Tình yêu của bố!


Không giống như tình cảm ấm áp được thể hiện qua những cái ôm, những lời động viên ngọt ngào của mẹ, tình yêu của cha có thể gai góc, xù xì, có thể đanh thép bằng các hình thức kỷ luật nhưng cha luôn mong những điều tốt đẹp đến với con cái. Cha luôn yêu thương con bằng bờ vai vững chãi!

Tình yêu của bố rất kín đáo, cũng rất lặng lẽ, mặc dù tình yêu của bố không trực tiếp như của mẹ, nhưng bố có thể vì con mà hy sinh tất cả, bao gồm cả mạng sống. Tình yêu của bố cũng vị tha như tình yêu của mẹ, bố cũng không cần hồi đáp; tình yêu của bố là tình yêu vô hình, chỉ có người để tâm mới cảm nhận được. Bố yêu con không phải bằng những lời ngọt ngào, những cái âu yếm hằng ngày mà bố yêu con bằng những hành động thầm kín, những công việc bố làm, những nỗi băn khoăn khi con ngày một lớn lên. Tình yêu của bố được gói gém trong những trang sách thật giản dị và sâu sắc.

Tình yêu của bố

Quà Của Bố – Trần Đình Dũng

Đây là một cuốn sách giản dị. Bởi lẽ nó được viết ra bằng những điều rất thật trong cuộc sống của một ông bố, bằng những suy nghĩ của một con người trải lòng trên blog của mình, chứ không phải được viết để trở thành một cuốn sách. Nếu xét về giá trị nghệ thuật, về giá trị kiến thức thì cuốn sách này chưa phải là xuất sắc, nhưng Quà Của Bố mang đến cho người đọc sự rung động cảm xúc, gợi nhớ rất nhiều về tình cảm yêu thương.

Cuốn sách tập hợp những bài blog của Trần Đình Dũng viết về con từ lúc còn bé cho đến khi chúng trở thành những thiếu niên. Có khoảng 65 bài viết được chia thành ba phần: Yêu thương, Kỳ vọng và Trăn trở. Nó cũng thể hiện được những khía cạnh trong tình cảm của những bậc cha mẹ dành cho đứa con của mình. Đó là tình yêu thương vô điều kiện, nhưng cũng kèm theo đó là những bài học rất nghiêm khắc, những trăn trở, những nỗi lo sợ rất thật lòng.

Tình yêu của bố': Những tâm sự ấm áp về tình phụ tử

“Bố yêu các con nhiều như hơi thở, như những lần bố chớp mắt trong đời…” “Bây giờ, bố chỉ sợ con hết yêu thương bố, sợ con bỏ bố, Bố sợ mất con!” Thật là xúc động khi đọc những trang viết đó, nó thật giản dị. Những dòng tâm sự của tác giả như kéo người đọc về với tuổi thơ, những tháng ngày hồn nhiên bên cha mẹ, quay về với những trăn trở của bố mẹ mà phải đến khi lớn lên con người mới có thể thấu hiểu. Những câu chuyện đơn sơ như bố con cùng nhau tắm mưa, đi sở thú, đón Noel, ăn gỏi bò, gửi mail, sơn cổng… Nhưng bất cứ ở góc nào, hình ảnh của bố vẫn thật đầy yêu thương. Tôi nhìn thấy ở Quà Của Bố hình ảnh của một ông bố với tình yêu thương bao la và tinh tế, với sự mạnh mẽ và nghiêm khắc, với cả những nghĩ suy đầy phức tạp… Có thể, điều đó cũng có trong rất nhiều ông bố khác, nhưng chưa từng ai nói ra những điều như thế. Bởi vậy, đọc cuốn sách này, không chỉ đơn thuần là đọc tâm tư của một người bố, với tôi đó còn là tấm gương để tôi soi vào mà hiểu được bố mình và những ông bố khác. Tôi biết, mỗi người đều có thể có những cách riêng cho mình để trở thành một người cha, người mẹ. Nhưng qua cách của người cha này, tôi nhận rõ rằng không dễ để trở thành một cha mẹ tốt, không dễ để lắng nghe và yêu thương con một cách vô điều kiện. Tình yêu thương thật sự với con cái không chỉ được thể hiện ở chỗ chúng ta lo cho chúng đầy đủ về vật chất, mà nó đòi hỏi bản thân người làm cha làm mẹ phải nhọc công suy nghĩ, đắn đo, lo lắng và phải trưởng thành lên rất nhiều. Yêu thương ấy không phải là nuông chiều, không phải là cứ cho đi một cách vô lối, mà nó gắn liền với trách nhiệm dạy dỗ một con người.

Những đặc điểm của bố quyết định đến tình yêu của con gái sau này ...

