Nhiều bố mẹ đặt câu hỏi trẻ em có bị tiểu đường không và đâu là biện pháp phòng tránh hiệu quả. Đây là những nỗi lo dể hiểu bởi dù ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, dễ gây ra biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống con người.
1. Trẻ em có bị tiểu đường không?
Glucose xuất phát từ thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Để sử dụng loại dưỡng chất này, tuyến tụy phải liên tục sản sinh hormone insulin nhằm chuyển hóa chúng thành năng lượng. Tuy nhiên, nếu cơ chế này bị rối loạn, cơ thể không tiết đủ insulin hoặc sử dụng không triệt để sẽ dẫn đến hiện tượng cao đường huyết. Căn bệnh này hoàn toàn có thể xảy ra ở trẻ em nếu gia đình có gen di truyền, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc có thói quen ăn uống, vui chơi không lành mạnh. Dưới đây là các dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở trẻ em cho bạn tham khảo.
2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em
Nhiều bà mẹ đặt câu hỏi trẻ em có bị tiểu đường không và dấu hiệu là gì để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích, phát hiện sớm nếu có. Vì đây là một trong các căn bệnh dễ để lại biến chứng và phải điều trị suốt đời nên việc nhận biết sớm vô cùng quan trọng, chỉ qua một vài dấu hiệu nhỏ sau đây bạn cũng có thể tự chẩn đoán tại nhà và đưa con đi viện khi cần thiết.
2.1. Trẻ khát nước và đi tiểu nhiều
Một trong các dấu hiệu dễ nhận biết ở trẻ em bị tiểu đường là hay khát nước, đi tiểu nhiều, tiểu đêm. Bố mẹ cần theo dõi tần suất đi vệ sinh của con để chẩn đoán tại nhà, nếu sau nhiều ngày các dấu hiệu không giảm hoặc trầm trọng hơn thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Vì các biểu hiện này thường xuất hiện cả ở những trẻ ham vận động hoặc uống quá nhiều nước nên khiến bố mẹ nhầm lẫn, chủ quan và chỉ phát hiện khi con đuối sức.
2.2. Thường xuyên thấy đói
Glucose từ cơm, thức ăn nạp vào cơ thể bị rối loạn dung nạp, không thể chuyển hóa thành năng lượng khiến đường trong các mô tế bào cạn kiệt. Đây là nguyên nhân làm các bé nhanh đói hơn hoặc đói lả ngay khi vừa ăn xong. Hiện tượng này kéo theo tình trạng uể oải suốt cả ngày, các cơn đói sôi sục làm trẻ không thể tập trung học tập và hạn chế vận động.
2.3. Mệt mỏi
Trẻ nhỏ thường xuyên chán nản mệt mỏi là do năng lượng trong tế bào đã bị rút kiệt. Các dấu hiệu này thể hiện rõ qua việc con ít vận động hơn, không chơi với bạn bè, lười học tập và lả đi vì đói. Kể cả khi liên tục cho bé ăn các bữa phụ, bổ sung nhiều đạm cũng không thể cải thiện tình trạng tốt hơn.
2.4. Sút cân bất thường
Hiện tượng sút cân là hệ quả tất yếu của quá trình glucose rối loạn dung nạp. Đường không được chuyển hóa thành năng lượng mà đưa trực tiếp vào trong máu khiến cơ thể bắt buộc phải sử dụng các mô mỡ để bù đắp, gây đến tình trạng sụt cân nhanh. Nếu trẻ nhỏ đang tăng trưởng bình thường đột nhiên có triệu chứng này thì rất có thể bé đã mắc bệnh tiểu đường và cần tiếp nhận điều trị. Bố mẹ nên theo dõi cân nặng của con thường xuyên, cho trẻ khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện.
2.5. Triệu chứng khác
Một số triệu chứng khác cần được bố mẹ để ý là tình trạng mắt nhìn mờ, co giật, đau bụng và thở gấp. Ngoài ra, nếu con bị nhiễm trùng hoặc mất tri giác thì rất có thể bé đang bị tiểu đường giai đoạn nặng, cần được điều trị khẩn cấp. Đây là các triệu chứng không mong muốn nhất, chính vì thế việc theo dõi sức khỏe, hành vi của con là vô cùng quan trọng. Chỉ một chút lơ là có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống và tương lai của con.
