Sức khỏe sinh sản là điều cần được quan tâm trong kỳ thai sản. Hãy cùng tìm hiểu trong trường hợp phát hiện kích thước túi thai nhỏ nên ăn gì để dễ dàng chăm sóc cơ thể cho phù hợp, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!
1. Túi thai nhỏ nên ăn gì để mẹ và bé cùng khỏe
Kích thước túi thai sẽ phát triển tỉ lệ thuận với tuổi thai. Mẹ bầu nên kiểm tra thường xuyên, sử dụng các gói dịch vụ chăm sóc thai sản theo giai đoạn phù hợp để chắc chắn túi thai phát triển tương ứng với tuổi thai.
1.1. Bổ sung sắt, axit folic, canxi
Khi mang thai, phụ nữ thiếu sắt và axit folic gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cân nặng của thai nhi, và là nguyên nhân làm cho túi ối nhỏ hơn so với tuổi thai. Khi chưa biết túi thai nhỏ nên ăn gì, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được các loại thực phẩm giàu sắt, canxi và axit folic đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bổ sung 14 loại vitamin tổng hợp khác giúp an thai khỏe mạnh. Các loại canxi chỉ nên dùng sau 16 tuần, vì bổ sung canxi quá sớm, canxi sẽ đóng ở bánh nhau làm giảm sự trao đổi chất và thai nhi kém phát triển.
Mẹ bầu nên bổ sung thêm sắt, vitamin và canxi giúp con khỏe mạnh (Nguồn: rosinirestorations.com)
1.2. Ăn thức ăn giàu đạm
Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng, sữa đảm bảo cơ thể mẹ đủ dinh dưỡng, mạnh khỏe để nuôi con, giúp túi thai phát triển đồng đều theo từng tháng. Có thể chia ra thành 5-6 bữa nhỏ trong này để hạn chế chán ăn, buồn nôn, khó tiêu.
Bổ sung thức ăn giàu đạm và protein để giúp túi thai khỏe mạnh (Nguồn: Internet)
1.3. Thực phẩm giàu protein
Những loại thực phẩm cung cấp protein như các loại thịt lợn nạc, giàu vitamin B12 và sắt giúp mẹ bầu nhiều năng lượng, giảm stress, cholesterol, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường. Khi cơ thể đủ chất và năng lượng góp phần giúp túi thai phát triển khỏe mạnh.
1.4. Thịt bò và lươn
Đây là một trong những món quan trọng với phụ nữ mang thai. Vì ngoài sắt, bò và lươn cung cấp nhiều dinh dưỡng khác mà các bác sĩ vẫn hay khuyên bổ sung thường xuyên, đặc biệt với những mẹ bầu có thai nhẹ cân.
Mẹ bầu có thể chế biến nhiều món từ bò, lươn để bữa ăn thêm ngon miệng (Nguồn: wikimedia.org)
1.5. Trái cây, rau củ, ngũ cốc
Ngoài các loại thực phẩm phải chế biến chín, rau củ, trái cây và các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng cũng là giải pháp cho câu hỏi túi thai nhỏ nên ăn gì, hỗ trợ các mẹ bầu trong việc cải thiện môi trường phát triển cho con. Bạn nên thay đổi các loại trái cây, rau củ mỗi ngày để cải thiện khẩu vị cũng như đủ hàm lượng vitamin cho cơ thể.
Các loại thực phẩm trên có thể kết hợp để chế biến những món ăn dành cho bà bầu đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Tùy vào giai đoạn mang thai mà mẹ bầu có thể sáng tạo thành nhiều món phù hợp với khẩu vị.
Trái cây, ngũ cốc cũng là thực phẩm thiết yếu để chăm sóc sức khỏe túi thai mẹ bầu (Nguồn: hearstapps.com)
2. Bà bầu không nên ăn gì khi túi ối nhỏ hơn tuổi thai
2.1. Bia rượu, chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia là những loại thực phẩm có cồn không tốt cho mẹ bầu, vì có khả năng gây dị tật cho thai nhi, khiến túi ối phát triển nhỏ hơn tuổi thai và tăng tỉ lệ sảy thai. Giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu nên kiêng hẳn cà phê, vì sẽ gây mất ngủ, thai nhi chậm phát triển trong thời gian mang thai nhạy cảm.
