Rất nhiều người chủ quan và không đi thăm khám khi dạ dày bỗng nhiên bị đau vì cho rằng đó chỉ là bệnh lý thông thường. Tuy nhiên đến khi bệnh trở nặng, thăm khám thì mới biết bị ung thư dạ dày. Vậy, bệnh lý này có nguy hiểm không? Cùng Blog Useful tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Ung thư dạ dày là gì?
Dạ dày (hay còn gọi là bao tử) có thể bị các loại virus tấn công và phát triển thành các tế bào ung thư. Chúng phát triển thành khối u lớn và có thể di căn khắp dạ dày, lây lan đến các cơ quan khác của cơ thể. Dạ dày khi bị tế bào ung thư tấn công sẽ khiến bệnh nhân mắc bệnh ung thư, đây là bệnh lý nguy hiểm, hàng năm số người tử vong vì mắc phải ung thư bao tử rất cao.
Hình ảnh ung thư dạ dày (Nguồn: benhlydaday.com)
2. Nguyên nhân gây ung thư về dạ dày
Hiện nay ung thư bao tử là căn bệnh rất phổ biến. Số bệnh nhân mắc bệnh ngày càng gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày?
2.1. Chế độ ăn uống
Ăn uống bất hợp lý, bừa bãi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dạ dày bị ung thư. Thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều các món ăn làm sẵn, thức ăn nhanh, khiến lượng muối nạp vào trong cơ thể quá lớn, hệ tiêu hóa quá tải. Ăn quá mặn còn thúc đẩy vi khuẩn HP hoạt động mạnh, loại vi khuẩn này có thể khiến dạ dày bị loét. Cần phải kết hợp bữa ăn với các loại rau xanh tươi giàu dưỡng chất để cân bằng lại lượng muối vào cơ thể.
Bên cạnh đó, việc ăn không đúng bữa, thường nhịn đói, ăn quá nhanh, nhai không kỹ sẽ khiến dạ dày bị đau do làm việc quá sức. Dạ dày làm việc quá sức lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược axit, gây viêm loét dạ dày và bị các tế bào ung thư tấn công.
2.2. Uống rượu bia
Sử dụng nhiều rượu bi và chất kích thích khiến dạ dày bị tổn thương, lâu dần sẽ bị ung thư, gen bị tổn thương. Rượu bia có khả năng gây ung thư rất lớn, sử dụng nhiều chất kích thích sẽ làm các chất độc hại tích tụ, lâu dần gây ung thư. Thay vào đó hãy dùng những loại nước uống bổ dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và phòng ngừa được bệnh hiệu quả.
2.3. Nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có khả năng làm dạ dày bị viêm loét, lâu dài gây ung thư. Loại vi khuẩn này dễ dàng truyền qua đường ăn uống khi dùng dụng cụ ăn mất vệ sinh chung. Chính vì vậy, thường xuyên ăn tại hàng quán, ăn phải thực phẩm bẩn, quá trình chế biến không hợp vệ sinh hoặc ăn chung với người mắc bệnh sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây ung thư ở dạ dày.
Những nguyên nhân gây ung thư dạ dày (Nguồn: dongyxuanquy.com )
2.4. Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ
Rất nhiều người biết bản thân mắc bệnh ung thư dạ dày thì đã ở thời kỳ cuối. Nguyên nhân chính là chủ quan, không đi khám sức khỏe thường xuyên. Trong khi, thăm khám sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả để phát hiện sớm bệnh tình và điều trị kịp thời, không để bệnh chuyển biến nặng, ngăn ung thư bước sang giai đoạn cuối.
2.5. Yếu tố di truyền
Dạ dày bị ung thư cũng có thể do di truyền từ người thân. Gia đình mà có người đã từng mắc bệnh này thì tỷ lệ những người cùng chung huyết thống mắc bệnh rất cao.Vì vậy, trong trường hợp này, mỗi thành viên trong nhà cần thường xuyên đi sàng lọc ung thư định kỳ để có thể phát hiện bệnh để chữa trị kịp.
2.6. Người bị viêm dạ dày mãn tính
Bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày mãn tính nếu không thăm khám để điều trị sớm bệnh rất dễ trở nặng, phát triển thành ung thư vì các tổn thương ở dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư sinh sôi và phát triển.
2.7. Thiếu máu ác tính
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người thiếu máu ác tính rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến dạ dày và ung thư dạ dày.
Nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày rất cao (Nguồn: alobacsi.vn )
2.8. Do nhóm máu
Những người mang nhóm máu O rất dễ mắc các bệnh đặc thù. Riêng đối với dạ dày bị ung thư và các bệnh nhân bị các bệnh về tiêu hóa thì những người có thuộc nhóm máu O khả năng mắc bệnh rất cao. Bởi vì nhóm máu O dễ bị các tế bào vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương.
2.9. Hút thuốc lá
Thuốc lá và khói thuốc sẽ khiến máu lưu thông đến các bộ phận trong đó có dạ dày chậm hơn, khả năng tiết dịch nhầy của thành dạ dày do đó cũng bị ngăn cản. Đồng thời các chất có trong thuốc lá sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày.
Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc ung thư (Nguồn: medscape.com)
3. Ung thư dạ dày có nguy hiểm không
Khi dạ dày bị ung thư, các tế bào ung thư sẽ hình thành và phát triển bắt đầu trong dạ dày, sau đó có thể lây lan qua thành dạ dày và tấn công các hạch huyết lân cận và di căn đến các cơ quan bên trong cơ thể.
