Ung thư da tế bào đáy là gì, dấu hiệu, phân loại, cách điều trị

Ung thư da tế bào đáy là dạng ung thư da thường gặp nhất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Tuy có tiến độ phát triển khá chậm nhưng nó có thể gây hoại tử da và di căn sang các bộ phận khác nếu không chữa trị kịp thời.

1. Tìm hiểu ung thư da tế bào đáy là gì?

Ung thư da tế bào đáy có tên tiếng Anh là Basal Cell Carcnoma, viết tắt là BCC. Đây là loại u ác tính gồm nhiều tế bào ở lớp đáy thượng bì. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này còn chưa rõ ràng.

Một số nghiên cứu cho rằng có sự giống nhau về miễn dịch, hình thái giữa tế bào ung thư lớp đáy và tế bào ngoài cùng nang lông nên rất có thể căn bệnh này xuất phát từ nang lông. Ung thư da biểu mô tế bào đáy chiếm đến 75% trên tổng số ung thư da. Căn bệnh này thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi và có nhiều thể khác nhau.

Ung thư tế bào đáy hay còn gọi là BCC

Ung thư tế bào đáy hay còn gọi là BCC (Nguồn: hellobacsi.com)

khử mùi hôi trên xe ô tô

2. Phân loại các dạng ung thư da tế bào đáy

2.1. Thể u

Thể u là dạng ung thư hay gặp nhất trong thể BCC. Loại này thường xuất hiện ở vùng đầu, nửa lưng trên và vùng cổ. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường bắt đầu là khối u nhỏ, mật độ dày và có giãn mạch ở trên. Thông thường, giai đoạn đầu người bệnh không đau, không ngứa và tế bào phát triển rất chậm.

2.2. Thể nông

Thể nông là dạng tổn thương da sẩn màu hồng, đỏ nâu có vảy và vùng trung tâm thường lành. Phần bờ hơi nổi cao và vị trí thường gặp là ở vùng thân hầu như không có xu hướng xâm lấn.

2.3. Thể xơ

Ung thư da tế bào đáy thể xơ thường gặp ở phần mũi hoặc trán. Biểu hiện là thương tổn bằng phẳng với mặt da. Tuy nhiên, nếu để nặng sẽ xuất hiện sẹo lõm, thâm, trên có mạch máu giãn. Thể này nhìn chung có tỉ lệ tái phát khá cao. Hình ảnh ung thư da tế bào đáy thể này cho thấy các tế bào ung thư sẫm màu xen kẽ vào tế bào xơ và đôi khi có hiện tượng xâm lấn xuống trung bì.

2.4. Thể loét

Thể loét cũng là loại ung thư da khá thường gặp. Hiện tượng loét ở giữa, bờ nham nhở không đều, trên có vảy đen và rất dễ chảy máu.

2.5. Thể tăng sắc tố

Thể tăng sắc tố là thể khá khó chẩn đoán so với ung thư tế bào hắc tố. Biểu hiện của thể thường là các vùng da có màu đen đồng nhất, có vảy đen và các u dạng nhỏ như hạt ngọc trai.

Có nhiều thể ung thư da khác nhau

Có nhiều thể ung thư da khác nhau (Nguồn: giaoduc.net.vn)

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô tế bào đáy

3.1. Tia cực tím (UV) của ánh nắng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh ung thư da là do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, nhất là đối với ung thư biểu mô tế bào đáy. Hầu hết những người mắc chứng bệnh này thường làm việc ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng nhiều giờ liền trong ngày.

3.2. Di truyền

Yếu tố di truyền ảnh hưởng không nhỏ đến đến nguyên nhân gây bệnh ung thư da tế bào đáy. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỷ lệ người mắc bệnh.

3.3. Tiền sử xạ trị da

Nếu bạn đã từng mắc bệnh về da cần xạ trị trước đó thì rất có thể nó sẽ tái phát thành một dạng ung thư da mới như ung thư tế bào đáy.

3.4. Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch suy giảm khiến da mất đi lớp màng bảo vệ trước những tác động xấu từ môi trường. Về lâu về dài, chính điều này khiến làn da mỏng manh dễ mắc các chứng bệnh nghiêm trọng như ung thư da.

