Bài viết của Useful dưới đây sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về những nguyên nhân của trầm cảm sau hôn nhân. Từ đó, gợi ý một số biện pháp để bạn có thể điều trị vượt qua căn bệnh này một cách dễ dàng.
1. Trầm cảm sau hôn nhân là gì?
Trầm cảm được biết đến là một trạng thái chán nản, buồn rầu và luôn có ý nghĩa tiêu cực, đối lập khác hẳn với mọi thích thú, hành động vui vẻ thường ngày. Nếu diễn ra trong một thời gian dài thì đây chính là chứng bệnh gây ra những rối loạn về tâm lý cực kỳ phổ biến, tác động đến cảm nhận của người bệnh về bản thân mình và cuộc sống. Từ đó, sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người với những biểu hiện quen thuộc như biếng ăn, mất ngủ, mang cảm tưởng vô tích sự, tội lỗi, mất khả năng suy nghĩ hoặc chú tâm…
Đặc biệt, trầm cảm hay những khủng hoảng sau hôn nhân có thể khiến cuộc sống vợ chồng của gia đình bạn không được hạnh phúc. Bởi căn bệnh này sẽ ngăn cản những cảm thông, thiếu sự chia sẻ hay khó khăn trong giải quyết vấn đề hoặc khiến bạn ít để ý hoặc luôn có thái độ cáu kỉnh, khó chịu với người bạn đời của mình… Tình trạng như vậy sẽ làm cho cuộc hôn nhân của mọi người khó có thể trở nên bền vững. Và không phải ai cũng biết, trầm cảm chính là một trong 27 căn bệnh thường gặp nhiều nhất ở nam giới trong độ tuổi 20-50 nhưng rất may mắn là nếu kiên trì, có thể chữa khỏi.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm sau hôn nhân
2.1. Thay đổi từ cuộc sống độc thân qua hôn nhân
Thông thường, khi bạn đang ở trong một cuộc sống độc thân sẽ cảm thấy vô cùng tự do tự tại và không hề bị bó buộc theo khuôn phép nào cả. Thế nhưng, khi chuyển sang cuộc sống của hôn nhân, các bạn sẽ không còn cảm thấy “màu hường” nữa. Phải chăng chính sự thay đổi đột ngột mà chưa kịp chuẩn bị về mặt tinh thần hay tâm lý đó đã khiến cho nhiều người mắc bệnh trầm cảm?
Sự thay đổi từ cuộc sống độc thân sang hôn nhân (Nguồn: 24h.com.vn)
2.2. Áp lực căng thẳng kéo dài
Sau khi kết hôn, những vấn đề về nhà cửa, tiền bạc hay nuôi dạy con cái… có thể sẽ làm cho nhiều người cảm thấy áp lực căng thẳng hơn. Đặc biệt, thái độ hay cách cư xử hàng ngày của vợ chồng với nhau như lạnh nhạt, vô tâm… cũng dễ thay đổi suy nghĩ và dẫn đến bệnh trầm cảm sau hôn nhân. Cả hai cần phải biết cảm thông và dành nhiều thời gian bên nhau hơn bằng cách cùng nhau đi ăn các món ngon, đi chơi hay chỉ đơn giản là cùng nhau nấu ăn, làm việc nhà.
2.3. Hôn nhân không hạnh phúc
Nếu cuộc hôn nhân của bạn là những tháng ngày không hạnh phúc với vô vàn lo âu, stress sau hôn nhân thì dần dần sẽ bị trầm cảm lúc nào không hay. Một số nghiên cứu khoa học cho biết, so với người phụ nữ thông thường, những người gặp sự cố trong hôn nhân như đổ vỡ, ly thân hay có chồng lăng nhăng, không chung thủy thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
2.4. Di truyền
Không phải ai cũng biết, trầm cảm có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ mắc căn bệnh này thì sau khi sinh con cái sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với những người thông thường.
