Khi bệnh ung thư đại tràng đã bước vào giai đoạn 2 các tế bào ung thư sẽ ngày càng phát triển nhanh chóng hơn, khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn. Vậy những dấu hiệu chứng tỏ người bệnh đã bước vào ung thư đại tràng giai đoạn 2 là gì? Các cách điều trị để chống chọi với căn bệnh này ra sao?
1. Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2
Trong giai đoạn 2 của bệnh ung thư đại tràng sẽ được chia nhỏ ra làm 3 giai đoạn riêng biệt: Ung thư đại tràng giai đoạn 2a; 2b và 2c. Ở mỗi một giai đoạn thì người bệnh sẽ có những dấu hiệu bệnh hoàn toàn khác biệt nhưng có liên quan mật thiết với nhau.
Bước vào giai đoạn 2 cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu bệnh không rõ ràng (Nguồn: ungbuouvietnam.com)
1.1. Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 2a
1.1.1. Thay đổi thói quen đại tiện
Ở giai đoạn 2a của bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2, người bệnh sẽ thường xuyên bị thay đổi thói quen đại tiện. Đa số các bệnh nhân sẽ đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần và mắc phải chứng táo bón. Triệu chứng này rất dễ bị nhầm với các bệnh về đường tiêu hóa khác, nên hãy đừng chủ quan khi bị thay đổi thói quen đại tiện. Đây cũng có thể là lời cảnh báo bệnh ung thư đại tràng đang lan rộng trong cơ thể bạn, cần tiến hành tầm soát gây mê ung thư đại tràng sớm để kịp thời chữa trị.
1.1.2. Đau bụng sau ăn
Trong giai đoạn này sau khi ăn, người bệnh sẽ thường bị đau râm ran hoặc nặng hơn là đau quặn bụng. Người bệnh đừng chủ quan cho rằng nguyên nhân là do rối loạn tiêu hóa mà hãy đến ngay các trung tâm y tế để thực hiện khám sức khỏe tổng quát để biết tình trạng sức khỏe hiện tại.
1.1.3. Đi ngoài phân lỏng, rắn xen kẽ
Chúng ta hãy hiểu rằng đại tràng là cơ quan chính trong việt bài tiết chất thải trong suốt quá trình tiêu hóa. Nên ở giai đoạn mới đầu của bệnh ung thư đại tràng, người bệnh sẽ thường bị rối loạn đại tiện như táo bón, tiêu chảy. Nếu triệu chứng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.
1.1.4. Có máu theo phân
Trong một số trường hợp ở giai đoạn này, người bệnh thường có dấu hiệu đại tiện kèm theo máu nhỏ giọt, phủ lên phân có màu đỏ tươi. Đây là dấu hiệu nguy cấp, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được khám chuyên khoa bởi các bác sĩ uy tín và theo dõi ngay.
Người mắc bệnh sẽ thường gặp phải các cơn đau nhức vùng ổ bụng (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
1.2. Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 2b
1.2.1. Thay đổi hình dạng phân
Khi bệnh ung thư đại tràng đã bước vào giai đoạn 2b, phân của người bệnh sẽ thường bị biến đổi hình dạng. Có lúc sẽ mỏng như một chiếc bút hay như hình lá lúa, nguyên nhân là do trong quá trình đào thải phân bị các khối u chặn lại. Nếu có biểu hiện như vậy, người bệnh cần phải thực sự cảnh giác cao và đến các cơ sở uy tín thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh ung thư đại tràng chuẩn xác kịp thời.
1.2.2. Có khối u ở vùng trực tràng
Ở ung thư đại tràng giai đoạn 2b, phần thành ruột hay trực tràng sẽ hình thành các khối u polyp đa dạng kích thước khác nhau. Nếu các polyp có kích thước lớn thì nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng sẽ tăng cao. Các khối u này có thể ở dạng ác tính hoặc lành tính.
1.3. Triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2c
1.3.1. Gầy, sút cân
Bước vào giai đoạn 2c, người bệnh sẽ bị sút cân nhanh chóng mà không phải do ăn kiêng hay tập luyện thể thao. Nguyên nhân là do các khối u đã phát triển mạnh mẽ, gây cản trở đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể bệnh nhân.
1.3.2. Mệt mỏi
Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư đại tràng, nhưng có rất nhiều người thường bỏ qua. Trong giai đoạn 2c người bệnh thường bị mất máu nhiều khi đi đại tiện, nên thường cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức kể cả khi đã thực hiện nghỉ ngơi dài ngày. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Đừng xem thường mà hãy nhanh chóng đến các cơ sở tầm soát ung thư chất lượng để tiến hành điều trị.
Nếu thấy mình bị sút cân nhanh chóng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2 (Nguồn: baomoi.com)
1.3.3. Đầy bụng, ăn không tiêu
Đồng thời trong giai đoạn ung thư đại tràng 2c, bệnh nhân sẽ thường cảm thấy khó tiêu, đầy bụng vùng rốn, chán ăn và ăn uống không ngon miệng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bệnh nhân không được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, dẫn tới sụt cân nhanh và rất mệt mỏi.
2. Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Bệnh nhân mắc phải ung thư đại tràng giai đoạn 2 sẽ có cơ hội sống lên đến 70% và sống được trên 5 năm. Do lúc này các khối u trong đại tràng chưa di căn, xâm lấn vào các hạch bạch huyết, nên khi áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh.
Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu y khoa, thì sau quá trình điều trị bệnh vẫn chưa có thể hoàn toàn khỏi bệnh. Đa số các bệnh nhân thường sẽ bị tái phát lại bệnh trong khoảng từ 1 tới 2 năm. Nguyên nhân là do khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật không kỹ càng nên để sót một số tế bào ung thư. Cho dù còn lại một số lượng ít các tế bào, nếu không được sàng lọc và phát hiện kịp thời sẽ khiến bệnh ung thư đại tràng phát triển mạnh và nhanh hơn trước.
