1. Viêm amidan mãn tính là gì?
Amidan một thể tân bào nằm có vị trí ở thành bên họng, nằm sau giữa nếp lưỡi – khẩu cái (trụ sau) và nằm trước nếp họng (trụ trước). Khi bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công, amidan bị viêm nhiễm, mọi người hay gọi là viêm amidan.
Viêm amidan khởi phát được chia thành 2 loại với các mức độ nguy hiểm khác nhau: nhẹ nhất là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính có tính tái đi tái lại nhiều lần.
Người bị viêm amidan đau và rất khó chịu (Nguồn: genvita.vn)
2. Nguyên nhân gây amidan mãn tính
2.1. Nhiễm trùng amidan
Phần lớn bệnh nhân mắc viêm amidan mãn tính đều xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng. Một amidan thông thường, khỏe mạnh sẽ có khả năng chống khuẩn và virus xâm nhập vào cổ họng và phổi, tuy nhiên chúng có thể bị áp đảo. Nhiễm trùng amidan là do vi khuẩn, virus gây ra. Các loại vi khuẩn virus gây nhiễm trùng amidan thường gặp là Streptococcus (strep), Virus cúm, Parainfluenza, Adenovirus, Herpes simplex, Enterovirus, Epstein-Barr,…
2.2. Amidan cấp không điều trị triệt để
Amidan cấp không được điều trị triệt để sẽ là cơ sở để vi khuẩn, virus thường xuyên tấn công và lây lan nhiều hơn ra amidan, gây ra tình trạng amidan mãn tính kéo dài.
2.3. Vệ sinh răng miệng kém
Bệnh amidan mãn tính thường gặp ở những người vệ sinh răng miệng kém, hoặc là không có thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Việc vệ sinh kém hay không vệ sinh răng miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công, tạo ổ viêm và gây ra các bệnh về răng miệng. Không dừng lại ở đó, các ổ vi khuẩn này còn phát triển và lan rộng xuống phần họng và gây viêm amidan mãn tính.
2.4. Sức đề kháng kém
Những đối tượng có sức đề kháng yếu như: trẻ em, người cao tuổi, người ốm,… Là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này khiến cho vi khuẩn, virus có thể dễ dàng xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm khi có điều kiện thuận lợi.
2.5. Thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường sống ô nhiễm,… Làm cho hệ thống miễn dịch của con người ngày càng yếu đi. Đi cùng với đó là họng và amidan cũng dễ bị tổn thương hơn, khi gặp bất cứ một tác nhân có hại tấn công thì khả năng bị viêm amidan là rất cao.
2.6. Nhóm người có nguy cơ cao
Nhóm người có nguy cơ cao bị viêm amidan mãn tính đó là trẻ em và thanh thiếu niên, với những triệu chứng giống với cảm cúm thông thường. Theo nhà nghiên cứu y sinh nổi tiếng tại bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) – ngài Alfred Spears cho biết: viêm amidan do vi khuẩn Streptococcus có sức ảnh hưởng mạnh đến trẻ từ 5 – 15 tuổi.
Phần lớn người bị viêm amidan mãn tính là do vệ sinh răng miệng không tốt và sức đề kháng kém (Nguồn: vtimes.com)
3. Triệu chứng viêm amidan mãn tính
3.1 Đau họng
Những cơn đau họng kéo dài lâu ngày mà không có dấu hiệu suy giảm thì hãy cẩn thận, rất có thể nó là triệu chứng của viêm amidan. Theo Lea Ann Chen – thạc sĩ kiêm phó giáo sư y khoa tại trung tâm chăm sóc sức khỏe NYU Langone cho biết, đối với những trường hợp như này có thể dùng thuốc kháng sinh để cải thiện các dấu hiệu. Tuy nhiên, nếu là viêm amidan do virus thì hãy chú ý nghỉ ngơi và bổ sung nhiều nước, các loại thuốc kháng sinh dường như không còn có tác dụng.
Các dấu hiệu cần lưu ý khi bị viêm amidan mãn tính (Nguồn: vinmec-prod.s3.amazonaws.com)
3.2 Hơi thở hôi
Hơi thở hôi, nặng mùi là một trong các triệu chứng viêm rõ rệt của amidan mãn tính. Nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là do ký sinh trùng xâm nhập phát triển mạnh trên chất nhầy của amidan.
3.3 Amidan phì đại
Nguyên nhân phổ biến thường gặp của amidan phì đại là do amidan kháng thể không thể chống lại sự xâm nhập của các thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, dị ứng cũng là một trong số các nguyên nhân gây phì đại amidan và làm amidan giãn to ra.
3.4 Amidan hốc mủ
Amidan có cấu trúc nhiều múi và vách ngăn tạo thành nhiều hốc amidan. Khi vi khuẩn tấn công, xâm nhập thì hốc amidan là địa điểm để chúng ẩn náu và phát triển, lâu ngày gây viêm và tạo ra các amidan hốc mủ. Trong hốc mủ amidan thường là các kén mủ, vón lại thành từng cục, có màu trắng lấm tấm giống như bã đậu.
3.5 Sưng hạch cổ
Bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính thường xuất hiện các hạch sưng cổ to và gây cảm giác đau.