2.5. Giới tính
Theo một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có khả năng mắc bệnh trầm cảm gấp 2 lần so với nam giới. Bởi bên cạnh những khủng hoảng hôn nhân 5 năm đầu thì họ còn phải gánh vác rất nhiều áp lực công việc như xã hội, gia đình, con cái… và không có thời gian chăm sóc cho bản thân mình. Các anh chồng hãy đỡ đần công việc cũng như tặng cho vợ những gói chăm sóc sắc đẹp tại spa uy tín giúp vợ cảm thấy yêu chồng hơn và giải tỏa được những căng thẳng.
2.6. Do mắc các bệnh lý mãn tính
Những người mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, chấn thương sọ não, u não, tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch… cũng sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn. Hay sự thay đổi nội tiết ở người phụ nữ trong giai đoạn mang thai, sau sinh… cũng được coi là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Vì thế, mọi người nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe tốt nhất để ngăn ngừa kịp thời những diễn biến xấu sẽ xảy ra.
Mắc bệnh lý mãn tính cũng dẫn đến trầm cảm (Nguồn: vicare.vn)
2.7. Sự kiện chấn động trong hôn nhân
Thực ra, hôn nhân không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió nhưng nếu xảy ra một sự kiện khủng hoảng sau hôn nhân cực kỳ chấn động như ly thân hay ly hôn thì cũng được coi chính là một nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Bởi khi đó, kể cả đàn ông hay phụ nữ đều có những thay đổi đột ngột trong cuộc sống, bao gồm khó khăn về tài chính hay chấn thương về tâm lý, gánh nặng trách nhiệm…
2.8. Tâm lý bi quan, chán nản
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người sống lạc quan, vui vẻ và luôn có sự chia sẻ sẽ có nguy cơ ít mắc bệnh trầm cảm hơn so với người có tính cách bi quan. Vì thế, tốt nhất hãy sống thật tích cực, năng động và hòa đồng để tránh xa căn bệnh trầm cảm bạn nhé!
3. Biểu hiện của trầm cảm sau hôn nhân
Trầm cảm là một hội chứng liên quan đến tâm sinh lý nên nó sẽ không có các dấu hiệu nhận biết rõ ràng như các bệnh ngoài cơ thể mà chúng ta chỉ có thể phát hiện thông qua những biểu hiện như sau:
3.1. Bi quan về cuộc sống hôn nhân
Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng có màu hồng mà nó sẽ phai nhạt theo thời gian với những nốt trầm – bổng và nhiều cung bậc cảm xúc như chán ghét, buồn tẻ, thất vọng… Do đó, nếu bạn kỳ vọng quá nhiều thì sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng hoặc hụt hẫng. Đặc biệt, ít ai biết rằng, những người có tính cách, tâm lý, bi quan, luôn có ý nghĩ hoặc sống tiêu cực thì sẽ càng dễ dàng dẫn đến những chán nản sau hôn nhân – biểu hiện của căn bệnh trầm cảm. Hãy tìm hiểu các phương pháp giảm stress hiệu quả cho tinh thần thêm thư thái mỗi khi căng thẳng, thất vọng.
3.2. Cảm giác bất an, lo sợ
Căn bệnh trầm cảm có thể mang đến cho người bệnh cảm giác luôn bất an, lo sợ hay những phản ứng trầm ngâm, phớt lờ hoặc tự trách bản thân mình vô dụng. Trong những xung đột khi bất ngờ phát sinh, vấn đề bị đẩy lên cao trào, bạn sẽ không giữ được bình tĩnh và đi kèm với hành động thật tồi tệ. Từ đó, sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn, nhất là gặp khó khăn trong việc đồng cảm với một nửa kia của mình.
