Tiêu chảy nhiễm trùng hay còn gọi tiêu chảy nhiễm khuẩn, là bệnh phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh nguy hiểm nhất khi nó lây lan thành dịch nếu không được phát hiện và phòng ngừa đúng cách. Vậy đâu là dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh và nên làm gì để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
1. Tiêu chảy nhiễm trùng là gì?
Tiêu chảy nhiễm trùng là một loại bệnh tiêu chảy do các loại vi khuẩn như Shigella, Campylobacter, Salmonella, như do ký sinh trùng: Ký sinh trùng thường gặp như Cryptosporidium, E.histolytica,… Gây nên. Những vi khuẩn gây bệnh này thường có nhiều trong thực phẩm ôi, thiu có chất lượng kém.
Tiêu chảy nhiễm trùng được chia thành 3 loại phổ biến:
Tiêu chảy do vi trùng
Tiêu chảy do ký sinh trùng/nấm
Tiêu chảy do virus gây bệnh
Tiêu chảy nhiễm trùng là một loại bệnh thuộc nhóm bệnh quan tới hệ tiêu hóa (Nguồn: i.kapook.com)
2. Triệu chứng tiêu chảy nhiễm trùng
Các triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn thường sẽ xuất hiện chỉ ngay sau khoảng vài giờ khi bệnh nhân ăn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn. Việc nhận biết và chuẩn đoán các dấu hiệu của bệnh không khó, do vậy ngay khi thấy có 11 triệu chứng dưới đây hãy đến ngay các phòng khám, bệnh viện uy tín để kiểm tra, xác định loại vi khuẩn gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
2.1 Tần suất đi ngoài cực nhiều
Khi bệnh nhân mầm bệnh phát triển trong đường tiêu hóa, triệu chứng phổ biến mà người bệnh hay gặp phải là ngoài nhiều lần (khoảng 90% trường hợp) với tần suất 20 – 50 lần/ngày. Phân của người bệnh bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thường sẽ lỏng, màu đục hoặc trắng đục như nước vo gạo, xuất hiện nhiều vảy màu trắng và có mùi khó chịu hôi tanh.
2.2 Nôn kết hợp tiêu chảy nhiều
Nôn và đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cơ thể người bệnh bị mất nước, khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, vẻ mặt hốc hác, tim đập yếu hoặc chân tay lạnh dần đi do thân nhiệt cơ thể hạ.
2.3 Đau bụng
Tùy thuộc vào vi khuẩn gây bệnh, vị trí xâm nhập mà mỗi người sẽ có các biểu hiện khác nhau như:
Đau dọc khung đại tràng: Biểu hiện của ruột già bị tổn thương.
Mót rặn: Biểu hiện của trực tràng bị tổn thương.
Hoặc, khi tình trạng bệnh trầm trọng hơn người bệnh sẽ có thể gặp những cơn đau hoặc chướng vùng bụng.
2.4 Chán ăn
Chán ăn là dấu hiệu chung của nhóm bệnh liên quan tới nhiễm trùng đường tiêu hóa chứ không riêng gì bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn.
Chú ý bổ sung nước và các chất điện giải khi bệnh nhân tiêu chảy (Nguồn: suckhoevadoisong24h.com)
2.5 Co thắt
Co thắt ở vùng bụng là triệu chứng của tiêu chảy nhiễm khuẩn là một trong các triệu chứng phổ biến mà người bệnh thường gặp phải. Mỗi cơ co thắt sẽ kéo dài từ 3 đến 4 phút một lần và khoảng thời gian và tần suất sẽ kéo dài khi bệnh tiến triển nặng hơn.
2.6 Buồn nôn
Cảm thấy không ngon miệng, nuốt không trôi và đi kèm là cảm giác buồn nôn.
2.7 Trầm cảm
Đối với những trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng nấm men thì khả năng bị trầm cảm là khá cao.
2.8 Rối loạn giấc ngủ
Cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sẽ khiến người bệnh luôn rơi vào trạng thái khó ngủ hoặc ngủ không sâu mê man. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy gan bạn đang phải gồng lên liên tục hoạt động để đào thải các các tác nhân nhiễm trùng ra ngoài cơ thể.
