1. Nguyên nhân gây ra và triệu chứng thường gặp ở bệnh cúm
1.1. Nguyên nhân mắc cúm
Cúm là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, ảnh hưởng chủ yếu đến đường hô hấp. Virus cúm có khả năng biến đổi rất nhanh và mỗi mùa cúm có thể gặp nhiều chủng mới, khiến hệ miễn dịch của cơ thể gặp khó khăn trong việc chống lại virus.
Nguyên nhân gây bệnh cúm thường xuất phát từ:
– Sự xâm nhập của các chủng virus cúm A, B và C. Virus lây truyền qua giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt chứa virus.
– Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện cho virus xâm nhập.
– Tiếp xúc với người nhiễm bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
– Một số người có hệ miễn dịch yếu, tuổi tác cao hoặc bệnh nền có thể dễ bị nhiễm cúm và có triệu chứng nặng hơn.
Virus cúm là tác nhân chính gây nên các loại cúm
1.2. Triệu chứng của bệnh cúm
Người mắc bệnh cúm thường xuất hiện các triệu chứng:
– Sốt cao đột ngột, thường kéo dài 3 – 7 ngày.
– Đau đầu, đau cơ gây cảm giác đau nhức khắp cơ thể, nhất là ở vùng cổ và vai.
– Ho, đau họng và nghẹt mũi.
– Mệt mỏi, mất sức, suy nhược.
– Các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… gây mất nước.
2. Truyền dịch khi bị cúm có sao không và lưu ý về truyền dịch
2.1. Bị cúm, khi nào cần truyền dịch?
Truyền dịch là quá trình đưa dung dịch (nước, muối, điện giải, có thể là thuốc dinh dưỡng) vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Phương pháp này giúp bù đắp nhanh chóng lượng nước và các chất bị mất do sốt cao, tiêu chảy hoặc nôn.
Muốn biết truyền dịch khi bị cúm có sao không trước tiên người bệnh cần biết, truyền dịch chỉ được khuyến nghị áp dụng với các trường hợp:
– Người mắc bệnh cúm kèm tiêu chảy hoặc nôn khiến cơ thể mất nước, truyền dịch giúp khắc phục tình trạng mất cân bằng nước và điện giải.
– Cơ thể suy yếu đến mức không thể đủ sức để uống nước hoặc ăn uống, truyền dịch để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất.
– Theo chỉ định và có sự giám sát của bác sĩ, dựa trên kết quả đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
2.2. Lợi ích của việc truyền dịch trong điều trị cúm
Nếu được chỉ định và thực hiện đúng cách, người bệnh sẽ không phải lo lắng truyền dịch khi bị cúm có sao không vì việc làm này giúp người bệnh:
– Được bù đắp nhanh chóng lượng nước bị mất để đảm bảo cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, giảm nguy cơ mất nước nặng.
– Cơ thể được cung cấp đủ nước và điện giải để chống lại các triệu chứng mệt mỏi và suy nhược do cúm.
– Các cơ quan nội tạng sẽ hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Truyền dịch khi được chỉ định và thực hiện đúng quy trình giúp bù nước, điện giải, tăng hồi phục cho bệnh nhân cúm
2.3. Nguy cơ và biến chứng của truyền dịch khi bị cúm
Bên cạnh những lợi ích như đã đề cập ở trên, truyền dịch cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi được thực hiện không đúng cách. Lúc này, truyền dịch khi bị cúm có sao không chính là những nguy cơ có thể gặp phải nếu quá trình này không có sự giám sát y tế:
– Sốc phản vệ do dị ứng với các thành phần trong dịch truyền.
– Truyền dịch quá nhanh hoặc quá nhiều gây ra hiện tượng quá tải tuần hoàn, dẫn đến phù phổi hoặc suy tim cấp.
– Nhiễm trùng tại vị trí truyền dịch do quy trình vô trùng không được đảm bảo, tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.
– Sai sót trong việc xác định liều lượng truyền phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
2.5. Bị cúm có nên tự truyền dịch tại nhà không?
Bên cạnh vấn đề truyền dịch khi bị cúm có sao không người bệnh cũng cần biết về việc có nên tự ý truyền dịch tại nhà khi bị cúm hay không. Không phải mọi trường hợp cúm đều cần truyền dịch và những trường hợp cần truyền dịch phải được sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý truyền dịch tại nhà khi bị cúm vì điều này có thể dẫn đến:
– Người tự truyền dịch tại nhà thường không có đủ kiến thức y khoa cần thiết để đánh giá mức độ mất nước và cân bằng điện giải của cơ thể cũng như đánh giá những tai biến y khoa nên dễ bị sai sót trong liều lượng và loại dịch sử dụng.
– Quy trình vô trùng tại nhà không được đảm bảo, khiến cho nguy cơ nhiễm trùng từ ống truyền và thiết bị y tế tăng cao.
– Không theo dõi sát các dấu hiệu bất thường,khi có biến chứng xảy ra như sốc phản vệ hoặc quá tải dịch, không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
– Quá trình truyền dịch cần được chỉ chỉ định và theo dõi tiến triển của bệnh, điều chỉnh liều lượng phù hợp với tình trạng của người bệnh. Thiếu đi sự hướng dẫn chuyên môn này có thể gây ra hậu quả nguy hiểm.
Như vậy, truyền dịch khi bị cúm có sao không là vấn đề cần thận trọng vì chỉ định truyền dịch phải dựa trên đánh giá chính xác của bác sĩ và được thực hiện tại cơ sở y tế đảm bảo sự theo dõi phòng ngừa những tai biến y khoa nếu có. Người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng dịch truyền tại nhà có thể gây ra những rủi ro nguy hiểm.
Người bị bệnh cúm nên:
– Uống nước đầy đủ và bổ sung chất điện giải tự nhiên từ các loại nước trái cây để bù đắp lượng nước bị mất khi mắc cúm.
– Theo dõi sức khỏe, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao kéo dài, mất nước nghiêm trọng, hoặc cơ thể không hồi phục sau vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
– Không tự ý truyền dịch tại nhà, chỉ nên sử dụng dịch truyền dưới sự giám sát và chỉ định của chuyên gia y tế.
Khách hàng được bác sĩ của MEDLATEC hướng dẫn cách theo dõi sức khỏe tại nhà và giải thích truyền dịch khi bị cúm có sao không
Hy vọng thông tin được chia sẻ ở trên đã trả lời được câu hỏi truyền dịch khi bị cúm có sao không và giúp người bệnh biết cách chăm sóc sức khỏe, xử trí phù hợp khi có dấu hiệu của bệnh cúm.
Nếu bạn hoặc người thân đang có có những dấu hiệu nghi ngờ cúm, cần chẩn đoán đúng hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn dịch vụ xét nghiệm cúm tại nhà của Hệ thống Y tế MEDLATEC, giúp xác định đúng bệnh và biết hướng điều trị tốt nhất.
—————————————————