Luôn có cảm giác bất an, lo sợ (Nguồn: garco10.com.vn)
3.3. Không kiểm soát cảm xúc
Khi bạn mắc bệnh trầm cảm sẽ không thể nào kiểm soát được cảm xúc của mình, sẽ dễ dàng thể hiện sự buồn chán ra bên ngoài. Nhất là đàn ông phiền muộn, họ có thể thể hiện sự trầm cảm của mình bằng một số hoạt động vô hại như uống rượu, ngoại tình hay trở nên hung hăng, bất mãn, luôn hắt hủi những người thân xung quanh mình…
3.4. Đời sống tình dục giảm sút
Theo một số nghiên cứu khoa học mới nhất thì có khoảng 75% người bị trầm cảm sau hôn nhân sẽ có biểu hiện thiếu ham muốn tình dục. Việc đời sống tình dục bị giảm sút là một việc hết sức bình thường, tuy nhiên nếu thiếu thốn một thời gian dài do những nguyên nhân chủ yếu như cảm thấy kiệt sức, hình ảnh cơ thể nghèo nàn… thì đó có thể là dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh tâm sinh lý phổ biến này.
3.5. Xuất hiện các ý nghĩ tiêu cực
Luôn luôn xuất hiện với các ý nghĩ tiêu cực, rằng mọi chuyện luôn xấu đi và không thể cứu vãn, giải quyết được nữa – cũng chính là một biểu hiện của trầm cảm. Đặc biệt những đợt stress sau hôn nhân, rạn nứt mối quan hệ vợ chồng cũng nằm trong những suy nghĩ tiêu cực đó.
3.6. Mất ngủ, chán ăn, sinh hoạt thất thường
Những triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn hay không thể tập trung, dễ bị kích thích… sẽ khiến cho mối quan hệ xung quanh bạn trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Rồi khi xảy ra những xung đột, phát sinh bất ngờ trong các mối quan hệ đó, bạn luôn có cảm giác đe dọa đến cuộc sống của mình…. Vì vậy, lời gợi ý tốt nhất là bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng với những thực phẩm xanh tươi – sạch sẽ – an toàn và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao đúng cách.
Mất ngủ, chán ăn… cũng dễ bị trầm cảm (Nguồn: benhhocmatngu.vn)
4. Trầm cảm sau hôn nhân gây ra những tác hại nào
Mặc dù chỉ là một căn bệnh tâm sinh lý nhưng trầm cảm cũng gây ra nhiều tác hại khôn lường, ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của con người.
4.1. Tác hại đối với cuộc sống hôn nhân
Đối với cuộc sống hôn nhân, căn bệnh trầm cảm có thể sẽ làm tăng nguy cơ rạn nứt tình cảm vợ chồng khi không thể cảm thông cho nhau được. Những giao tiếp thường ngày trở nên vô cùng nặng nề, vô nghĩa. Khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình tăng lên theo tỷ lệ thuận, thiếu thông cảm dẫn đến hiểu lầm, thiếu tự tin kéo theo mặc cảm, nghi ngờ… Cùng với đó quan hệ tình dục cũng bị giảm sút, chán nản sau hôn nhân ngày càng chồng chất, không thể giải tỏa. Tất cả sẽ gây ra hậu quả là sự đổ vỡ của hôn nhân và khả năng ly hôn rất cao.
4.2. Tác hại với tâm lý bản thân
Đối với người mắc bệnh trầm cảm, căn bệnh này sẽ gây ra những tư tưởng cũng như suy nghĩ rất chán đời, ví dụ cho rằng cuộc sống là vô giá trị, cuộc đời vô nghĩa… Họ sẽ cảm thấy chẳng có gì đáng giá và đáng sống trong cuộc đời này. Vì vậy, luôn luôn bi quan, chán đời, thậm chí có ý định tự tử. Đi kèm với căn bệnh tâm sinh lý “nan y” này có thể là triệu chứng mất ngủ, ăn uống thiếu chất, tâm trạng suy sụp… ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của cơ thể con người và dễ mắc nhiều bệnh khác như tim mạch, ung thư… Ngay khi gặp phải tình trạng này, bạn cần phải liên hệ tư vấn tâm lý và thực hiện khám chuyên khoa để tránh phải tình trạng trầm cảm nặng nguy hiểm cho sức khỏe.