Trẻ nhỏ rất dễ sút cân và mệt mỏi do các mô mỡ bị khai thác để lấy năng lượng (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường ở trẻ em
Nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ em là thói quen ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán, ít vận động và thường xuyên nạp quá nhiều chất béo. Ngoài ra, nếu trong gia đình có người mắc căn bệnh này thì rất có thể sẽ di truyền cho con cháu theo hệ gen và khó có thể phòng tránh.
Bên cạnh đó, theo thống kê có một số ca mắc tiểu đường là do hệ thống miễn dịch phá hủy nhầm các tế bào sản sinh insulin và khiến glucose đi vào máu. Vì trẻ em chưa có nhiều hiểu biết về dinh dưỡng, y học nên ngay từ nhỏ bố mẹ cần rèn luyện cho con lối sống lành mạnh, cung cấp chế độ ăn khoa học, môi trường sống tốt để giúp bé tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Đồ ngọt là thủ phạm gây tiểu đường ở trẻ em (Nguồn: bloganchoi.com)
4. Xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em
Để biết trẻ em có bị tiểu đường không, cần đi qua các bước xét nghiệm khá đơn giản. Thông thường các bác sĩ sẽ trích một lượng nhỏ máu hoặc nước tiểu bằng que thử và cho vào máy đo đường huyết. Nếu lượng đường huyết vượt ngưỡng 200 mlg/deciliter thì chứng tỏ bé cần được chuyển sang điều trị và tham gia quá trình tầm soát. Dựa trên kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị, chọn loại insulin phù hợp và ứng dụng cho đến khi lượng đường trong máu trở về mức ổn định.
5. Bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không
Các cách tốt nhất để điều hòa đường huyết ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh hơn, khuyến khích con vận động thể chất. Nếu bé thường xuyên đói thì nên cho bé ăn trái cây thay vì các đồ ăn vặt, ăn kem hoặc bánh kẹo. Tuy nhiên, bạn nên ghi nhớ một số loại quả không nên ăn khi đói như chuối, táo…Nếu phát hiện sớm và điều trị thường xuyên sẽ làm chậm tiến triển bệnh, ngăn chặn các biến chứng và giúp con làm quen với việc sống chung với bệnh.
Việc điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn là vô cùng khó, vì thế phụ huynh cần kiên trì, lạc quan, giải thích các thay đổi trong sinh hoạt cho con hiểu và đồng hành giúp bé vượt qua. Với các trường hợp nặng hơn, thuộc tiểu đường type 1 thì có thể phải sử dụng thuốc, làm theo phác đồ có sẵn của bác sĩ.
Chế độ ăn lành mạnh giúp trẻ tránh khỏi biến chứng bệnh tiểu đường (Nguồn: thuocthang.com.vn)
6. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở trẻ em
Một trong những cách phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em tốt nhất là thiết lập cho con chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều rau củ quả tươi xanh vào bữa ăn, tập cho bé thói quen ăn nhiều trái cây tự nhiên, hạn chế đồ ngọt, nước uống có gas và không quên nạp đủ chất xơ qua các loại hạt giàu dinh dưỡng. Một lời khuyên khác là bạn nên tạo cho gia đình mình thói quen khám sức khỏe định kỳ, rèn con ý thức tự bảo vệ mình khỏi các căn bệnh nguy hiểm và tạo môi trường sống lành mạnh cho bé. Một môi trường sống lành mạnh là có không khí trong lành, nhiều cây xanh, có nơi cho con vận động thể chất và trí tuệ. Bạn có thể săn tìm voucher hấp dẫn tại các khu vui chơi giải trí để giúp con có quá trình phát triển toàn diện, giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trẻ em có bị tiểu đường không và nắm được các cách phòng ngừa hiệu quả. Để yên tâm hơn, bạn nên sử dụng các gói tầm soát tiểu đường đến từ phòng khám uy tín để theo dõi tình trạng bệnh, ngăn ngừa các chuyển biến xấu và biến chứng nguy hiểm.