Tư vấn: Bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không?

1. Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng máu 

Nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng huyết là tình trạng máu nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra. Độc tố do các tác nhân gây nhiễm trùng giải phóng vào máu chống lại phản ứng dẫn đến những tổn thương nhiều cơ quan, sức khỏe suy yếu nhanh chóng.

Triệu chứng khi bị nhiễm trùng máu 

Trước khi tìm hiểu bệnh nhiễm trùng máu có chữa được không thì bạn biết các triệu chứng phổ biết nếu xảy ra tình trạng này để sớm phát hiện và can thiệp điều trị. Người bị nhiễm trùng huyết thường có các biểu hiện đặc trưng như sau: 

  • Thân nhiệt thay đổi bất thường, sốt cao rét run là triệu chứng thường gặp, hoặc thân nhiệt hạ thấp dưới 36 độ C ở những trường hợp nặng. 
  • Tình trạng rối loạn nhịp thở, khó thở, thở gấp có thể xảy ra, đặc biệt khi có sốc nhiễm trùng. 
  • Tim đập nhanh do tim hoạt động co bóp nhiều hơn bình thường khi máu nhiễm trùng. 
  • Hạ huyết áp hay gặp ở trường hợp sốc nhiễm khuẩn.
  • Da nhợt nhạt, tím tái do lưu lượng máu đến da giảm. 

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị tiêu chảy, nôn ói, mệt mỏi, tiểu ít,… Trường hợp nặng có thể mất ý thức, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí là tử vong. 

Người bệnh có thể sốt hoặc hạ thân nhiệt khi bị nhiễm trùng huyết

Người bệnh có thể sốt hoặc hạ thân nhiệt khi bị nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng máu nguy hiểm như thế nào? 

Độc tố của tác nhân gây nhiễm trùng huyết có thể khiến tất cả các cơ quan trọng cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, suy tim, suy hô hấp,… 

Sốc nhiễm khuẩn là biến chứng nặng nề nhất của tình trạng nhiễm trùng máu. Giai đoạn này, người bệnh cần được điều trị tích cực với kháng sinh đặc hiệu, thuốc chống rối loạn đông máu, điều chỉnh kiềm toan,… đồng thời phối hợp nhiều phương pháp khác như thở máy, sử dụng máy trợ tim, trợ phổi để “dành giật” sự sống. Những trường hợp nhiễm trùng huyết nặng như suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong. 

Vi khuẩn giải phóng độc tố vào máu khiến nhiều cơ quan bị tổn thương

Vi khuẩn giải phóng độc tố vào máu khiến nhiều cơ quan bị tổn thương

2. Bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không? 

Với tiên lượng tử vong cao nên có không ít người thắc mắc liệu bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không? Với những tiến bộ của y học hiện đại ngày nay thì tình trạng nhiễm trùng máu có thể chữa khỏi. Những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng máu đã giảm đáng kể. 

Thời gian ủ bệnh của nhiễm trùng máu rất ngắn và sau khi bùng phát có thể nhanh chóng dẫn đến biến chứng. Do đó, việc phát hiện và can thiệp điều trị điều trị càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. 

Ngoài ra, mức độ nguy hiểm, khả năng xảy ra biến chứng cũng như tiên lượng của từng bệnh nhân cũng sẽ khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, bệnh lý nền, cơ địa hay sức khỏe tổng thể của người bệnh, trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ điều trị, sự can thiệp và hỗ trợ từ các thiết bị y tế,… 

Do đó, để có câu trả lời tốt nhất thì người bệnh cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín, có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm để thăm khám, chẩn đoán, điều trị bệnh ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ nhiễm trùng máu. 

Biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng máu có thể suy đa tạng, suy hô hấp,…

Biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng máu có thể suy đa tạng, suy hô hấp,…

3. Các phương pháp điều trị nhiễm trùng máu

Điều trị nhiễm trùng máu đòi hỏi sự can thiệp kịp thời để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng. Theo các bác sĩ, để đạt được hiệu quả tốt nhất cần đảm bảo nguyên tắc điều trị sau: 

  • Điều trị ngay khi nghĩ đến nhiễm khuẩn huyết sau khi đã cấy máu.
  • Sử dụng kháng sinh liều cao, đủ thời gian và nếu cần nên phối hợp kháng sinh.
  • Ưu tiên sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.
  • Điều chỉnh kháng sinh theo kết quả điều trị và kháng sinh đồ.
  • Điều trị các rối loạn thăng bằng kiềm toan và các biến chứng nếu có (suy hô hấp, suy tim, rối loạn nước điện giải…). 

Tùy theo từng trường hợp mà phương pháp điều trị nhiễm trùng máu có thể khác nhau. Ngoài những nguyên tắc trên, người bệnh còn có thể được chỉ định truyền máu, truyền đạm, chất dinh dưỡng,… 

Với câu trả lời cho thắc mắc bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không ở trên, hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Tiên lượng điều trị nhiễm trùng máu phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh. Việc phát hiện nhiễm trùng máu càng trễ thì quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn, nguy cơ biến chứng và tử vong cao. Vậy nên, người bệnh đi khám và điều trị ngay khi có biểu hiện bất thường. 

Hiện nay, các đơn vị thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín mà bệnh nhân có thể đặt niềm tin. MEDLATEC sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, người bệnh sẽ được thăm khám, chữa bệnh theo phác đồ khoa học nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, giúp bạn yên tâm hơn về độ an toàn và chính xác của các kết quả kiểm tra sức khỏe. 

MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy hiện nay

MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy hiện nay

Tại đây, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và giải thích cụ thể các thắc mắc liên quan đến sức khỏe bao gồm “Bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không?” nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Để đặt lịch khám sớm nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, nhân viên của hệ thống sẽ tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.

—————————————————

Source