1. Tìm hiểu về U thanh quản
U thanh quản là một tình trạng bệnh lý trong đó có các khối u hình thành
tại thanh quản, cơ quan nằm trong cổ họng, chịu trách nhiệm sản xuất âm thanh và hỗ trợ quá trình thở. Các khối u này có thể xuất hiện ở
nhiều vị trí trong thanh quản, như dây thanh âm, niêm mạc thanh quản hoặc các cấu trúc khác.
U thanh quản là một tình trạng bệnh lý trong đó có các khối u hình thành tại thanh quản
U thanh quản được chia thành hai loại chính:
- U lành tính: Những khối u này không có khả năng xâm lấn hay di căn. Chúng thường phát triển chậm và ít gây nguy hiểm đến tính mạng, ví
dụ như polyp dây thanh, hạt xơ thanh quản, hoặc u nhú do virus HPV gây ra. - U ác tính: Đây là các khối u ung thư, có khả năng xâm lấn vào các mô lân cận và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, điển hình là ung thư
thanh quản.
Tuy nhiên, dù là u lành tính hay ác tính, chúng đều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của thanh quản, làm thay đổi giọng nói, thậm chí
gây khó khăn trong việc thở và gây ra nhiều biến chứng khác.
2. Nguyên nhân gây ra u ở thanh quản
Các nguyên nhân gây u thanh quản khá đa dạng và có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các khối u ở thanh quản, đặc biệt là u ác tính. Khói thuốc lá chứa
nhiều chất gây ung thư, tác động xấu đến niêm mạc thanh quản, từ đó hình thành khối u. - Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Người thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại như sơn, dung
môi, chất tẩy rửa, acid sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao mắc phải u thanh quản. - Nhiễm trùng mãn tính: Việc mắc phải các bệnh nhiễm trùng vùng họng và thanh quản như viêm thanh quản mạn tính cũng có
thể làm tăng nguy cơ hình thành u.
3. Biến chứng thường gặp do u thanh quản
U ở thanh quản có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến người bệnh. Các biến chứng phổ biến bao gồm:
3.1. Thay đổi giọng nói
U thanh quản dù lành tính hay ác tính đều có thể tác động lên dây thanh âm, gây ra tình trạng giọng nói thay đổi. Các triệu chứng thường
thấy gồm:
- Giọng khàn, yếu, khó nghe.
- Âm thanh phát ra không đều, lúc cao lúc thấp.
- Mất tiếng hoàn toàn trong trường hợp u gây tổn thương nghiêm trọng.
3.2. Khó thở
Khi khối u phát triển lớn, chúng có thể gây chèn ép đường thở, gây ra:
- Cảm giác khó thở, hụt hơi, nhất là khi gắng sức hoặc nói chuyện nhiều.
- Có thể ngạt thở, thiếu oxy nếu không được can thiệp kịp thời.
3.3. Nhiễm trùng
U ở thanh quản có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở vùng cổ họng và thanh quản, gây ra:
- Viêm thanh quản, sưng đỏ và đau vùng cổ họng.
- Sốt, mệt mỏi nếu nhiễm trùng lan rộng.
U ở thanh quản có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở vùng cổ họng và thanh quản
3.4. Ung thư hóa (đối với u lành tính)
Một số trường hợp, u lành tính ở thanh quản nếu không được điều trị hoặc theo dõi đúng cách có thể phát triển thành u ác tính.
3.5. Lây lan ung thư (đối với u ác tính)
Đối với u ác tính, nếu không điều trị kịp thời, khối u có thể lây lan sang các bộ phận khác như:
- Hạch bạch huyết vùng cổ.
- Phổi, gan hoặc xương.
Tình trạng này làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng và còn đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Những biến chứng của u thanh quản có thể nghiêm trọng nếu không được điều trị và quản lý kịp thời. Do đó, việc thăm khám
định kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố quan trọng để kiểm soát tình trạng này, giúp người bệnh duy trì chất lượng cuộc
sống và sức khỏe tốt hơn.
4. Chẩn đoán u thanh quản
Chẩn đoán u thanh quản thường được thực hiện thông qua các phương pháp thăm khám và xét nghiệm. Các bước chẩn đoán bao gồm:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng của bệnh nhân, bao gồm sự thay đổi giọng nói, khó thở, ho kéo dài và bất
kỳ dấu hiệu bất thường nào khác. - Nội soi thanh quản: Đây là phương pháp phổ biến để quan sát trực tiếp bên trong thanh quản. Bác sĩ sẽ đưa một ống mềm
(nội soi) vào cổ họng để kiểm tra tình trạng của thanh quản và phát hiện các khối u nếu có. - Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, siêu âm, CT scan hoặc MRI có thể được bác sĩ chỉ định để giúp xác định kích thước
và vị trí của u ở thanh quản cũng như mức độ di căn nếu có. - Sinh thiết: Nếu nghi ngờ u là ác tính, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết để lấy mẫu mô từ khối u, sau đó gửi đi xét
nghiệm để xác định liệu u có phải ung thư hay không.
5. Điều trị u ở thanh quản
Điều trị u thanh quản tùy thuộc vào loại u (lành tính hay ác tính) và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều
trị bao gồm:
- Điều trị nội khoa: Đối với các u lành tính nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc giảm viêm, kháng sinh nếu
có nhiễm trùng. - Phẫu thuật: Khi u ở thanh quản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thanh quản, phẫu thuật có thể là phương
pháp điều trị chính. Việc cắt bỏ u sẽ giúp giảm đau, cải thiện giọng nói và ngăn ngừa biến chứng. - Xạ
trị và hóa trị:
Đối với các u ác tính, điều trị có thể bao gồm xạ trị và hóa
trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với phẫu thuật để tăng khả năng điều trị
triệt để.
Biện pháp điều trị u thanh quản được bác sĩ chỉ định dựa trên kết quả thăm khám
Tóm lại, u thanh quản là một tình trạng bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và
điều trị sớm. Nếu bạn hay người thân đang gặp tình trạng này, hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56
56 để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
—————————————————