2.9 Nghiến răng khi ngủ
Một số trường hợp nhiễm bệnh, khi ngủ người bệnh sẽ luôn nghiến răng hoặc cắn chặt hai hàm vào nhau.
2.10 Nhức đầu
Cơ thể mất nước và sự gia tăng của các vi khuẩn trong hệ tiêu hóa sẽ làm người bệnh phải đối mặt với những cơn đau đầu liên tục.
2.11 Nhiễm siêu vi đường hô hấp
Việc nhiễm siêu vi đường hô hấp sẽ gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể, khiến bạn dễ dàng bị nhiễm trùng hoặc bị ho khi tình trạng nhiễm trùng chuyển biến.
Những cơn đau quằn quại của bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn làm gián đoạn sinh hoạt (Nguồn: windows.net)
3. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy nhiễm trùng
Trẻ em và người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bị tiêu chảy nhiễm trùng nhất, do hệ miễn dịch của học thường yếu hơn so với những người trưởng thành. Tuy việc nhận biết các triệu chứng của tiêu chảy nhiễm khuẩn không khó nhưng việc xác định nguyên nhân, vi khuẩn gây bệnh thì hoàn toàn ngược lại.Việc phát hiện và xác định vi khuẩn gây bệnh là công đoạn quan trọng trong việc điều trị bệnh.
3.1 Xâm nhập qua đường miệng
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn. Các tác nhân như thực phẩm có chất lượng vệ sinh kém, nước uống ô nhiễm hoặc tiềm ẩn các vi khuẩn gây bệnh,… Là một trong những nguyên nhân bạn có thể dễ dàng gặp. Do vậy, việc vệ sinh ăn uống, bảo quản các loại thực phẩm đúng cách là việc hết sức quan trọng mà bạn cần lưu ý tới.
3.2 Viêm nhiễm và đau đường tiêu hóa
Các mầm bệnh xâm nhập và tấn công các mô trong hệ tiêu hóa gây viêm nhiễm thậm chí là đau đường tiêu hóa.
3.3 Thức ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Vi khuẩn salmonella là một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc và thường có trong những loại đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh hoặc chưa được nấu chín đun sôi. Và đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên các vụ ngộ độc tập thể gần đây.
3.4 Thực phẩm chứa độc tố
Độc tố tụ cầu là loại độc tố nguy hiểm bởi độc của nó sẽ không thể bị tiêu diệt dù đã đun nấu kỹ thực phẩm. Các loại độc tố này thường được tìm thấy ở các loại thực phẩm như thịt, cá,cua, ghẹ,…
Sử dụng thực phẩm sạch có nguồn gốc để tránh bị nhiễm bệnh (Nguồn: data.voh.com.vn)
3.5 Vi khuẩn clostridium, vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn clostridium, vi khuẩn Listeria môi trường lý tưởng của chúng là môi trường không có oxy, ở thịt hộp hoặc những đồ ăn đóng hộp tương tự. Độc tố của vi khuẩn này không chỉ gây tiêu chảy mà còn là nguy cơ dẫn đến liệt cơ ở người.
3.6 Rau sống không được rửa sạch
Rau sống không được rửa sạch, rau rửa bởi nguồn nước nhiễm khuẩn, rau tưới bằng nước bẩn,… Sẽ mang vi khuẩn E.coli, giun sán. Thêm vào đó, môi trường nước bẩn còn mang các bệnh dịch như tả, lỵ, thương hàn,… Hiện nay thực phẩm kém vệ sinh, nhiều độc tố bị chà trộn rất nhiều mà mắt thường khó phân biệt vì vậy để đảm bảo an toàn khi sử dụng bạn nên trang bị cho gia đình chiếc máy khử độc thực phẩm công nghệ cao.
