[Tư Vấn] Bị Trào Ngược Dạ Dày Uống Thuốc Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh
Dược Sĩ Đào Thị Ngọc Trâm
2219
Bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì tốt và hiệu quả, giúp điều trị nhanh các triệu chứng bệnh luôn là vấn đề được những người bị trào ngược dạ dày quan tâm nhất. Bởi thực tế cho thấy việc lựa chọn thuốc chữa trào ngược dạ dày không đúng, không phù hợp với tình trạng bệnh không những không mang lại hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn mà còn có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy người bị trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh? Cùng đi tìm lời đáp qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày, trong có những nguyên nhân phổ biến gây nguy cơ trào ngược dạ dày cao bao gồm:
- Thói quen ăn uống không khoa học, điều độ: tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, vận động mạnh hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn, ăn quá no,… đều những thói quen ăn uống xấu gây nguy cơ trào ngược dạ dày cao.
- Stress, căng thẳng, mệt mỏi: áp lực trong công việc, học tập hay cuộc sống hàng ngày không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng mà còn trở thành nguyên nhân thúc đẩy cơ thể sản sinh hoạt chất cortisol- hoạt chất làm tăng acid dịch vị dạ dày.
- Bệnh lý: tình trào ngược dạ dày có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về dạ dày phổ biến như viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, phù nề dạ dày,…
- Lạm dụng thuốc tây: việc sử dụng quá nhiều thuốc tân dược, đặc biệt là thuốc kháng sinh không chỉ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày mà còn làm gia tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
Trên thực tế, trào ngược dạ dày được gọi là bệnh khi tần suất trào ngược diễn ra từ 2-3 lần/tuần. Khi đó, dịch vị dạ dày có thể bị đẩy lên trên gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, buồn nôn, khó nuốt và đau tức ngực. Tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài không được điều trị kịp thời có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, hẹp thực quản, chảy máu thực quản và thậm chí là ung thư thực quản.
Bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì?
Thuốc tây chữa trào ngược dạ dày
Khi nhắc đến thuốc chữa trào ngược dạ dày, bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì, chắc chắn các loại thuốc tây luôn là lựa chọn được ưu tiên nhằm giải quyết nhanh các triệu chứng và điều trị dứt điểm bệnh. Thực tế cho thấy không phải bệnh nhân nào cũng đạt được hiệu quả khi điều trị theo đơn thuốc được kê. Thông thường, tùy theo tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh và kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để có hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số thuốc tây chữa trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay:
Thuốc Metoclopramid
Metoclopramide là một loại dược phẩm được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản cùng với các triệu chứng đi kèm. Sử dụng thuốc Metoclopramide sẽ làm tăng các cơn co thắt cơ bụng, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua dạ dày và ruột, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Đồng thời, Metoclopramide cùng làm tăng sự thắt chặt của cơ thắt thực quản dưới (cơ nối giữa thực quản và dạ dày), từ đó giúp ngăn chặn axit dạ dày chảy ngược lên thực quản. Ngoài ra, thuốc Metoclopramid cũng có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn và nôn bằng cách ức chế các thụ thể trong cơ thể đảm nhiệm vai trò kích hoạt buồn nôn và nôn.
Metoclopramide được bào chế dưới các dạng viên nén, viên bao phim và dung dịch tiêm.
- Liều dùng cho người lớn (từ 18- 64 tuổi): liều khởi đầu thường là 10-15 mg, tối đa 4 lần/ngày, uống trước khi ăn và đi ngủ khoảng 30 phút.
- Liều dùng cho trẻ em (từ 0- 17 tuổi): hiện nay vẫn chưa có xác nhận an toàn và hiệu khi sử dụng thuốc cho người dưới 18 tuổi.
- Liều dùng cho người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên): nên bắt đầu với một liều thấp hơn hoặc một liệu trình dùng thuốc khác tránh tình trạng Metoclopramide tích tụ quá nhiều trong cơ thể.
Thuốc Nexium
Thuốc Nexium là một loại dược phẩm có khả năng ức chế bơm proton làm giảm axit được sản xuất trong dạ dày. Nexium thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các triệu chứng bệnh khác có liên quan đến axit dạ dày quá mức như hội chứng Zollinger-Ellison. Ngoài Nexium còn được sử dụng để ngăn ngừa bệnh loét dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori hoặc do sử dụng các thuốc chống viêm không steroid.