Gấp cuốn sách lại, đọng lại trong người đọc sẽ là rất nhiều hình ảnh. Tôi cứ nhớ cái hình ảnh hai bố con vui vẻ ngồi ăn chung một dĩa gỏi bò ở góc công viên, tôi nhớ hình ảnh cô bé ôm eo bố trên đường từ trường về nhà, nhớ cảnh hai cha con sơn cửa và nói chuyện như hai người đàn ông thật sự… Có rất nhiều những khoảnh khắc cha-con đã được ghi lại ở nơi này. Ghi lại cả tuổi thơ, ghi lại cả một chặng đường làm cha, ghi lại những dấu ấn của sự trưởng thành…

Chuyện Con Chuyện Cha – Phúc Lai

Cuốn tạp văn nhỏ này tựa hồ như cuốn nhật ký của riêng nhà văn Phúc Lai, như để nhắc nhở về những kỷ niệm, những câu chuyện mà con và cha cùng trải qua nhưng đó cũng là góc nhìn của một người biết sống vì người khác và cũng là ánh mắt một người thầy có phương pháp dìu dắt học trò – chính là đứa con của mình nên người.

Chuyện Con Chuyện Cha để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng vừa bình dị vừa tinh tế. Những câu chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt hàng ngày lại có thể trở thành những bài học lớn, đặc biệt là bài học dành cho con trẻ đang trong giai đoạn tìm hiểu thế giới xung quanh và hình thành nhân cách. 60 Câu chuyện nhỏ được tác giả gửi đến người đọc như một sự chia sẻ chân thành cách dạy con trẻ những điều hữu ích qua những đoạn đối thoại giữa cha và con, thông qua điều bình dị nhất xảy ra hàng ngày trong cuộc sống gia đình.

Chuyện con chuyện cha

Phúc Lai – ông bố trong cuốn nhật ký của mình đã tự cho bản thân đứng ngoài cái bận rộn, tất bật của cuộc sống để nhìn thấy những điều vẫn đang hiện hữu hàng ngày mà khó có nhiều người còn muốn quan tâm, để ý tới. Đó là những ông cụ ngày xưa khi mua một tờ xổ số với ánh mắt của niềm hy vọng, còn trên sàn chứng khoán ngày nay khó mà tìm thấy chút “hy vọng” nào trong ánh mắt của họ thay vào đó là sân chơi của những “thợ săn khát nước”. Hay chuyện phường – chuyện “cha chung không ai khóc”, chẳng ai thèm hót dọn đống thủy tinh từ chiếc cốc vỡ mới được văng ra đường do người xe ôm “không cố ý” và những người quanh đó dù trẻ hay già cũng chỉ nhìn đống vụn nát đó với ánh mắt “mặc kệ” không phải việc của tôi. Dù bị những người xung quanh nhìn với ánh mắt của một người lo “chuyện bao đồng” nhưng ông bố vẫn dọn dẹp sạch chỗ thủy tinh đó để tránh cho xe phải kẹt qua hay một người nào đó lỡ may dẫm phải. Và cả câu chuyện về những đứa trẻ mà Phúc Lai nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày. Những đứa trẻ chưa đủ khôn lớn và trải nghiệm trong cuộc sống để hiểu rằng chúng được lớn lên, được thành người nhờ vào những thứ mà lúc này chúng nghĩ là “quê mùa” và nghèo túng của bố mẹ mình. Để đến khi chúng nhận ra sự quan trọng của những điều làm cho chúng “ngại”, “xấu hổ” hồi đó thì có lẽ bố mẹ đã chẳng còn để mà nâng niu nữa.

Những câu chuyện nhỏ đều được người bố kể lại và chia sẻ cùng người con của mình rất chân thành. Đây chính là những bài học bình dị nhất, đơn giản nhất để dạy con cách làm người – dạy con kỹ năng sống của ông bố Phúc Lai.

Ảnh nguồn internet

12 những suy nghĩ trên “Tình yêu của bố!

  1. Sun Flower nói:

    Ngày của Cha là một ngày lễ quan trọng đối với nhiều gia đình trên thế giới. Ngày này là dịp để con cái bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu của mình đối với những người cha đã nuôi nấng và chăm sóc chúng. Ở Việt Nam, Ngày của Cha được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6. Vào ngày này, con cái thường tặng quà, gửi lời chúc và dành thời gian bên cha của mình.

  2. Leaf nói:

    Ngày của Cha là một ngày để chúng ta tôn vinh những người cha tuyệt vời của mình! Hãy dành cho cha những lời chúc tốt đẹp nhất và những món quà ý nghĩa nhất để bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn của mình nhé!

  3. Tree nói:

    Ông bố mình keo kiệt lắm, chẳng bao giờ chịu mua quà cho mình hết!

  4. Mountain nói:

    Đọc bài viết này mà mình thấy chán quá, toàn những lời sáo rỗng, chẳng có gì mới mẻ cả.

  5. Forest nói:

    Sao lại lấy ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 làm Ngày của Cha? Tại sao không lấy ngày 1/6 như ngày Quốc tế thiếu nhi?

  6. River nói:

    Bài viết này viết hay quá, mình đọc mà cảm thấy rất xúc động. Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ những thông tin bổ ích và ý nghĩa này.

  7. Ocean nói:

    Ngày của Cha là một dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu của mình đối với những người cha đã nuôi dưỡng và chăm sóc chúng ta. Hãy dành thời gian bên cha, tặng quà và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến cha nhé.

  8. Wind Child nói:

    Sao lại lấy ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 làm Ngày của Cha? Tại sao không lấy một ngày cố định như ngày 8/3 là Ngày của Mẹ?

  9. Earth nói:

    Bài viết này đúng là cảm động quá, đọc xong mà mình muốn khóc luôn!

Bình luận đã được đóng lại.