Da trắng dễ mắc ung thư da hơn da màu

Da trắng dễ mắc ung thư da hơn da màu (Nguồn: muradvietnam.vn)

3.5. Chủng tộc

Người châu Âu da trắng, tóc và mắt sáng màu thường dễ mắc ung thư da hơn do thiếu đi sắc tố melanin. Tuy sắc tố này là kẻ thù của những cô nàng mơ ước làn da trắng sáng nhưng không thể phủ nhận công dụng tuyệt vời của nó trong việc bảo vệ làn da trước những yếu tố gây ung thư da.

3.6. Tuổi tác

Tuổi tác càng cao hệ miễn dịch cũng như chất lượng da càng đi xuống. Đây chính là nguyên nhân khiến da dễ bị các tế bào gây ung thư xâm nhập.

3.7. Giới tính

Thông thường nam giới mắc chứng bệnh ung thư tế bào đáy nhiều hơn nữ giới. Ngoài nguyên nhân nội tiết tố, một phần cũng là do phái mạnh thường ít quan tâm trong việc bảo vệ làn da trước ánh nắng như sử dụng các loại kem chống nắng bảo vệ da hay che chắn khi đi ra ngoài.

3.8. Nghề nghiệp

Ung thư da thường xảy đến với những đối tượng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Những nghề nghiệp phải làm ngoài trời như xe ôm, cảnh sát giao thông… rất dễ mắc các chứng bệnh này.

Nam giới tỷ lệ mắc bệnh ung thư da cao hơn nữ giới

Nam giới tỷ lệ mắc bệnh ung thư da cao hơn nữ giới (Nguồn: news.zing.vn)

4. Dấu hiệu đặc trưng của ung thư tế bào đáy

4.1. Tổn thương dạng u

Tổn thương dạng u thường bắt đầu bằng khối u siêu nhỏ chỉ khoảng 1 đến vài cm. Mật độ của khối u khá dày và trên có giãn mạch. Tuy nhiên, ban đầu thường không đau, không ngứa và tiến triển chậm.

4.2. Tổn thương dạng xơ hóa

Tổn thương này thường gặp ở vùng mũi hoặc trán. Đó có thể là vết thương bằng phẳng trên da nhưng đôi khi có sẹo lõm, thâm nhiễm hay các mạch máu giãn.

4.3. Tổn thương nông Paget

Tổn thương nông Page thường gặp ở vùng da trên thân mình. Thương tổn ở dạng bằng phẳng, giới hạn rõ so với vùng da lành và tiến triển tương đối chậm.

4.4. Tổn thương loét

Tất cả những loại tổn thưởng kể trên đều có thể biến đổi thành dạng tổn thương loét. Vết loét thường rất lâu lành và để lại vảy đen hoặc nghiêm trọng hơn là hoại tử da.

4.5. Tăng sắc tố

Hiện tượng tăng sắc tố thường gặp ở những thương tổn do ung thư tế bào đáy gây ra. Vết thương thường có màu nâu đen dễ nhầm lẫn với bệnh ung thư tế bào hắc tố.

4.6. Có hạch u xuất hiện

Hạch u có thể xuất hiện, to ra và xâm nhiễm sang các vùng da lân cận. Tuy nhiên, tốc độ xâm nhiễm thường rất chậm.

Bệnh nhân cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Bệnh nhân cảm giác ngứa ngáy, khó chịu (Nguồn: baomoi.com)

5. Tiến triển của ung thư da tế bào đáy như thế nào

5.1. Giai đoạn 0

Giai đoạn 0 hay còn gọi là ung thư da biểu mô tại chỗ. Tế bào bất thường được tìm thấy tại các mô tế bào vảy hoặc tế bào đáy của biểu bì.

5.2. Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 của ung thư da tế bào đáy là khi khối u đã hình thành. Lúc này, khối u không lớn, chỉ khoảng 2cm và da bắt đầu xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy, đau rát hoặc nặng hơn là lở loét, chảy máu.

