Trầm cảm nặng phải làm sao để vượt qua, phác đồ điều trị như thế nào

Cũng giống như các căn bệnh khác, trầm cảm được chia làm ba giai đoạn: Trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Khi bệnh nhân trầm cảm nặng thì rất khó để điều trị, lúc này rất nguy hiểm vì bệnh nhân luôn có ý định tự sát. Vậy trầm cảm nặng phải làm sao để vượt qua?

1. Người trầm cảm nặng có nguy cơ tự tử cao

Trầm cảm nặng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, lúc này bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực, ý định muốn tìm đến cái chết rất cao. Vậy, trầm cảm nặng có chữa được không?

1.1. Trầm cảm nặng nguy hiểm như thế nào?

Trầm cảm khiến người bệnh rối loạn tâm lý và tâm thần nghiêm trọng, bệnh trở nặng sẽ khiến người bệnh luôn có ý nghĩ sẽ tự sát. Đây cũng là lúc bệnh nhân bắt đầu xuất hiện ảo tưởng, ảo giác, cơ thể ù lì, lười vận động, tâm lý cũng bất ổn định. Người bệnh trầm cảm nặng bắt đầu có những suy nghĩ và hành động tiêu cực, biểu hiện rõ rệt, thường thấy và nguy hiểm nhất ở đa số người bệnh đó là muốn tìm đến cái chết.

Bệnh nhân trầm cảm nặng thường suy nghĩ đến cái chết

Bệnh nhân trầm cảm nặng thường suy nghĩ đến cái chết (Nguồn: caodangyduocsaigon.com)

1.2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm nặng

Trước khi biết trầm cảm nặng phải làm sao để vượt qua thì bạn cần biết được nguyên nhân của bệnh. Có thể khó tin tuy nhiên yếu tố di truyền có thể dẫn đến trầm cảm nặng. Các nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm thường xảy ra ở những cặp anh em sinh đôi cùng trứng. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có bố mẹ từng mắc trầm cảm thì nguy cơ con cái mắc bệnh cũng khá cao.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trầm cảm thường mắc phải ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Nguyên do là bởi nữ giới thường chịu nhiều áp lực từ công việc xã hội, việc gia đình, con cái, khiến cơ thể và đầu óc rất căng thẳng.

Bên cạnh đó, công việc stress kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tâm lý bất ổn. Nhiều trường hợp gặp phải một số chấn động về tâm lý cũng rất dễ khiến bản thân rơi vào tình trạng trầm cảm.

Khi mắc các bệnh mãn tính, bệnh nan y cũng rất dễ khiến người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng trầm cảm vì hoang mang, lo lắng, suy nghĩ bi quan về bệnh tình, lâu dần sẽ khiến bệnh nhân bị trầm cảm nặng. Ngoài ra, việc ăn uống thiếu chất, thiếu ngủ, lao lực cũng rất dễ khiến bản thân rơi vào tình trạng trầm cảm.

1.3. Khi nào người trầm cảm nặng cần được chú ý

Bệnh trầm cảm sẽ dễ dàng điều trị hơn nếu người bệnh mới ở giai đoạn sơ khai, bệnh chưa phát triển nặng. Khi đó, người thân hoặc bạn bè của bạn có những biểu hiện bất thường giống với triệu chứng của bệnh trầm cảm như mất ngủ, ăn uống không ngon, cơ thể suy nhược, ngại giao tiếp, bi quan, tự ti về bản thân, hay suy nghĩ và nói về cái chết,… thì hãy luôn chú ý, quan tâm nhiều hơn đến họ và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế chất lượng tốt thăm khám chuyên khoa để kịp thời kiểm tra và điều trị bệnh, tránh để những trường hợp đáng tiếc sẽ xảy ra.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách điều trị là gì

Dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách điều trị là gì (Nguồn: godtv.com)

2. Trầm cảm nặng có chữa được không

Trầm cảm để nặng rất nguy hiểm đến tính mạng, vậy trầm cảm nặng phải làm sao để phục hồi? Không riêng gì trầm cảm, dù bạn mắc phải bệnh gì nếu phát hiện bệnh sớm thì quá trình điều trị rất nhanh và cơ hội thành công cao và ngược lại.

Bệnh trầm cảm khi đã ở giai đoạn nặng thì rất khó để điều trị bệnh, tuy nhiên vẫn có khả năng chữa và phục hồi tinh thần cho người bệnh. Để điều trị bệnh trầm cảm nặng cần tốn nhiều công sức và thời gian, vì lúc ngày người bệnh đã bi quan và tâm trí không ổn định.

Do đó để bệnh có thể chữa trị thành công cần có sự phối hợp và cố gắng của bác sĩ, người nhà bệnh nhân và chính bản thân người bệnh. Một khi họ có ý chí điều trị, người nhà hỗ trợ tối đa nhận phương pháp phục hồi không cần dùng thuốc và theo dõi bệnh nhân, nhận sự điều trị của chuyên gia thì cơ hội phục hồi sẽ rất cao.