Thuốc Nexium được điều chế dưới dạng viên nén.
- Liều dùng cho người muốn điều trị viêm thực quản trào người và các triệu chứng trào ngực thực quản: 40mg/lần/ngày, uống trong 4-8 tuần. Sau 8 tuần có thể tiếp tục với liều 20mg, 1 lần/ngày trong 4 tuần tiếp theo.
- Liều dùng cho người muốn điều trị tình trạng ợ nóng: 20mg/lần/ngày, uống 2-4 tuần.
- Liều dùng điều trị viêm loét dạ dày do sử thuốc chống viêm không steroid: uống 20mg/lần/ngày, uống trong 4-8 tuần.
- Liều dùng điều trị quá nhiều acid trong dạ dày gây ra bởi hội chứng Zollinger-Ellison: khuyến cáo nên uống 40mg/2 lần/ngày và tối đa là 80mg/lần/ngày.
Gaviscon gói
Gaviscon dạng gói hỗ trợ điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày, thực quản như khó tiêu, ợ nóng, ợ chua liên quan đến sự trào ngược như sau bữa ăn, hoặc trong giai đoạn mang thai, hoặc trên những người bệnh có các triệu chứng liên quan đến viêm thực quản do trào ngược. Cơ chế tác dụng của Gaviscon dạng gói là tạo lớp gel kháng lại acid trong dạ dày.
Sản phẩm điều chế dưới dạng gói tiện dụng, mùi vị dễ uống, tăng khả năng hấp thu.
- Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10-20 ml hoặc 1-2 gói, chia thành 4 lần/ngày (uống sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ).
- Liều dùng cho trẻ em từ 6-12 tuổi: 5-10ml, chia thành 4 lần/này (uống sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ).
- Sản phẩm chống chỉ định với trẻ em dưới 6 tuổi.
Tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa tại đây:
224.000đ 383.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
415.000đ 491.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
209.000đ 350.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
2.195.000đ 2.550.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
350.000đ 420.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
218.000đ 366.000đ
Mua ngayCho vào giỏ
Thuốc nam chữa trào ngược dạ dày
Bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Bên cạnh các sản phẩm thuốc tân dược, các bài thuốc nam lành tính, không tác dụng phụ cũng được nhiều người lựa chọn để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Một số bài thuốc nam chữa trào ngược dạ dày phổ biến:
Rau mương
Bạn lấy khoảng 40g rau mương tươi, rửa sạch, thái nhỏ rồi để ráo nước. Sau đó, đem rau mương đã ráo nước đi sao vàng hạ thổ và sắc lấy nước uống hàng ngày. Cách này không chỉ giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày mà còn hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP (vi khuẩn sống trong lớp ngày trên bề mặt niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày).
Đu đủ
Bạn lấy khoảng 200g đu đủ chín đã gọt sạch vỏ, đem hấp cách thủy cùng với một chút đường và ăn trước bữa ăn chính khoảng 30 phút. Cách này sẽ giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, đắng miệng,… thường gặp sau khi ăn ở người bị trào ngược dạ dày.
Lá đu đủ
Rửa sạch khoảng 3 lá đu đủ bánh tẻ (lá đu đủ non), thái nhỏ rồi đun lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 3 ốc nước lá đu đủ sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng trào ngược dạ dày đồng thời giúp kiểm soát tốt hiện tượng viêm loét niêm mạc thực quản.
Chanh gừng
Bạn thái nhỏ một củ gừng rồi đem đun sôi cùng với 500ml nước trong 10 phút. Chắt lấy nước gừng, đợi nước nguội thì pha thêm chút mật ong và nước cốt chanh làm nước uống trước khi ăn khoảng 15 phút sẽ giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.
Lá ổi, gạo lứt
Lấy khoảng 5 búp và lá ổi non, rửa sạch rồi thái nhỏ. Nấu cháo gạo lứt cùng với búp và lá ổi non đã chuẩn bị, mỗi tuần ăn 1-2 lần sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày không gây ra các triệu chứng bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Mong rằng với những thông tin cung cấp trong bài viết hôm nay, các bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì đồng thời hiểu rõ hơn về các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Để có hiệu quả tốt điều trị tốt nhất, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng và các dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình.