Việc lựa chọn card màn hình dành cho thiết kế đồ họa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xử lý, chất lượng hình ảnh, hiệu quả làm việc của bạn. Vậy đâu là cách chọn thông minh, đúng đắn nhất?
1. Cách đánh giá card màn hình tốt dành cho đồ họa
1.1. Lựa chọn card màn hình theo khuyến nghị của phần mềm đồ họa
Lựa chọn card màn hình đồ họa theo đúng khuyến nghị của phần mềm mà bạn sử dụng sẽ giúp máy xử lý các tác vụ nhanh hơn, hiển thị hình ảnh đúng với màu thực tế của nó.
1.2. GPU đồ họa nào tốt nhất cho nhu cầu thiết kế đồ họa: AMD và NDivia
Nếu bạn làm các công việc về thiết kế 2D – 3D, dựng phim thì bạn có thể chọn card màn hình Quadro (của NVIDIA), FirePro (của AMD).
Nếu bạn có nhu cầu cao về chơi game hoặc xem phim 3D thì bạn có thể chọn NVIDIA với dòng GeForce và AMD với dòng Radeon. Các dòng này phù hợp với từng chuyên môn riêng, từ đó sẽ giúp bạn có được hiệu quả công việc cao hơn.
Card màn hình thương hiệu MSI nổi tiếng (Nguồn: image.nghenhinvietnam.vn)
1.3. Các thông số của card đồ họa: Clock Speed và Memory
Clock Speed (xung nhịp) được đo bằng MHz, là tốc độ xử lý của GPU. Nhưng không phải lúc nào ở cùng thời điểm 2 GPU giống nhau về Clock Speed cũng cho tốc độ như nhau.
1.4. Ưu tiên chọn card phù hợp với main máy tính thay vì chọn loại mạnh nhất
Cũng tương tự như lưu ý chọn card màn hình chuyên đồ họa nên ưu tiên yếu tố phù hợp với main máy tính hơn là chọn các loại có thông số lớn nhất!
1.5. Kích thước bộ nhớ không quan trọng bằng băng thông bộ nhớ Ram
Nhiều người cho rằng, card đồ họa có bộ nhớ RAM lớn thì sẽ càng mạnh. Tuy nhiên điều này chưa hẳn là đúng vì bộ nhớ RAM của card đồ họa chỉ cần cho ai sử dụng màn hình phân giải cực lớn hoặc dùng nhiều màn hình. Thay vào đó bạn nên quan tâm đến băng thông bộ nhớ vì nó ảnh hưởng đến hiệu suất của một chiếc card. Băng thông là ký hiệu ngay sau dung lượng RAM, ví dụ 3GB RAM GDDR5.
1.6. Chọn card đồ họa tương xứng với tốc độ xử lý của CPU
Các CPU dual-core như Pentium, Celeron, Athlon X2 hay Sempron? Nếu vậy sẽ không theo kịp với các ứng dụng đồ họa cao cấp. Vì thế hãy chọn mua một card đồ họa tầm trung để có hiệu năng máy tốt nhất, đồng thời cũng để tránh các rủi ro xảy ra.
1.7. Không nên kết nối 2 card đồ họa nếu không cần thiết
Tính năng liên kết nhiều card đồ họa với nhau sẽ giúp tăng hiệu suất cho máy. Cả hai hãng Nvidia và AMD đều hỗ trợ tính năng này.
1.8. Nguồn điện
Card màn hình cho PC tiêu thụ điện năng nhiều hơn card dành cho laptop. Vì thế, bạn nên tìm hiểu công suất cấp điện của bộ nguồn hiện tại và mức tiêu thụ điện mà card máy tính bạn muốn mua. Một số bộ nguồn của Antec, Corsair sẽ đảm bảo nguồn điện ổn định, tránh làm hư hỏng các bộ phận khác của máy tính.
1.9. Tăng cường hệ thống tản nhiệt
Nếu nhiệt độ của máy quá nóng sẽ khiến card không phát huy được hết khả năng, thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ của card. Bạn có thể chọn card màn hình có sẵn quạt tản nhiệt hoặc có hệ thống tản nhiệt nước để làm mát.
1.10. Hãng Card đồ họa uy tín
MSI: Card màn hình hãng MSI sản xuất thường có dung lượng lưu trữ lớn, khả năng xử lí cao và dễ dàng sử dụng và thao tác. Card MSI được đầu tư kỹ lưỡng, con chíp cao cấp nên khả năng xử lý hình ảnh nhanh gọn khi làm thiết kế hay các ứng dụng yêu cầu đồ họa cao.
Gigabyte: Thành lập năm 1986, Gigabyte là một trong các nhà sản xuất, phân phối linh kiện phần cứng máy tính nổi tiếng thế giới. Card màn hình Gigabyte có nền tảng PC gaming tối thượng, hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng, chế độ làm mát tối ưu nên tuổi thọ card khá cao.