Bệnh nhân bị trầm cảm nặng cần nỗ lực và cố gắng để chữa bệnh

Bệnh nhân bị trầm cảm nặng cần nỗ lực và cố gắng để chữa bệnh (Nguồn: bookingcare.vn)

3. Trầm cảm nặng phải làm gì để vượt qua?

Bệnh trầm cảm để có thể vượt qua và phục hồi tốt bệnh nhân cần phải phát hiện sớm và nhận sự điều trị kịp thời của các chuyên gia.

3.1. Các phương pháp điều trị trầm cảm nặng

Tâm lý trị liệu là phương pháp được nhiều người lựa chọn để điều trị trầm cảm. Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ, thói quen và cách hành xử theo chiều hướng tích cực. Phương pháp này có thể giúp họ vượt qua mọi khó khăn khiến bản thân bị trầm cảm.

Thuốc điều trị trầm cảm cũng là một phương pháp rất hiệu quả để giúp bệnh nhân vượt qua trầm cảm nặng. Kết hợp với tâm lý trị liệu, thuốc điều trị trầm cảm giúp bệnh nhân chống lại các biểu hiện bệnh, ổn định tâm lý và tinh thần. Thuốc chống trầm cảm thường xuất hiện tác dụng phụ tuy nhiên nếu sử dụng đúng theo kê đơn của bác sĩ thì không đáng lo ngại.

Đối với bệnh trầm cảm nặng, thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu không có tác dụng thì sẽ áp dụng phương pháp sốc điện. Cách điều trị này thường gây ra các tác dụng phụ như mất trí nhớ tạm thời, đầu óc mơ hồ, tuy nhiên sẽ nhanh chóng hết.

3.2. Phác đồ điều trị trầm cảm nặng

Điều trị giai đoạn tấn công thường mất khoảng 4 đến 8 tuần. Giai đoạn này rất khó khăn vì bệnh nhân có thể từ bỏ điều trị, bỏ dùng thuốc vì thấy bệnh không tiến triển, xuất hiện nhiều tác dụng phụ. Do đó, khi điều trị trầm cảm nặng, người bệnh cần cố gắng và quyết tâm cao độ.

Giai đoạn có tác dụng là khi thuốc đã bắt đầu ngấm và phát huy tác dụng, bệnh có dấu hiệu giảm nhẹ. Sẽ mất khoảng 16 đến 20 tuần để ổn định các triệu chứng khi áp dụng thuốc và các liệu pháp điều trị khác.

Giai đoạn duy trì thường kéo dài từ 5 đến 6 tháng. Đây là giai đoạn rất quan trọng cho quá trình phục hồi bệnh. Người bệnh thường chủ quan và có suy nghĩ bệnh đã khỏi nên ngưng uống thuốc. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát nên cần kiên trì điều trị dứt điểm.

3.3. Người nhà cần hỗ trợ những gì?

Người nhà cần làm sao để hết trầm cảm cho người thân? Để bệnh nhân có thể phục hồi bệnh tốt, người nhà là một thành phần vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của việc chữa trị bệnh trầm cảm.

Theo đó, người nhà nên thường xuyên hỏi han, động viên và quan tâm nhiều hơn đến người bệnh. Những lời hỏi thăm, chia sẻ và động viên đó sẽ giúp người bệnh cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và nỗ lực điều trị bệnh.

Trầm cảm nặng cần sự phối hợp của gia đình để điều trị hiệu quả

Trầm cảm nặng cần sự phối hợp của gia đình để điều trị hiệu quả (Nguồn: duocphamaau.com)

Đi du lịch nhiều hơn sẽ giúp người bệnh cảm thấy vui vẻ, tinh thần được  hưng phấn hơn. Đi nhiều, nhìn nhiều, trải nghiệm nhiều là phương pháp phòng ngừa trầm cảm vô cùng hiệu quả. Vậy nên, người thân có thể chủ động tổ  chức những chuyến du lịch tới các điểm đến trong và ngoài nước thú vị hay đưa họ đi ăn những món ngon chưa lần nào được thưởng thức, tham gia các hoạt động giải trí đầy hấp dẫn, tăng sự gắn kết,…

Bên cạnh đó, người nhà hãy luôn là cầu nối và là điểm tựa vững chắc để kề vai sát cánh với người bệnh hỗ trợ họ vượt qua khó khăn này, đồng thời hiểu được những điều có lợi cho việc điều trị như:

  • Người bệnh trầm cảm cần vận động thường xuyên. Điều này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp tinh thần phấn chấn, cơ thể tràn đầy năng lượng sống hơn. Trong đó, tập luyện yoga thường xuyên là cách thức vận động rất tốt được các chuyên gia khuyên thực hiện.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân khỏe mạnh về cả sức khỏe lẫn tâm lý. Vì thế, trong thực đơn của người bệnh trầm cảm nên sử dụng phối kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu axit folic, bổ sung nhiều rau củ quả hữu cơ, dồi dào khoáng chất.
  • Và luôn nhớ, chú ý quan sát các biểu hiện, dấu hiệu bất thường của bệnh nhân để phản hồi với bác sĩ nhanh nhất.

Trầm cảm là căn bệnh tưởng đơn giản song lại vô cùng khó điều trị và rất nguy hiểm nếu để bệnh trở nặng. Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã biết được trầm cảm nặng phải làm sao để vượt qua. Phát hiện sớm, điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả kịp thời, nỗ lực điều trị là cách tốt nhất để phục hồi bệnh bạn nhé!