Tiêm uốn ván cho bà bầu tháng thứ mấy, tác dụng phụ gì, bao nhiêu tiền


Thời kỳ mang thai là giai đoạn nhạy cảm và cần hết sức cẩn thận vì dễ tổn thương, vi khuẩn dễ xâm nhập ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, do đó cần tiêm uốn ván cho bà bầu. Vậy đây là bệnh như thế nào và tại sao phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai?

1. Tại sao phải tiêm uốn ván khi mang bầu?

Bệnh uốn ván hay phong đòn gánh là một trong những bệnh rất dễ xảy ra đối với bà bầu – người có sự miễn dịch thấp. Bệnh khởi phát do một loại vi khuẩn Clostridium tetani, xâm nhập trong quá trình sinh gây uốn ván cho thai phụ, gây ra những biểu hiện như co giật, đau, căng cứng, nhiễm bệnh cho trẻ sơ sinh qua cắt rốn khiến trẻ co giật, ảnh hưởng hệ thần kinh và suy tim. Vì thế đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho cả bà bầu và trẻ sơ sinh, có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, tiêm uốn ván cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.

2. Vắc-xin uốn ván cho bà bầu

Tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm liên quan đến bà bầu và thai nhi là điều cần thiết, thậm chí là bắt buộc để giúp mẹ và bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ sự an toàn tính mạng cần thiết. Tuy nhiên, những bà bầu hoặc người có kế hoạch mang thai cũng cần lưu ý tìm hiểu kỹ về các loại vắc-xin khi tiêm phòng.

Các loại vắc-xin nguy hại cho trẻ như vắc-xin phối hợp sởi, rubella, quai bị ; còn vắc-xin là vi sinh vật bất hoại phòng cúm và vắc-xin toxoid tiêm phòng uốn ván thì an toàn. Do đó, các mẹ bầu có thể yên tâm về sự an toàn của vắc-xin uốn ván đối với thai nhi, đã được nghiên cứu và kiểm tra bởi các chuyên gia y tế. Có 2 loại vắc-xin uốn ván là vắc-xin đơn thuần uốn ván và vắc-xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, bà bầu có thể cân nhắc lựa chọn tiêm phòng.

3. Tiêm uốn ván vào tuần thai bao nhiêu?

Các mẹ bầu cần nắm rõ thời gian, thời kỳ tiêm uốn ván khi mang thai cũng như thông tin bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy. Đối với mũi tiêm đầu tiên (người chưa từng tiêm phòng vắc-xin uốn ván trước đó) thì cần tiêm 2 mũi.

Nguyên tắc là: Tiêm trước khi sinh ít nhất 15 ngày và thời gian tiêm giữa 2 mũi cách nhau 1 tháng. Tốt nhất là tiêm mũi vắc-xin uốn ván đầu lúc thai 24 tuần, 1 tháng sau tiêm mũi thứ 2. Thông thường, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể thai phụ không ổn định nên khuyên không nên tiêm vắc-xin vào giai đoạn này dễ dẫn đến nguy hiểm đáng tiếc.

Tiêm uốn ván cho bà bầu tháng thứ mấy, tác dụng phụ gì, bao nhiêu tiền

Mẹ bầu cần chủ động nắm bắt thông tin khi nào nên tiêm uốn ván (Nguồn: marrybaby.vn)

4. Tiêm uốn ván khi mang thai lần 2

4.1. Lịch tiêm phòng cho thai phụ

4.1.1. Thai phụ chưa tiêm hoặc không rõ về tiền sử tiêm, trường hợp chưa tiêm đủ cả 3 mũi vắc xin chứa thành phần uốn ván thuộc liều cơ bản

