Ung thư cổ tử cung có thể điều trị thành công nhất nếu được phát hiện sớm nhờ các dấu hiệu nhận biết của cơ thể. Ở giai đoạn đầu, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%.
Ngày nay, không phải là HIV mà ung thư mới được coi căn bệnh “tử thần”, là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình không chừa một ai. Ngoài các căn bệnh ung thư thường gặp chung cho cả 2 giới, thì với phụ nữ còn có thêm nguy cơ lớn mắc các căn bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung (UTCTC). Đây là 2 căn bệnh phổ biến hàng đầu và đang nhận được sự quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là căn bệnh phổ biến thứ 2 trong số các bệnh ung thư của phụ nữ. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do UTCTC. Có khoảng 10-20 người trong 100.000 phụ nữ ở độ tuổi 30 được phát hiện có ung thư cổ tử cung. Tần suất này cao nhất ở khu vực Columbia và ở Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, mỗi ngày trôi qua, có 9 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Mỗi năm có trên 5000 trường hợp mắc và 2000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung chiếm khoảng 0,2%, tức là trong 100.000 phụ có khoảng 20 trường hợp mắc ung thư CTC với 11 trường hợp tử vong, và con số này đang có nguy cơ gia tăng.
Nguồn: Internet
Giống như các cơ quan khác trong cơ thể, cổ tử cung được tạo thành bởi nhiều loại tế bào. Bình thường, các tế bào phát triển và phân chia để tạo thành tế bào mới khi cơ thể cần chúng. Khi các tế bào phát triển già đi, chúng chết và các tế bào mới thay thế chúng. Các tế bào già và chết đi theo một chương trình định sẵn nên còn gọi là chết tế bào theo chương trình.
Đôi khi quá trình có trật tự này bị rối loạn. Các tế bào mới được tạo thành khi cơ thể không cần chúng và các tế bào già không chết khi đáng lẽ chúng phải chết. Do các đột biến trong gen của tế bào, chúng đã trở thành những tế bào “bất tử” (không thể chết). Các tế bào thừa này tạo thành một khối mô gọi là u. Các u có thể lành tính hay ác tính.
Để có thể phát hiện ra sớm nhất căn bệnh này thì bạn phải là người hiểu cơ thể của mình nhất. Khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể dưới đây, hay nhanh chóng đến bệnh viện và làm các xét nghiệm cần thiết.
4 dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
1. Đau vùng xương chậu
Thường xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới hoặc đau thắt lưng, đôi lúc còn đau ở bụng trên, đùi và các khớp, mỗi khi đến kì kinh, đại tiện hoặc quan hệ sẽ đau trầm trọng hơn, đặc biệt dây chằng xương cùng tử cung hoặc lan rộng dọc theo dây chằng dưới cùng, có thể hình thành nên viêm mô liên kết cổ tử cung mãn tính, khi dây chằng chính cổ tử cung mở rộng, triệu chứng đau sẽ nhiều hơn. Mỗi khi tiếp xúc vào cổ tử cung thì sẽ thấy đau dấy lên vùng xương chậu, thắt lưng, thậm chí có một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn có hiện tượng buồn nôn.
Nguồn: Internet
Triệu chứng đau vùng chậu là “một trong những dấu hiệu quan trọng”. Các cơn đau có thể được khuếch tán, có thể đau buốt hoặc âm ỉ. Đặc biệt, nếu cơn đau mới hoặc dường như không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu cũng là những dấu hiệu cảnh báo.
2. Dịch âm đạo bất thường
Có đến 75-85% bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều có tiết dịch âm đạo nhiều ở mức độ khác nhau. Đại đa số đều là huyết trắng nhiều, sau đó kèm theo có mùi và thay đổi màu sắc. Do sự kích thích mầm bệnh, khí hư ở tuyến cổ tử cung cường giáp, gây nên tiết dịch kèm màu trắng. Biểu hiện bất thường của huyết trắng này thường là lượng huyết trắng nhiều, thay đổi về tính chất, đó là hiện tượng của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo bất thường mà không không hẳn là bệnh ung thư. Vì vậy, nên đi khám ở các bệnh viện để chắc chắn bạn không bị ung thư cổ tử cung.
3. Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu khi quan hệ là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh ung thư cổ tử cung, có đến 70% – 80% bệnh nhân ung thư có hiện tượng xuất huyết âm đạo. Các biểu hiện thường thấy như sau khi quan hệ xong hoặc kiểm tra phụ khoa, khí hư có lẫn máu.