5.3. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 khối u thường đã tăng kích cỡ lên khá nhiều. Người bệnh đôi khi cảm thấy đau nhức xương, đau đầu, khó thở do các tế bào ung thư đang di căn.

5.4. Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 ung thư có thể đã lây lan sang một hạch bạch huyết. Khối u phát triển nhanh hơn và lan dần xuống hốc mắt, xương hàm.

5.5. Giai đoạn 4

Khối u ở giai đoạn 4 phát triển rất khó đoán. Tùy theo thể trạng của người bệnh mà kích thước khối u sẽ lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, đến giai đoạn này các tế bào ung thư đã lan sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể như phổi và tim.

Ung thư da có nguy hiểm không?

Ung thư da có nguy hiểm không? (Nguồn: genvita.vn)

6. Ung thư tế bào đáy nguy hiểm không?

6.1. Ung thư tế bào đáy có thể chữa khỏi không

Ung thư tế bào đáy có thể chữa được nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ tránh trường hợp để bệnh đến giai đoạn cuối mới chữa trị. Ngoài ra, kết quả của quá trình điều trị còn phụ thuộc khá nhiều vào thể trạng người bệnh và phác đồ có phù hợp hay không.

6.2. Các biến chứng, tác hại của ung thư tế bào đáy

Ung thư tế bào đáy có khả năng chữa khỏi nhưng tỷ lệ chữa dứt điểm không cao. Nguy cơ tái phát của bệnh tương đối lớn, phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn. Nếu để bệnh đến giai đoạn di căn càng khó điều trị và dễ tái phát hoặc tăng nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư da khác về sau.

Bệnh nhân cần phải kiểm tra da thường xuyên tại các trung tâm y tế, bệnh viện

Bệnh nhân cần phải kiểm tra da thường xuyên tại các trung tâm y tế, bệnh viện (Nguồn: rewindskinandlaser.com.au)

7. Phác đồ điều trị ung thư da tế bào đáy

7.1. Chẩn đoán ung thư tế bào đáy

Tầm soát ung thư sớm là điều cần thiết để phát hiện bệnh và tìm phương hướng điều trị. Phương pháp chẩn đoán có thể là chụp CT toàn thân, chụp MRI hay xét nghiệm công thức máu.

7.2. Phẫu thuật loại bỏ ung thư

Loại bỏ tế bào ung thư bằng phương pháp phẫu thuật là điều cần thiết. Một số phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ, phẫu thuật Mohs, Laser hay phẫu thuật lạnh được giới chuyên gia đánh giá cao.

7.3. Xạ trị

Cũng như các loại ung thư khác, bệnh nhân ung thư da cũng cần xạ trị. Mỗi đợt xạ trị thường kéo dài khoảng 1 – 4 tuần tùy từng giai đoạn bệnh.

7.4. Dùng thuốc

Có 2 loại thuốc là thuốc bôi và thuốc uống được sử dụng trong điều trị ung thư da. Bạn cần xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

7.5. Chăm sóc sau điều trị

Bệnh nhân sau điều trị cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Ngoài khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, người bệnh nên chú ý chăm sóc da đúng cách và bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp bằng các sản phẩm chống nắng. Gia đình nên kết hợp cùng bác sĩ chuyên khoa tuân thủ theo phác đồ điều trị để mang lại kết quả viên mãn nhất.

7.6. Phẫu thuật tạo hình khuyết tổ chức

Phẫu thuật tạo hình là dạng phẫu thuật có tính thẩm mỹ cao được ứng dụng nhiều trong điều trị ung thư da. Phương pháp này giúp loại bỏ tế bào ung thư và tạo hình da mặt sau phẫu thuật.

Phẫu thuật điều trị ung thư da

Phẫu thuật điều trị ung thư da (Nguồn: dalieu.vn)

Tuy nhiên, bệnh ung thư da có nguy cơ tái phát lại nhiều hơn các loại bệnh khác. Bệnh nhân cần chú ý tham gia các gói khám tầm soát ung thư định kỳ để xem xét tình trạng khối u có xu hướng tái phát hay không. Ngoài ra, đừng quên lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo quyền lợi cho bản thân bạn nhé.