Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý để vết mổ mau lành và tăng khả năng miễn dịch. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào, ung thư trực tràng nên ăn gì và không nên ăn gì? Các bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Chế độ ăn của người ung thư trực tràng
1.1. Giai đoạn phục hồi
Khi sức khoẻ bệnh nhân dần hồi phục, bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì? Bạn hãy bắt đầu tuân thủ theo chế độ ăn uống dinh dưỡng cho sức khỏe và cũng như phòng chống ung thư thông qua việc chọn lựa và kết hợp sử dụng các loại thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe, chứa nhiều thành phần calo, albumin và giàu vitamin như các loại cá, thịt nạc, sữa, nấm, các loại quả, hạt và đậu đỗ, dầu cá, các loại sản phẩm từ sữa bổ dưỡng (nên uống 1 – 2 cốc sữa mỗi ngày) và những thực phẩm rau xanh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn này nên ăn thêm thức ăn nhiều đạm chứa nhiều axit amin. Axit amin được cung cấp sẽ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Triệu chứng không muốn ăn ở người bệnh dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, sức khỏe suy yếu, vì vậy lựa nên ăn gì là câu hỏi rất quan trọng vì thức ăn được coi trọng và chú ý bên cạnh việc điều trị bằng thuốc.
Chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật với bệnh nhân ung thư trực tràng rất quan trọng (Nguồn: assets.grab.com)
Vậy nên ăn gì và ăn thế nào để hợp lý và bồi bổ sức khỏe? Người bệnh nên ăn đa dạng các loại thực phẩm được chế biến đơn giản ví dụ như món luộc, hấp, các thức ăn dễ tiêu, lỏng, chia nhỏ thực đơn trong ngày. Cần nấu kỹ thức ăn, chú ý các loại thức ăn khó tiêu có xơ nên xay nhỏ, lọc bỏ xơ.
Một ngày chia làm 5 – 6 buổi, ăn nhẹ, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói. Cần thư giãn và nghỉ ngơi sau khi ăn. Bữa ăn cần đảm bảo những thành phần: glucid, protein, vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe .
Ngoài ra trong thực đơn hàng ngày, bạn không nên ăn những thực phẩm như: quả chua, dưa chua, gia vị cay nóng, các chất kích thích làm gây kích thích vết loét. Không nên ăn các thức ăn khô, cứng. Đặc biệt nghiêm cấm các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá
1.2. Giai đoạn đầu sau phẫu thuật
Người bệnh ung thư trực tràng nên ăn gì sau phẫu thuật? Bệnh nhân bắt đầu ăn uống, hãy chế biến các loại thức dễ tiêu hoá như súp hoặc cháo. Bữa ăn hằng ngày tránh những thực phẩm bẩn có hại, chọn những thực phẩm cung cấp năng lượng giúp bệnh nhân mau hồi phục
Bệnh nhân tạm thời hạn chế những thực phẩm sau : các loại rau tạo ra khí như bông cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải brussel, cải xoăn… Ăn uống với những thực phẩm có dư lượng tinh bột thấp như: các loại bánh làm từ lúa mì, bột mì … nước trái cây, hoăc ăn thật nhiều hoa quả để bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại rau xanh cũng thích hợp với bệnh nhân trực tràng.
Trong quá trình điều trị sau phẫu thuật, khả năng phân huỷ sữa của cơ thể có thể thay đổi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số triệu chứng phổ biến đối với bệnh nhân sau mổ cắt đoạn đại tràng: thường xuyên muốn đi tiểu tiện, thậm chí là bị tiêu chảy, chân tay thường bị chuột rút.
Hoa quả tươi thích hợp với bệnh nhân trực tràng (nguồn: thegingeredwhisk.com)
1.3. Giai đoạn cuối
Đối với bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối thì sức khoẻ giảm sút, cơ thể suy nhược, không ăn được gì. Bệnh nhân trong giai đoạn này rất khó ăn uống vì thế dùng nhân sâm cao cấp, chính hãng sẽ phần nào giúp cân bằng cơ thể và đảm bảo sức khỏe.
2. Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì
2.1. Nghệ
Nghệ ngăn ngừa sự phát triển của khối u và vô hiệu hóa các chất gây ung thư trước khi chúng phá hủy DNA do nó có chứa các chất chống viêm. Ngoài ra, nghệ giúp hồi phục các tế bào bị tổn thương. Vì vậy , hãy sử dụng nghệ trong thực đơn bữa ăn của mình nhé vì chúng rất bổ ích.
Nghệ ngăn ngừa sự phát triển của khối u và vô hiệu hóa các chất gây ung thư (Nguồn: fitnessmagazine.mdpcdn.com)
2.2. Bông cải xanh
Có thể bạn chưa biết : bông cải xanh và các loại rau họ cải như bông cải trắng, cải bắp, cải xoăn… có tác động tích đức trong việc chống lại ung thư nhờ chính nhờ khả năng làm sạch các chất gây ung thư trong cơ thể.
2.3. Rong biển
Khoa học đã phát hiện rằng các loại rong biển có chứa fucoidan thành phần kháng các chất gây ung thư. Một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản chứng minh fucoidan gây ức chế sự tăng trưởng của khối u ở động vật, ngoài ra cũng kích thích quá trình chết rụng tế bào (apoptosis) trong các tế bào khối u ở dạ dày, hạch, đại trực tràng.