3.6 Sốt trên 38 độ
Theo một chuyên gia y khoa kiêm giám đốc phòng chống dị ứng ở cơ sở y tế Montefiore ở Bronx, New York – David Rosenstreich cho biết, nhiễm trùng virus hoặc tạp khuẩn có thể là nguyên nhân dẫn tới amidan mãn tính. Cơ thể người bệnh lúc này phải chiến đấu chống lại các thể gây nhiễm trùng và đó là nguyên nhân của triệu chứng sốt cao 38 độ. Triệu chứng này thường đi kèm với hiện tượng sưng đau amidan.
Triệu chứng sốt cao 38 độ ở người bị viêm amidan (Nguồn: s1.bloganchoi.com)
3. Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?
Amidan mãn tính là một giai đoạn bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách nó có thể để lại với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cụ thể như:
Các biến chứng tại chỗ: Những triệu chứng của viêm amidan như sưng viêm amidan, nếu để lâu ngày người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau tăng lên. Rất nhiều trường hợp người bệnh đau lên cả mang tai, đỉnh đầu, lúc nuốt thứ gì cũng khó khăn, thậm chí ngay cả khi chỉ nuốt nước bọt bình thường. Mặt khác, bạn cũng cần phải lưu ý với các loại thực phẩm khiến viêm amidan sưng tấy nặng hơn.
Các biến chứng cận kề: Như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh quản,…
Các biến chứng toàn thân: Các biến chứng người bị viêm amidan mãn tính có thể gặp phải như nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp,…
Viêm Amidan mãn tính nếu không được xử lý sớm sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh (Nguồn :zadn.vn)
4. Cách chữa viêm amidan mãn tính
4.1. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm amidan mãn tính
Để có thể chẩn đoán viêm amidan mãn tính các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng phần cổ họng của bệnh nhân. Hoặc, bằng cách phết nhẹ mặt sau cổ họng, các bác sĩ sẽ nuôi cấy vi trùng từ mẫu các mẫu bệnh phẩm. Các mẫu bệnh phẩm này sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để có thể kết luận người bệnh có bị viêm amidan mãn tính hay không.
4.2. Viêm amidan mãn có điều trị được không?
Viêm amidan mãn có thể điều trị được và phương pháp điều trị phổ biến nhất đó là phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, chỉ nên tiến hành phẫu thuật cắt amidan đối với các trường hợp bị viêm amidan từ 5 – 6 lần/năm. Bệnh đã gây ra các biến chứng như viêm xoang, viêm mũi, viêm màng trong tim, viêm khớp,… Khi viêm amidan gây ảnh hưởng nhiều tới người bệnh như gây khó thở, đau đầu, khó nuốt, khó nói. Trong suốt quá trình chữa trị, bệnh nhân có thể kết hợp 9 loại thực phẩm giúp giảm đau do viêm amidan bạn nhé.
Hai phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan được áp dụng nhiều nhất hiện nay là Sluder và Anse.
4.3. Viêm amidan mãn tính có nên cắt
Hiện nay, nhiều người cho rằng viêm amidan mãn tính thì chỉ tiến hành cắt bỏ amidan thì mới có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, qua điểm này không đúng hoàn toàn, vì có những trường hợp chỉ cần sử dụng thuốc là có thể kiểm soát được bệnh. Bệnh nhân chỉ được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan khi có chỉ định của bác sĩ chuyên ngành.
4.4. Thuốc điều trị nội khoa
Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của viêm amidan mãn tính bằng cách uống nhiều nước. Nước vừa có khả năng giúp cân bằng các chất điện giải vừa có thể bôi trơn và xoa dịu các cơn đau mà người bệnh đang phải chịu đựng. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng đau do viêm amidan gây ra, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thuốc không cần kê toa như: thuốc xịt, viên ngậm họng, ibuprofen, Tylenol,…
Hai phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan là Sluder và Anse (Nguồn: dikhamthongminh.com)
5. Người bệnh cần làm gì khi bị viêm amidan mãn tính
5.1. Cách chăm sóc
Súc miệng sáng tối bằng nước muối sinh lý có thể giảm cảm giác khó chịu vùng họng.
Sử dụng kết hợp máy làm ẩm không khí làm dịu vùng họng hoặc ngồi trong phòng tắm nhiều hơi ẩm, loại bỏ các thói quen sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,..
Dùng thuốc không cần kê toa như ibuprofen hoặc acetaminophen giúp giảm đau và hạ sốt.
Không nên làm việc nhiều, chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có năng lượng tập trung vào đào thải và chiến đấu với các vi khuẩn, virus gây bệnh.
5.2. Chế độ ăn uống
Uống nhiều nước ấm, không có caffeine có khả năng làm dịu, giảm khô họng.
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là nhiều rau xanh trái cây giàu chất xơ, vitamin, ưu tiên thực phẩm hỗ trợ đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.
Một số biện pháp phòng tránh viêm amidan mà bạn cần lưu ý:
Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Hạn chế ăn uống đồ lạnh như nước lạnh, kem,…
Nếu là người đang mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi… cần điều trị dứt điểm, tránh để ảnh hưởng.
Qua các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, có lẽ các bạn đã phần nào hiểu được viêm amidan mãn tính nguy hiểm như nào. Vì vậy, đừng chần chừ, hãy khám họng chuyên sâu bởi bác sĩ giỏi, kinh nghiệm để biết tình hình bệnh và tiếp nhận điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh. Tránh để bệnh phát triển và kéo dài, gây ảnh hưởng và để lại các biến chứng sau này.