3.7 Nguồn nước bị ô nhiễm
Việc vô tình tiếp xúc hoặc tiêu thụ nguồn nước bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy nhiễm trùng. Do vậy, chú ý phải đun sôi, tiệt trùng nước trước khi uống bằng cách sắm máy lọc nước trang bị công nghệ nano tiên tiến hiện nay để đảm bảo nguồn nước sử dụng ăn uống hàng ngày sạch sẽ nhất.
Chú ý phải đun sôi, tiệt trùng nước trước khi uống (Nguồn: locnuocbienhoa.com)
4. Tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài có nguy hiểm không?
Tiêu chảy nhiễm trùng kéo dài khiến người bệnh đi ngoài liên tục cơ thể mệt mỏi, cơ thể mất nước và điện giải. Và là nguyên nhân chính của nhiều trường hợp bị tử vong do tiêu chảy nhiễm trùng. Bên cạnh đó, việc để bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài còn khiến cho cơ thể người bệnh bị mất nước, cơ thể suy dinh dưỡng, thiết natri và kali, kéo theo tình trạng ngất xỉu, hạ huyết áp, lú lẫn,…
Do vậy, tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài rất nguy hiểm thậm chí tới tính mạng của người mắc bệnh, vì vậy ngay sau khi phát hiện các triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn hãy tới ngay các cơ sở uy tín khám và chữa bệnh sớm nhất có thể.
Bệnh nhân mệt mỏi, suy yếu khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn. Bệnh rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. (Nguồn: cdn.com)
5. Phòng tránh bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
5.1 Vệ sinh ăn uống cá nhân
Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy nhiễm trùng bạn cần phải thực hiện ngay từ ngày hôm nay đó là hãy lưu ý tới vệ sinh ăn uống hàng ngày của bạn và gia đình. Lựa chọn các cửa hàng bán thực phẩm ngon sạch, có nguồn gốc uy tín để tránh nhiễm khuẩn. Ăn chín uống sôi, đậy kín thức tránh ruồi nhặng bám vào, rửa tay sạch với nước rửa tay tác dụng diệt khuẩn nhanh là những cách đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể thực hiện ngay.
Bảo quản thực phẩm kĩ để tránh nhiễm khuẩn (Nguồn: kenh14cdn.com)
5.2 Rửa tay
Hãy nhớ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi từ ngoài đường về và cả sau khi tay bị bám bẩn. Đối với những chị em có con nhỏ, lưu ý nên rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với con nhỏ, trước khi cho trẻ ăn, cho trẻ bú và cả sau khi thay tã cho bé.
5.3 Dùng bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm
Khi tiếp xúc với gia cầm, gia súc cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ bao gồm quần áo, giày, gang tay và khẩu trang trước khi bước vào chuồng trại. Hạn chế tiếp xúc, ôm ấp với các thú nuôi trong nhà khi chúng đang bị bệnh hoặc đang có dấu hiệu bị bệnh.
5.4 Xử lý an toàn chất thải của gia súc, gia cầm,…
Hãy chắc chắn bạn đã xử lý an toàn chất thải của gia súc, gia cầm nhiễm bệnh, cách ly chúng ra khỏi nơi bạn sống, tránh chôn cất gần những nơi đông người, nơi có người sống để tránh nguồn bệnh có nguy cơ lây nhiễm và lan truyền tới con người.
Với trẻ nhỏ: Nhóm trẻ được bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng và kéo dài tới 2 tuổi, sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhóm trẻ còn lại. Việc cho nhỏ uống vitamin A có thể giúp trẻ hạn chế tiêu chảy. Việc tiêm phòng sởi cũng là một biện pháp phòng ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn gián tiếp một cách hiệu quả.
Cần đến ngay các trung tâm y tế nếu thấy tình trạng bệnh trở nặng (Nguồn: countryhouse.net)
Tiêu chảy nhiễm trùng nếu nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi và cân bằng lượng nước đã mất cho cơ thể. Tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí là gây tử vong ở trẻ em. Do vậy, nếu phát hiện ra bất cứ biểu hiện bệnh bất thường hoặc bệnh tiến triển trầm trọng kéo dài, cách tốt nhất là hãy tới khám chuyên khoa tại các phòng khám hoặc các bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!