4.3. Ảnh hưởng đến xã hội
Như chúng ta đều biết, gia đình là tế bào của xã hội, do đó sẽ cực kỳ quan trọng. Trầm cảm sau hôn nhân sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của con cái bởi lẽ cha mẹ luôn là tấm gương phản chiếu tốt đẹp để con hướng tới và noi theo. Bên cạnh đó, căn bệnh này sẽ còn khiến ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống của con người, có thể dẫn đến khả năng, nguy cơ gây tệ nạn xã hội bên ngoài cao hơn…
Trầm cảm ảnh hưởng đến xã hội (Nguồn: vietnammoi.vn)
5. Cần làm gì để vượt qua trầm cảm sau hôn nhân
Dưới đây là một số biện pháp để giúp vượt qua căn bệnh trầm cảm mà mọi người có thể tham khảo thêm hoặc tự chữa tại nhà:
5.1. Tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục
Đầu tiên, để có thể chữa trị thành công bệnh trầm cảm thì bạn cần tìm hiểu rõ ràng về nguyên nhân gây ra. Rồi từ đó mới dần dần khắc phục để hướng tới cuộc sống tích cực, lạc quan và tốt đẹp hơn.
5.2. Điều trị trầm cảm
Có khá nhiều phương pháp điều trị tâm sinh lý nhưng phổ biến nhất có lẽ là:
Y dược trị liệu: Bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ não và trí nhớ để giảm bớt những căng thẳng – triệu chứng của trầm cảm. Tuy nhiên, sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như nhức đầu, run rẩy, sợ hãi, đổ mồ hôi…
Tâm lý trị liệu: là phần trị liệu của bác sĩ tâm lý để giúp bệnh nhân có thể giải quyết triệt để những triệu chứng như khủng hoảng hôn nhân 5 năm đầu gây ra. Phương pháp này sẽ cần có sự hỗ trợ của người thân trong gia đình là vợ, chồng, bố, mẹ, con cái…
5.3. Liệu pháp thư giãn, luyện tập
Mỗi ngày, bạn nên dành ra 1 khoảng thời gian từ 15-25 phút để tập thể dục, tập yoga điều độ, massage hay đi làm đẹp bản thân và thường xuyên giao tiếp với mọi người… thì chắc chắn căn bệnh trầm cảm sẽ dễ dàng bị đẩy lùi và chấm dứt.
5.4. Du lịch
Lên kế hoạch và book tour du lịch một mình hoặc cùng với bạn bè để khám phá một vùng đất mới với nhiều trải nghiệm quý giá, ấn tượng và đáng nhớ cũng được coi là một trong những cách để chữa trị bệnh trầm cảm cực kỳ hiệu quả.
Đi du lịch để chữa trầm cảm (Nguồn: transviet.com.vn)
5.5. Thay đổi môi trường sống, công việc
Quyết định hoặc lựa chọn thay đổi một môi trường sống với công việc mới mẻ để giảm bớt những căng thẳng, stress kéo dài – được rất nhiều người trong cuộc sống áp dụng để rời xa trầm cảm vĩnh viễn và mãi mãi.
5.6. Thực hiện các kế hoạch cá nhân
Hãy khiến cho bản thân mình luôn luôn bận rộn với những kế hoạch mới mẻ để quên đi cảm giác buồn bã, chán nản. Ví dụ như tham gia lớp tập yoga tăng cường sức khỏe, tinh thần thoải mái hoặc lựa chọn các lớp dạy nấu ăn cũng rất tốt.
5.7. Nhờ tư vấn chuyên gia
Đừng do dự mà hãy nhờ đến sự giúp đỡ, tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ tâm lý để có biện pháp chữa trị hiệu quả và phù hợp nhất.
Tìm đến các chuyên gia tâm lý để được điều trị (Nguồn: alodoctor.com.vn)
Thực ra, không phải ai cũng dễ dàng mắc phải căn bệnh trầm cảm sau hôn nhân. Nhưng nếu không may mắn gặp phải căn bệnh tâm sinh lý phổ biến này thì bạn đừng nên bỏ qua những thông tin hữu ích như trên để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình cũng như người thân trong gia đình một cách tốt nhất nhé!