Rong biển có chứa fucoidan thành phần kháng các chất gây ung thư (Nguồn: ceres.co.nz)
2.4. Hẹ
Không chỉ là loại rau gia vị tăng hương thơm món ăn hẹ còn có tác dụng phòng chống ung thư đại trực tràng rất hiệu quả. Tinh chất có trong hẹ bảo vệ tế bào cơ thể khỏe mạnh và ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào lạ khác, giảm tổn thương giữa màng tế bào và gen. Đặc biệt đó là khả năng chống oxy hóa gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
2.5. Măng tây
Măng tây có khả năng ngăn ngừa oxy hóa, giảm các bệnh ung thư trong đó có ung thư đại trực tràng do có chứa lượng glutathione. Măng tây còn xếp hạng đầu trong những thực phẩm giàu vitamin, axit nucleic và một số chất thiết yếu cho sức khỏe con người.
2.5. Đậu nành
Đậu nành và các chế phẩm như sữa đậu nành nguyên chất có khả năng chống oxy hóa cao, ức chế sự phát triển tế bào ung thư, giảm phân chia tế bào ung thư đại trực tràng. Gần đây, các chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Oakland (Mỹ), còn phát hiện phân tử lipid tự nhiên có tên sphinganine (S tìm thấy trong đậu nành là một thực phẩm hiệu quả để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành ức chế sự phát triển tế bào ung thư (Nguồn: alicdn.com)
2.6. Nấm
Polysaccharide trong các loại nấm tươi ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư, thúc đẩy các kháng thể trong hệ miễn dịch trước sự xâm lấn của tế bào ung thư.
2.7. Các loại rau củ
Các loại rau ăn lá tươi ngon xanh đậm, đặc biệt là rau chân vịt thường rất giàu magie. Nồng độ magie thấp cũng là một nguyên nhân gây nhịp tim nhanh và các bệnh tim mạch khác. Ngoài ra, bí ngô cũng là một thực phẩm giàu magie bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.
2.8. Bột ngũ cốc nguyên hạt
Ung thư trực tràng nên ăn gì, có ăn được ngũ cốc không? Bột ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, rất thích hợp với bệnh nhân sau khi phẫu thuật ung thư trực tràng gặp phải vấn đề buồn nôn, nôn mửa, chán ăn … Loại thực phẩm này khá thanh đạm, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ thích hợp với bệnh nhân ung thư trực tràng (Nguồn: popsugar-assets.com)
2.9. Khoai lang
Khoai lang được đưa vào danh sách các loại thực phẩm không độ trời trung với các căn bệnh ung thư. Theo các nghiên cứu khoai lang có khả năng ức chế tế bào ung thư. Tỷ lệ đạt tới 98.7% ở khoai lang đã nấu chín và 94.4% khoai lang sống.
Đặc biệt là khoai lang tím có khả năng đẩy lùi các vi khuẩn gây ung thư trong giai đoạn đầu của bệnh, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Vì vậy, với bệnh nhân ung thư trực tràng sau khi phẫu thuật có thể ăn thêm khoai lang vào những bữa ăn hàng ngày.
2.10. Sữa chua
Các chuyên gia cũng khẳng định đối ăn sữa chua hoặc sữa đông hàng ngày có thể hạn chế nguy cơ ung thư đại tràng. Vậy nên hãy bổ sung sữa chua lên men tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
Ăn sữa chua có thể hạn chế nguy cơ ung thư đại tràng. (Nguồn: britcdn.com)
2.11. Quả bơ
Không chỉ là loại thực phẩm tốt cho tim mạch bơ cũng vô cùng bổ dưỡng và tốt cho bệnh nhân ung thư trực tràng. 1 cuộc điều tra cho thất, trái bơ có thể giúp cơ thể chống lại hội chứng chuyển hóa, tình trạng rối loạn. Hơn nữa bơ có nhiều chất xơ tốt cho chế độ ăn uống, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm lượng cholesterol. 1 trái bơ 100g có chứa khoảng 7g bơ đấy nhé.
3. Ung thư trực tràng kiêng ăn gì khi điều trị
Hệ tiêu hóa của người ung thư trực tràng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên phải tránh ăn những thực phẩm gây đau bụng. Do đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp. Bệnh nhân ung thư trực tràng nên tránh 1 số thực phẩm dưới đây:
3.1. Không nên ăn nhiều thịt đỏ
Những loại thịt đỏ chứa các chất gây ung thư. Vì vậy cần loại bỏ các bạn nên hạn chế những loại thịt đỏ chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng.
3.2. Hạn chế thực phẩm chế biến theo cách ướp
Những loại thực phẩm chế biến theo cách ướp như cà muối, cá hun khói hay dưa muối, hành muối đều không tốt cho bệnh nhân ung thư trực tràng cần phải loại ra khỏi danh sách thực đơn ăn uống hàng ngày. Chúng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị. Ngoài ra, các loại đồ ăn cay hay thực phẩm nhiều dầu mỡ người bệnh cũng không nên ăn.
3.3. Loại bỏ thực phẩm có nhiều chất béo
Cơ thể con người hấp thụ chất béo chủ yếu từ thịt động vật. Nếu cơ thể tích trữ một lượng chất béo quá nhiều sẽ có nguy cơ ung thư rất cao. Bên canh đó, ăn nhiều chất béo thực vật rất tốt cho sức khỏe, không tổn thương đến niêm mạc. Vậy nên thay vì dùng mỡ động vật các bạn hãy dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn.
Điều tối kỵ với các người bệnh là là thuốc và rượu bia. Những chất kích thích chứa nhiều chất gây ung thư khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Khi điều trị, nếu sử dụng rượu, bia chất kích thích, hiệu quả thuốc sẽ bị giảm đồng thời còn có hại cho sức khỏe trầm trọng dẫn đến tác hại khôn lường.
Hạn chế sử dụng mỡ động vật (Nguồn: dietdoctor.com)