Khi chất lượng cuộc sống đang được nâng cao thì chế độ ăn uống của các bà mẹ cũng đã được cải thiện. Tuy nhiên nếu không kiểm soát, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hãy để Blog Useful cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!
1. Tiểu đường thai kỳ là gì
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc tiểu đường thai kỳ là gì và mức độ tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào thì hãy cùng Blog điểm đến một vài thông tin sau nhé.
Đầu tiên tiểu đường thai kỳ là hiện tượng lượng đường trong máu của người mẹ cao hơn mức bình thường và đặc biệt điều này chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và chấm dứt sau khi bạn sinh em bé.
Theo thống kê thì chỉ có 2 – 5% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai nhưng bạn không được chủ quan với con số này và quan trọng hơn là phải quan tâm đến chế độ ăn uống của mình trong suốt thời gian mang thai để không bị mắc phải loại bệnh này. Các mẹ có thể tham khảo một số thực đơn cho mẹ bầu với các hướng dẫn sau sinh có nên uống sữa tươi tiệt trùng không hay bổ sung chất xơ thiết yếu nhanh chóng từ rau củ quả giàu vitamin để đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Tiểu đường thai kỳ và những tác động đến sức khỏe của mẹ và bé (Nguồn: conlatatca.vn)
1.1. Chỉ số như thế nào được xem là bị tiểu đường thai kỳ
Chỉ số đường huyết trong cơ thể chính là nồng độ glucose có trong máu. Chỉ số này sẽ thay đổi liên tục và tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bạn. Đây được coi là một trong những chỉ số để đánh giá về mức độ của bệnh tiểu đường.
Nếu chỉ số ở mức sau thì lượng đường trong màu của bạn đang giữ ở mức bình thường. Khi đói lượng đường nhỏ hơn 5,1 mg/dL, sau khi ăn 1 tiếng là 10 g/dL và cuối cùng sau khi ăn 2 tiếng mức chỉ số này sẽ lên đến 78.5 mg/dL. Ngoài đơn vị là mg/dL chỉ số này cũng có thể được đo bằng mmol/L nên bạn đừng lo lắng khi gặp phải nhé.
Đặc biệt Blog sẽ cung cấp cho bạn các chỉ số bất thường của lượng đường huyết để bạn có thể so sánh khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm của mình như sau. Ở mẫu máu lúc đói sẽ là bằng hoặc cao hơn 95mg/100ml và với mỗi 3 giờ sau đó sẽ là 180 – 155 – 140 mg/100ml.
1.2. Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Các thực phẩm có chứa tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose và vì vậy cần có insulin là một hormone để điều chỉnh lại lương glucose cho phù hợp với cơ thể. Do hoạt động của các tuyến insulin này kém hiệu quả nên dẫn đến kết quả là những mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ.
Tất cả phụ nữ khi mang thai cơ thể sẽ tự sản sinh ra các chất kháng insulin ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên có một số bạn cất này lại được sản sinh ra sớm nên có nhiều khả năng sẽ mắc phải tiểu đường thai kỳ. Vậy nên bạn nên khám tiền sản để đảm bảo sức khỏe cho hành trình mang thai của mình trở nên tốt nhất
Bạn luôn phải kiểm tra sức khỏe của mình thường biết để đảm bảo an toàn cho con ngay từ trong bụng mẹ (Nguồn: conlatatca.vn)
2. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không cho mẹ và thai nhi
2.1. Hậu quả của tiểu đường thai kỳ với thai nhi
Khi mẹ mắc phải tiểu đường thai kỳ thì bé sinh ra có tỷ lệ dị dạng rất cao hoặc một số khác có thể mắc phải những dị tật bẩm sinh về hệ tiết niệu, thần kinh và phổ biến hơn đó là rất dễ bị hạ đường huyết, tụt canxi kéo theo những hệ lụy về mặt hô hấp khi trưởng thành.
Bên cạnh đó việc phát triển của bé trong bụng mẹ rất dễ trở thành thai quá to hoặc bị kém phát triển. Đồng thời tỷ lệ tử vong cho bé khi đến ngày ra đời tăng lên đến từ 2 – 5 lần. Như vậy những hậu quả của tiểu đường thai kỳ cho bé là rất nguy hiểm nên mẹ cần phải chuẩn bị cho mình một thực đơn thật dinh dưỡng và khoa học để ngăn ngừa và giảm những rủi ro không đáng có. Để tiết kiệm thời gian cho mình bạn có thể lên menu hàng ngày cùng bữa ăn đầy đủ với menu 41 món ăn cho bà bầu đầy đủ dinh dưỡng.