Nói không với các chất kích thích để có túi thai khỏe mạnh (Nguồn: khantieng.vn)
2.2. Thủy hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao
Lượng thủy ngân tích tụ nhiều khi mang thai làm tổn thương thính giác, não bộ và thị lực trẻ nên phụ nữ khi mang thai nên tránh nhóm thực phẩm như cá mập, cá ngừ đóng hộp. Ngược lại, cá rô phi, cá tuyết, cá da trơn, cá hồi, … rất tốt với mẹ bầu vì giàu protein, vitamin B12 và kẽm.
2.3. Thịt nguội, thịt xông khói
Vi khuẩn listeria là loại có thể sống ở mức nhiệt độ -40 độ C và có thể gây sảy thai nếu mẹ bầu bị nhiễm. Loại vi khuẩn này xuất hiện trong thịt nguội nên các bạn hoàn toàn không nên ăn, đặc biệt trong giai đoạn túi ối nhỏ hơn tuổi thai.
2.4. Rau răm
Mặc dù rau xanh, các loại củ rất tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng trong số đó, mẹ bầu khi tìm hiểu túi thai nhỏ nên ăn gì cần tránh không nên ăn rau răm. Vì loại này gây kích thích tiêu hóa, gây co bóp cơ trơn nên dễ khiến các chị em bị sảy thai.
2.5. Rau ngót
Trong rau ngót có thành phần papaverin gây mềm cổ tử cung, kích thích co bóp nên dễ có nguy cơ sảy thai và động thai, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ.
Rau ngót là một trong số những thực phẩm bà bầu nên kiêng (Nguồn: blogspot.com)
2.6. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa nhiều enzim tốt cho tiêu hóa nhưng lại kích thích các cơ trơn hoạt động co thắt, các tuyến sữa gây tiết sữa. Nên bà bầu không nên ăn đu đủ dù ở dạng chín hay chưa chín để tránh nguy cơ sảy thai.
Đu đủ có enzim tốt cho tiêu hóa nhưng có thể gây hại cho bà bầu (Nguồn: filipinochow.com)
2.7. Nhãn
Ăn nhiều nhãn dễ làm đường huyết tăng cao, táo bón và nổi nhiều mụn vì chứa nhiều glucose. Đặc biệt những phụ nữ có tiền căn đái tháo đường thì tuyệt đối loại bỏ nhãn ra khỏi nhóm trái cây hàng ngày.
2.8. Dứa
Dứa chứa thành phần Bromelain làm mềm và kích thích co bóp tử cung. Dù dứa có nhiều vitamin C, enzim, mẹ bầu ăn vào trong ba tháng đầu rất dễ làm bóc tách túi thai, khiến túi thai phát triển không đều với tuổi thai.
Các chất trong dứa có thể làm mềm và kích thích co bóp tử cung (Nguồn: medicalnewstoday.com)
2.9. Dưa muối
Các loại thực phẩm muối nói chung, như dưa muối, cà muối mang lại nhiều tác dụng tích cực, cải thiện khẩu vị bữa ăn. Nhưng nếu không biết dùng đúng cách, chúng có thể gây hại cho túi ối mẹ bầu.
2.10. Măng tươi
Chất Cyanide trong măng tươi có thể gây thiếu oxy tế bào, nên đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Đây là một trong các nhóm thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ gây nguy hiểm cho túi thai và cả mẹ.
Măng tươi có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu (Nguồn: stylecraze.com)
Thông qua bài viết trên, để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh, các mẹ bầu cần nắm rõ khi túi thai nhỏ nên ăn gì và không nên ăn gì để giúp túi thai phát triển đồng đều với tuổi thai và tránh làm hại đến bé. Đồng thời, nên mua các loại thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ, truy xuất rõ ràng để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng. Chúc mẹ bầu luôn giữ sức khỏe tốt và “vượt cạn” thành công!