Trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không, mẹ cần lưu ý những gì

Trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không? Những trường hợp nào không được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ nhỏ? Mẹ cần làm gì để chăm sóc sức khỏe cho con trước và sau khi tiêm chủng? Cùng tìm hiểu để có những thông tin hữu ích nhé.

1. Trẻ bị sốt, ho, uống kháng sinh có tiêm phòng sởi được không

1.1. Trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không

Hiện nay, tiêm vắc xin được xem là phương pháp phòng bệnh sởi hiệu quả, an toàn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện việc tiêm chủng ngừa bệnh cho bé. Vậy trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho biết, với những trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ dưới 38 độ, chảy nước mũi, cảm lạnh, tiêu chảy nhẹ…. vẫn tiến hành theo đúng lịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bình thường. Trong trường hợp bố mẹ e ngại việc con bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiêm vắc xin ngừa sởi hãy liên hệ với 16 địa chỉ đăng ký tiêm chủng cho bé Hà Nội, HCM để được tư vấn và hỗ trợ dời lịch tiêm nếu cần thiết.

Khi trẻ trẻ bị sốt nhẹ vẫn có thể tiêm vắc xin phòng sởi bình thường

Khi trẻ trẻ bị sốt nhẹ vẫn có thể tiêm vắc xin phòng sởi bình thường (Nguồn: ichnhi.vn)

1.2. Trẻ bị ho có tiêm phòng sởi được không

Việc thực hiện đúng theo lịch trình tiêm chủng phòng sởi sẽ phát huy khả năng kháng thể của vắc xin với bệnh. Nếu bé nhà bạn đang bị ho nhẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi như bình thường.

Trong những trường hợp bé bị sốt cao trên 38 độ kèm theo các dấu hiệu ho dai dẳng, kéo dài và sổ mũi hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh khỏi bệnh rồi mới tiến hành tiêm chích ngừa sởi.

1.3. Uống kháng sinh có tiêm phòng sởi được không

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, vì thế trong giai đoạn tiêm chủng rất dễ gặp phải những triệu chứng ho, sốt, tiêu chảy… Với những bé đang trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh, các bác sĩ luôn ưu tiên hoãn lịch tiêm chủng ngừa sởi lại, để bé phục hồi sức khỏe mới tiến hành tiêm cho bé. Việc đăng ký khám sức khỏe nhi khoa tổng quát thường xuyên cũng là cách theo dõi tình hình sức khỏe hiện tại của bé cũng như đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra theo đúng lịch trình.

2. Trẻ không nên tiêm phòng sởi trong trường hợp nào

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, trẻ nhỏ không được thực hiện việc tiêm phòng sởi trong những trường hợp sau đây. Thứ nhất, trẻ nhỏ đang sốt cao trên 38,5 độ, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: thương hàn, viêm phổi… Thứ hai, trẻ đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc có thành phần corticoid. Thứ ba, trẻ bị suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh về da: viêm da, mưng mủ, eczema,.. Thứ tư, trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh, hóa trị hoặc mới khỏi bệnh. Lưu ý trước khi tiêm phòng vắc xin ngừa sởi cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo chi tiết tình hình sức khỏe hiện tại của con cho bác sĩ trước.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ sẽ không được phép tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ sẽ không được phép tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (Nguồn: vn.dexecure.net)

3. Khi nào trẻ có thể được tiêm phòng sởi

Nhiều phụ huynh mới lần đầu làm bố, làm mẹ chắc hẳn không nên trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không hay độ tuổi nào tiêm vắc xin phòng sởi được cho là an toàn nhất. Theo đó, khi bé có sức khỏe bình thường và 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu tiêm mũi vắc xin phòng sởi đầu tiên. Tiếp theo sẽ tiêm mũi vắc xin thứ 2 vào 18 tháng tuổi. Ngoài ra, bố mẹ có thể kết hợp tiêm vắc xin phối hợp 3 trong 1 là sởi, quai bị và rubella khi bé 12 tháng tuổi.

4. Trẻ bị ho, sốt, đang sốt hay uống kháng sinh khi tới lịch tiêm phòng có nên tiêm không

Trong trường hợp trẻ bị ho, sốt nhẹ hay uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ vẫn tiến hành tiêm chủng ngừa bệnh sởi bình thường. Chỉ riêng những trường hợp đặc biệt sốt cao trên 38,5 độ kèm theo ho, sổ mũi, tiêu chảy… thì bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ trước. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn hữu ích nhất cho bố mẹ.

Trước khi cho bé đi tiêm vắc xin phòng sởi, bố mẹ cần lưu ý không cho con ăn, bú quá no. Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ toàn thân cho bé trước. Lưu ý mang đầy đủ sổ khám bệnh, sổ chích ngừa cũng như cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe, thể trạng của bé cho bác sĩ biết. Sau khi bé đã thực hiện việc chích ngừa bệnh sởi xong, hãy cho bé ở lại bệnh viện hoặc cơ sở y tế thêm 30 phút để theo dõi xem bé có bị một số tác dụng phụ không.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau quá trình tiêm phòng sởi cho con bố mẹ cần đặc biệt lưu ý: sốt nhẹ hoặc sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, mất ngủ, sưng đau tại vị trí chích ngừa… Với những trường hợp sốt cao, bố mẹ nên cẩn trọng, ghi lại quá trình sốt của con và đưa bé đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu cần thiết.

Hy vọng với những thông tin mà Blog Adayroi vừa chia sẻ sẽ giúp bố mẹ biết được trẻ bị sốt có tiêm phòng sởi được không cũng như những trường hợp nào không được tiêm phòng sởi cho bé. Hãy lưu lại những thông tin bổ ích này để chủ động phòng bệnh sởi hiệu quả cho con yêu bạn nhé!