3. Cách điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2
Hiện nay để điều trị bệnh ung thư đại tràng trong giai đoạn này sẽ có 3 cách thực hiện phổ biến đó là: Phẫu thuật triệt căn, xạ trị và phương pháp hóa trị.
Các phương pháp phẫu thuật triệt căn sẽ giúp loại bỏ trực tiếp các khối u trong đại tràng (Nguồn: thuocthang.com.vn)
3.1. Phương pháp phẫu thuật triệt căn
Việc thực hiện phẫu thuật triệt căn cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2 được thực hiện một trong 2 cách: Phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Phương pháp phẫu thuật nội soi: Các bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ các khối u bằng các công cụ máy móc sau khi đã quan sát được những hình ảnh phản chiếu chi tiết trên màn hình. Phương pháp này có ưu điểm là không phải mở vùng xương chậu hay ổ bụng mà vẫn có thể loại bỏ được hoàn toàn khối u bên trong.
Phương pháp phẫu thuật truyền thống: Các bác sĩ sẽ tiến hành mở vùng xương chậu và vùng ổ bụng để trực tiếp cắt bỏ đi phần trực tràng đã bị ung thư. Nhược điểm của phương pháp này là bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và mất máu.
3.2. Phương pháp hóa trị
Việc thực hiện hóa trị cho bệnh nhân nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phẫu thuật loại bỏ các khối u ác tính. Nếu như thực hiện hóa trị cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật sẽ giúp các khối u giảm thiểu kích cỡ và có thể dễ dàng loại bỏ được chúng. Còn trong trường hợp thực hiện việc hóa trị sau phẫu thuật, sẽ giúp tiêu diệt được các tế bào ung thư trong đại tràng còn sót lại, giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
3.3. Phương pháp xạ trị
Phương pháp xạ trị cũng được dùng để điều trị cho những bệnh nhân sau hoặc trước khi thực hiện phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật mà thực hiện xạ trị sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu được nguy cơ tái phát bệnh. Còn nếu như thực hiện trước khi phẫu thuật, sẽ hỗ trợ tối ưu trong việc loại bỏ các khối u khó có thể tiếp cận.
Kết hợp phương pháp xạ trị với phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư trong đại tràng (Nguồn: baomoi.com)
4. Lưu ý dành cho bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2, cần phải đặc biệt lưu ý tới chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện sức khỏe thường xuyên để góp phần thuyên giảm được bệnh:
4.1. Hạn chế ăn thức ăn khó tiêu
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2 cần phải hạn chế ăn những loại thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ (Thịt bò và thịt trâu). Hay phải hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo như kem, sữa nguyên chất, phô mai, bơ… Các loại thực phẩm khó tiêu này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân phải hoạt động nhiều hơn và khó có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng vào cơ thể.
4.2. Tập chế độ ăn khoa học
Người bệnh hãy thực hiện cho mình một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, ăn đủ và phải luôn ăn đúng giờ quy định. Ngoài ra bệnh nhân cần lưu ý rằng không nên bổ sung quá nhiều các thức ăn quá nhạt, quát mặn hay có chứa nhiều dầu mỡ như các loại thức ăn nhanh. Đồng thời phải hạn chế sử dụng những loại thực phẩm đã lên men như kim chi, dưa muối, hành muối, cà muối.
4.3. Giữ tinh thần lạc quan
Do quá lo lắng về bệnh tình nên các bệnh nhân bị ung thư đại tràng giai đoạn 2 thường bị thay đổi tâm lý, điều này sẽ khiến bệnh chuyển hướng xấu nhanh hơn. Bệnh nhân hãy cố gắng luôn giữ được cho mình tinh thần thoải mái nhất, hãy luôn tin rằng mình có thể đấu tranh và chữa khỏi được. Những suy nghĩ tích cực như vậy sẽ giúp việc đẩy lùi căn bệnh ung thư đại tràng nhanh hơn.
Người mắc bệnh luôn phải giữ được một tinh thần lạc quan (Nguồn: megabook.vn)
4.4. Tập thể dục thường xuyên
Nếu có thể thì mỗi ngày bệnh nhân hãy cố gắng dành ra từ 1 tới 2 tiếng đồng hồ để tập thể dục. Người bệnh còn có thể ngồi thiền, đạp xe, đi bộ hay tham gia các lớp tập yoga nhẹ nhàng. Việc hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể thải độc nhanh chóng và luôn khỏe mạnh. Đồng thời trong tâm trí người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và bớt âu lo hơn, góp phần giúp đẩy lùi căn bệnh nhanh chóng. Cần chú ý rằng người bệnh nên tập thể dục thường xuyên và đều đặn nhất là sau các giấc ngủ buổi tối.
4.5. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Người bệnh cần luôn phải tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Uống thuốc đúng giờ, bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho người bị ung thư đại tràng theo lời khuyên của bác sĩ và thực hiện điều trị bệnh theo đúng lịch trình. Chắc chắn nếu bệnh nhân chịu hợp tác và thực hiện theo phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Hãy thường xuyên khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư đại tràng định kỳ hàng tháng (Nguồn: tieudungplus.vn)
Trên đây Useful đã đưa tới những thông tin chi tiết về căn bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2. Hy vọng rằng quý bạn đọc đã có được những kiến thức nhất định về căn bệnh này, để có thể bảo vệ được sức khỏe của mình và người thân xung quanh.