2.2. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào với mẹ bầu
Còn đối với người mẹ khi mắc phải tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật gấp 4 lần. Sự băng huyết sau sinh có thể xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Ngoài ra khi thai phát triển quá to sẽ dễ ảnh hưởng đến xương khớp của người mẹ như khớp vai bị trật, gãy xương đòn,… Đặc biệt đối với những trường hợp này mẹ bầu sẽ phải chấp nhận việc đẻ mổ cao hơn do không thể sinh thường.
Một tình trạng khác được các bác sĩ đề cập đến là hiện tượng đa ối. Đây là tình trạng thai phụ có rất nhiều nước ối gây khó chịu hoặc đau đớn hơn rất nhiều khi chuẩn bị sinh con. Thậm chí còn có trường hợp vỡ ối và sinh non gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của cả hai mẹ con.
Tiểu đường thai kỳ rất phổ biến khi các mẹ mang thai và thường gặp ở những người bị béo phì. Theo số liệu thống kê được thì cứ khoảng 10 mẹ bầu sẽ có một người mắc phải tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra còn có một số yếu tố làm gia tăng khả năng mẹ sẽ bị mắc tiểu đường thai kỳ đó là với những bạn trên 25 tuổi, mắc phải hội chứng buồng trứng đa năng, có người thân đã từng mắc bệnh tiểu đường hoặc trong khi mang thai lần đầu đã từng bị, hoặc dùng một số loại thuốc như glucocorticoi (thuốc dành cho những bạn đang điều trị bệnh hen suyễn) và thuốc để chống rối loạn về thần kinh,..
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết được tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không. Vậy nên hy vọng bạn sẽ có được một nhận thức chung về sức khỏe của mình khi mang thai để đón mẹ tròn con vuông ra đời.
Một chế ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa những loại bệnh liên quan đến sức khỏe cho cả mẹ và bé (Nguồn: baomoi.com)
3. Tiểu đường thai kỳ có biểu hiện như thế nào
Và mối quan tâm cuối cùng của bạn là tiểu đường thai kỳ có biểu hiện như thế nào để có thể phát hiện sớm nhất và có biện pháp điều trị kịp thời để tránh những hậu quả không đáng có. Thông thường loại bệnh này không có dấu hiệu rõ ràng bên ngoài và bạn chỉ có thể biết được chính xác mình có bị mắc phải bệnh không khi kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Bác sĩ sẽ có kết luận chính xác cho bạn sau khi làm xét nghiệm thử Glucose và dung nạp glucose.
Tuy nhiên một số trường hợp sẽ xuất hiện một số triệu chứng giống với những bệnh nhân mắc phải tiểu đường tuýp 1 hoặc nặng hơn là tuýp 2. Các mẹ có thể cảm thấy khát nước thường xuyên và lượng nước bạn uống sẽ trở nên nhiều hơn đặc biệt là vào buổi tối hoặc thức giấc giữa đêm. Vì vậy nhu cầu đi tiểu của bạn cũng sẽ cao hơn những phụ nữ mang thai khác. Ngoài ra bạn sẽ bị thiếu năng lượng và có thể kiệt sức, sút cân và luôn cảm thấy mệt mỏi. Các vết xước hoặc bị thương của bạn trở nên lâu lành hơn.
Từ những thông tin mà Blog cung cấp, lời khuyên thiết thực đến bạn là nên theo dõi khám sức khỏe thai sản trong suốt quá trình mang thai của mình để có sự phát hiện kịp thời và đưa ra những phương án điều trị, thông qua sự chăm sóc và hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, lưu ý trong suốt quá trình mang thai là bạn phải luôn đảm bảo và biết rõ về các chỉ số của mình bằng cách đến bệnh viện hoặc các phòng khám có uy tín để theo dõi sát sao. Một địa chỉ mà Blog muốn giới thiệu cho bạn đó là hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện Vinmec. Khi quyết định sử dụng các dịch vụ tại đây bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các dịch vụ thai sản trọn gói với một chất lượng cực kỳ tốt.
Khi sở hữu gói dịch vụ này sức khỏe của mẹ và bé sẽ được chăm sóc chu đáo khiến bạn hoàn toàn yên tâm. Và quan trọng hơn các gói thai sản tại Vinmec thiết kế rất đa dạng với mục đích xây dựng được các chương trình khám phù hợp cả về sức khỏe và điều kiện tài chính của gia đình nên bạn có thể tham khảo ngay trên website chính thức của Vinmec hoặc Useful nhé. Chắc chắn các dịch vụ chăm sóc mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai mà Vinmec đem đến sẽ không làm bạn thất vọng, đặc biệt khi sử dụng VinID để đăng ký các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi.
Như vậy câu hỏi về tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không đã được Blog Useful giải đáp cho bạn thông qua những thông tin trên. Chúc các mẹ sẽ có một sức khỏe thật tốt để sẵn sàng cho việc đón đứa con của mình ra đời nhé!