3.1. Ung thư dạ dày có đau không
Ung thư về dạ dày rất ít xuất hiện các biểu hiện bệnh, người bệnh ít khi cảm thấy đau đớn khi ở giai đoạn đầu. Một số bệnh nhân có thể có triệu chứng đau nhói ở các vị trí như vùng thượng vị, trướng bụng, tuy nhiên rất ít bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện này. Trường hợp bệnh bước vào giai đoạn cuối, khối u đã lớn và xâm lấn các cơ quan lân cận, tế bào ung thư di căn, bệnh nhân có thể đau do bị chèn ép khối u hoặc đau do khối u di căn.
Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày sớm, giúp bệnh nhân nhận biết tình hình bất ổn của dạ dày để thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh nhân thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, cân nặng giảm nhanh chóng.
Bụng luôn chướng và đầy hơi, hay bị ợ hơi và khó tiêu. Vùng bụng thường xuất hiện những cơn đau bất thường, không rõ nguyên do, hay bị đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài thì xuất hiện máu trong phân.
3.2. Ung thư dạ dày ở độ tuổi nào
Theo các chuyên gia y tế trong và ngoài nước, dạ dày bị ung thư thường xuất hiện chủ yếu ở nam giới, trong độ tuổi từ 40-60. Tuy nhiên, hiện nay, các chuyên gia nhận thấy rằng, có rất nhiều bệnh nhân nữ mắc bệnh và có tuổi đời còn rất trẻ, khoảng trên dưới 20 tuổi.
Như vậy, căn bệnh này không chừa bất cứ một ai, nếu không xây dựng mối lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và khám tầm soát ung thư định kỳ thì bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh.
Bệnh ung thư dạ dày xuất hiện ngay ở những người có tuổi đời còn rất trẻ (Nguồn: mediacdn.vn)
4. Tỷ lệ ung thư dạ dày ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của WHO năm 2022, số ca mắc ung thư về dạ dày tại Việt Nam đang xếp thứ 3 (chiếm 10%), chỉ đứng sau ung thư gan, ung thư phổi. Tỉ lệ tử vong do mắc ung thư về dạ dày rất lớn, nguyên do là bởi hơn 90% bệnh nhân ở Việt Nam đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, mọi phương pháp điều trị đều không có tác dụng.
Theo số liệu khảo sát khi xét trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, ung thư về dạ dày của Việt Nam hiện nay đang xếp vị trí 14, chiếm tỷ lệ 10,2/100.000 dân số. Những số liệu trên cho thấy tại nước ta hiện nay số người mắc bệnh rất lớn, chỉ vì một chút chủ quan không thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần đã khiến vô số người mắc bệnh và tử vong.
Điều đáng lưu tâm hiện nay, khi thống kê các ca mắc ung thư về dạ dày tại các cơ sở ung bướu trên cả nước thì độ tuổi người bệnh còn rất trẻ, có bệnh nhân chỉ mới 13 tuổi. Những con số trên là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người nên biết quan tâm sức khỏe, đừng để khi bệnh đã quá nặng mới cảm thấy hối tiếc vì không biết quý trọng bản thân.
Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam đáng báo động (Nguồn: wordpress.com)
5. Những lưu ý khi bị ung thư dạ dày
Bên cạnh việc nhận sự thăm khám và điều trị của bệnh viện và đội ngũ bác sĩ, bệnh nhân khi phát hiện bản thân mắc bệnh ung thư về dạ dày cần lưu ý một số điểm để cải thiện sức khỏe.
5.1. Dinh dưỡng cho bệnh nhân
Một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều rất cần thiết cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến dạ dày không riêng gì ung thư. Lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thanh đạm, có nguồn gốc từ thực vật, ăn nhiều trái cây hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày để bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin, lại rất dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó cần cung cấp đạm và năng lượng cho người bệnh bằng cách bổ sung thịt nạc, cá, trứng có nguồn gốc đảm bảo sạch, các loại hạt, sữa,… Các món ăn dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày phải nấu thật mềm, hầm nhừ và đảm bảo vệ sinh, giúp người bệnh ăn ngon và dễ hấp thu.
5.2. Thay đổi thói quen sống
Xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, thường xuyên rèn luyện thân thể và tập thể dục đều đặn. Nói không với các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia, tập một lối sống thanh tĩnh, lành mạnh để nâng cao sức khỏe, phòng tránh ung thư dạ dày.
5.3. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Không được làm việc quá sức, ngủ muộn, người bệnh cần phải được nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng để phục hồi thể lực và nâng cao sức khỏe chống chọi với bệnh tật. Ngủ đủ giấc, không vận động mạnh, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sẽ giúp cơ thể được khỏe khoắn hơn. Đăng ký các dịch vụ spa thư giãn hay book tour du lịch nghỉ dưỡng để giải tỏa những căng thẳng mỗi ngày.
5.4. Theo dõi các biến chứng và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Trong quá trình điều trị, ngoài nhận sự chăm sóc và chữa trị của các bác sĩ, bản thân người bệnh cũng cần theo dõi các biến chứng để kịp thời báo với bác sĩ. Bên cạnh đó cần tuân thủ và tin tưởng mọi hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, để đạt kết quả như mong muốn.
5.5. Luôn giữ tinh thần lạc quan chống chọi với bệnh tật
Người bệnh nên giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ, nỗ lực chống lại bệnh tật. Khi có niềm tin và quyết tâm thì mọi quá trình điều trị sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Bi quan và chán nản chỉ làm bệnh thêm nặng, cơ thể nhanh chóng suy kiệt.
Sống lành mạnh là chìa khóa vàng cho sức khỏe (Nguồn: hellobacsi.com)
Cách tốt nhất để phòng chống lại căn bệnh ung thư quái ác là mỗi người cần xây dựng một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, khám tầm soát ung thư dạ dày định kỳ.