Đối với phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên ra máu không lí do. Lượng máu không nhiều, hơn nữa không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng, thì không được bỏ qua dễ dàng những triệu chứng này. Hiện tượng chảy máu bất thường này là triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, có rất nhiều chị em phụ nữ lớn tuổi khi thấy hiện tượng này đã đến để kiểm tra, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung và được điều trị kịp thời.
Nguồn: Internet
Lượng máu ra nhiều hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc chảy máu sau khi mãn kinh cũng là những dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư cổ tử cung.
4. Bất thường khi đi tiểu
Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung đều cảm thấy những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu. Chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau rát và khó khăn khi đi tiểu…Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên đi khám sớm.
5. Giảm cân nhanh và cảm thấy mệt mỏi
Giảm cân là dấu hiệu thường gặp trong các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh lý này có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và thay vào đó là các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Điều này làm phụ nữ dễ bị thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.
Nguồn: Internet
Tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý liên quan đến điều kiện y tế yếu kém trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản bao gồm việc tầm soát ung thư cổ tử cung, chuẩn đoán và điều trị các tổn thương tiền xâm lấn, kiểm soát các bệnh lây qua đường tình dục và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội đưa đến giảm đề kháng của bệnh tật.
Hiện nay, phụ nữ tham gia khám phụ khoa định kỳ để được tầm soát ung thư còn thấp, các chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng, ý thức phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ còn hạn chế do thiếu những chương trình tuyên truyền giáo dục.
Trong số các căn bệnh ung thư, Ung thư cổ tử cung có thể điều trị thành công nhất nếu được phát hiện sớm. Ở giai đoạn đầu, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%.
Nguồn: Internet
Đó là lý do tại sao cả CDC và Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ nên bắt đầu làm các xét nghiệm Pap thường xuyên ở tuổi 21. Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm đơn giản được sử dụng để xem xét các tế bào của cổ tử cung. Xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung. Nếu xét nghiệm PAP có kết quả bất thường thì bác sĩ sẽ khám kỹ hơn: soi cổ tử cung (giúp xác định vị trí, mức độ lan tỏa của tổn thương, đồng thời hướng dẫn cho sinh thiết cổ tử cung) và sinh thiết cổ tử cung (cắt mẫu mô của cổ tử cung để quan sát dưới kính hiển vi, cho kết quả rất chính xác). Nếu tầm soát định kỳ, sau khi sinh thiết có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và khả năng chữa khỏi rất cao.
Phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên được phết tế bào cổ tử cung và khám phụ khoa mỗi năm một lần. Sau 3 lần liên tiếp với kết quả bình thường thì khoảng thời gian làm lại có thể thưa ra khoảng 2-3 năm một lần cho đến lúc 60 tuổi.
Các giáo sư ở bệnh viện Vinmec cho biết, nhờ có xét nghiệm này, 90-95% các trường hợp ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chúng có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Để tầm soát ung thư CTC chính xác nhất, bạn nên lựa chọn các địa chỉ y tế uy tín với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao. Hiện nay, Vinmec đang có chương trình ưu đãi dành tặng cho khách hàng muốn sàng lọc ung thư cổ tử cung. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại đây. Là một bệnh viện đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế JCI về dịch vụ y tế, hệ thống hạ tầng, trang thiết bị tối tân và dịch vụ hoàn hảo, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn Vinmec là nơi chăm sóc sức khỏe.
Nguồn: Internet
Ngoài ra, bạn cũng nên tiêm chủng ngừa phòng chống ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung do nhiều tuýp HPV gây ra, trong đó 70% trường hợp là HPV 16 và 18. Văcxin chủng ngừa ung thư cổ tử cung chỉ có hiệu quả với HPV 16 và 18, tức là phòng ngừa được 70% trường hợp. Còn 30% trường hợp ung thư cổ tử cung còn lại do các tuýp HPV khác thì chưa có văcxin phòng ngừa. Do đó, dù cho được tiêm văcxin cũng phải khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP định kỳ
Thuốc chích vào 3 kỳ trong sáu tháng, kỳ thứ hai cách thứ nhất 2 tháng, kỳ thứ ba cách thứ hai 4 tháng. Các loại văcxin chỉ có tác dụng ngăn ngừa nhiễm HPV chứ không điều trị tình trạng đã nhiễm HPV. Đó là lý do tại sao để có hiệu quả nhất, các loại văcxin HPV sẽ được tiêm trước khi một người phụ nữ bị nhiễm với HPV, tức trước khi có hoạt động tình dục trong đời.