Asus: Card màn hình Asus những năm gần đây được nâng cấp hiệu năng khá tốt, chất lượng hoạt động, xử lý nhanh và rất ổn định. Có thể nói card màn hình của thương hiệu Asus đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Nên lắp thêm hệ thống tản nhiệt để Card màn hình có tuổi thọ lâu hơn (Nguồn: hskycomputer.vn)
2. Top 10 card màn hình dành cho thiết kế đồ họa tốt nhất
2.1. Card màn hình Gigabyte GeForce GTX 1050 Ti OC 4G GV-N105TOC-4GD – 4GB GDDR5
GV-N105TOC-4GD được tích hợp bộ nhớ 4GB GDDR5, xung nhịp 1341/1455 MHz (chế độ OC) và ở chế độ Gaming là 1316/1430 MHz, làm mát nhờ hệ thống Windforce 2X. Ngoài việc thiết kế, card màn hình hoàn toàn phù hợp với các game thủ khi cho hiệu suất hiển thị hình ảnh chất lượng.
Giá tham khảo: 4.890.000đ
2.2. Card màn hình MSI GTX 1060 GAMING X 6G – 6GB GDDR5
Card màn hình làm đồ họa của MSI này có GPU NVIDIA GeForce® GTX 1060, xung nhịp 1506MHz/1809MHz, bộ nhớ 6GB GDDR5.
Giá tham khảo: 8.099.000đ
GeForce® GTX 1060 – Một lựa chọn hoàn hảo đến từ MSI (Nguồn: ziinshop.vn)
2.3. MSI Radeon RX 480 GAMING X
Đây là dòng card chiến lược của MSI với chip đồ hoạ Polaris 10, xung nhịp 1316 MHz/1303 MHz/1266 MHz và bộ nhớ đồ hoạ 8 GB GDDR5 256 bit.
Giá tham khảo: 8.000.000đ
2.4. Card màn hình hiệu MSI GTX 960 GAMING 4G 4GB GDDR5
Card màn hình GTX 960 của MSI có bộ nhớ 4GB GDDR5 mới nhất, kết nối PCI Express 3.0. Card có kích thước nhỏ, tản nhiệt tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Giá tham khảo: 6.600.000đ
2.5. Card màn hình MSI GTX 1050 Ti 4GT OCV1
Card màn hình chuyên đồ họa MSI GTX 1050 Ti 4GT OCV1 có thiết kế lõi nhôm cao cấp, core clock 1455 MHz/1341 MHz, GPU NVIDIA® GeForce® GTX 1050 Ti.
Giá tham khảo: 4.897.000đ
2.6. Card màn hình MSI RX 560 AERO ITX 4G OC
Đây là chiếc card có kiến trúc GCN thế hệ thứ 4 dành riêng cho các gamer vì hiệu năng mà nó mang lại quá tuyệt vời. Do đó, RX 560 AERO ITX 4G OC được đánh giá là card màn hình dành cho thiết kế đồ họa rất phù hợp.
Giá tham khảo: 3.390.000đ
2.7. Card màn hình MSI GT 1030 Aero ITX
MSI GT 1030 Aero ITX được đánh giá là card màn hình có giá bình dân, chơi game mượt tốc độ xử lý nhanh và ổn định. Do đó, nếu bạn có nhu cầu sử dụng các phần mềm làm thiết kế đồ họa thì đây là dòng card phù hợp với bạn!
Giá tham khảo chỉ: 1.231.000đ
MSI GT 1030 Aero ITX là card màn hình có giá bình dân (Nguồn: hahavi.com)
2.8. Card màn hình AMD Ryzen 5 2400G
Card màn hình AMD Ryzen 5 2400G có 11 nhân xử lý Radeon Vega 1.250 MHz, shader (số đơn vị xử lý đổ bóng) là 2400G. Hiệu năng chip Raven Ridge có bộ xử lý mạnh nhất so với các thế hệ trước đó.
Giá tham khảo: 2.632.000đ
2.9. Card đồ họa Nvidia GeForce GTX Titan X
Ở một phân khúc cao cấp, Nvidia đã cho ra mắt GeForce GTX Titan X khiến bất kỳ ai cũng hài lòng. GPU GP102 thế hệ Pascal, có tới 12 tỉ bán dẫn, 3584 nhân CUDA. Với GTX Titan X, người dùng không chỉ dừng lại ở chơi game mà còn có thể thực hiện tốt các công việc liên quan đến đồ họa.
Giá tham khảo: 27.500.000đ
2.10. Card màn hình xử lý nhanh Asus GTX 1070 Dual
Card màn hình để thiết kế đồ họa Asus GTX 1070 Dual có phong cách và hiệu năng tối ưu, GPU NVIDIA GeForce GTX 1070. Sản phẩm được trang bị DirectX 12 sẽ hạn chế khả năng tắc nghẽn GPU và tận dụng tối đa hiệu năng đồ họa từ CPU.
Giá tham khảo: 12.500.000đ
Trên đây là 10 tiêu chí giúp bạn chọn mua card màn hình dành cho thiết kế đồ họa tốt, độ phân giải tối đa nhất. Cùng với đó bài viết cũng giới thiệu đến bạn Top 10 card màn hình để làm đồ họa đang được ưa chuộng nhất hiện nay.