Lần 1: Khi có kết quả mang thai lần đầu phải đi tiêm phòng ngay

Lần 2: Cách 1 tháng tiêm sau lần 1

Lần 3: Cách 6 tháng tiêm sau lần 2 hoặc có dấu hiệu mang thai lần sau

Lần 4: Cách 1 năm sau tiêm của lần thứ 3 hoặc có dấu hiệu mang thai lần sau

Lần 5: Cách 1 năm sau tiêm của lần thứ 4 hoặc có dấu hiệu mang thai lần sau

4.1.2. Thai phụ đã tiêm đủ cả 3 mũi vắc xin chứa thành phần của uốn ván loại liều cơ bản

Lần 1: Tiêm vào kỳ mang thai lần đầu

Lần 2: Cách 1 tháng sau của lần tiêm thứ 1

Lần 3: Cách 1 năm sau của lần tiêm thứ 2

4.1.3. Thai phụ đã tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin thành phần uốn ván loại liều cơ bản cùng 1 liều nhắc lại

Lần 1: Tiêm vào kỳ mang thai lần đầu

Lần 2: Cách 1 năm sau của lần tiêm thứ 1

4.2. Tiêm uốn ván bà bầu có tác dụng phụ không?

Tất nhiên, sau khi tiêm uốn ván cho bà bầu, mẹ có thể bị một vài tác dụng phụ như xuất hiện những cơn sốt nhẹ, bị đau, nhức, thậm chí sưng hay nổi hạch ở vị trí tiêm, thường sau mũi tiêm thứ 2. Tuy nhiên, đây là những tác dụng phụ thông thường, không quá nghiêm trọng, bà bầu để tự khỏi hoặc chườm đá cho thư giãn, tan sưng và giảm đau, không cần quá lo lắng về tác dụng phụ này.

5. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Ngoài việc nắm rõ thông tin về thời gian, thời kỳ tiêm phòng, lưu ý về lần mang thai để chọn số lượng mũi tiêm phù hợp thì các bà bầu cũng cần quan tâm lựa chọn cơ sở tiêm phòng vắc-xin có uy tín và an toàn, tránh xa những cơ sở nghiệp dư, không đảm bảo vệ sinh an toàn để tránh tình trạng tiền mất, tật mang. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó việc tiêm chủng cần được quan tâm và mọi người hãy có ý thức tự giác đi tiêm phòng để tránh các bệnh nguy hại cho bản thân.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất, các cơ sở, trung tâm y tế, bệnh viện,… ngày càng quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có chuyên môn, trách nhiệm và có tâm với nghề, đảm bảo vệ sinh tại cơ sở, vệ sinh các dụng cụ y tế, không chỉ tận tình hướng dẫn, quan tâm sát sao mà còn kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động tổ chức, theo dõi các phản ứng sau tiêm phòng, đem đến sự hài lòng và yên tâm cho mọi người.

Tiêm uốn ván cho bà bầu tháng thứ mấy, tác dụng phụ gì, bao nhiêu tiền

Mẹ bầu nên đến những cơ sở y tế có dịch vụ tiêm phòng chất lượng để đảm bảo an toàn, yên tâm nhất (Nguồn: phunu3x.com)

5.1. Trung tâm y tế dự phòng

Chiếm số lượng lớn và là nơi mọi người lựa chọn phổ biến nhất vừa đảm bảo an toàn và thuận tiện là các trung tâm y tế dự phòng. Các bà bầu có thể đến trung tâm y tế dự phòng tại tỉnh/thành phố nơi mình sinh sống để tiêm phòng vắc-xin uốn ván nói riêng và các loại vắc-xin khác.

Có thể tham khảo một số trung tâm tại Hà Nội như 50C Hàng Bài (Điện thoại: 04. 38229263); Nguyễn Viết Xuân (thuộc Hà Đông) hay 70 Nguyễn Chí Thanh. (Điện thoại: 04. 37730268),… Ở TP.HCM có trung tâm Y tế dự phòng địa chỉ 205 Lê Thánh Tông, thuộc phường Bến Thành, Quận 1 (Điện thoại: 02838290375).

5.2. Phòng tiêm chủng quốc tế

Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ bác sĩ tận tình, chuyên nghiệp, phòng tiêm chủng quốc tế là địa điểm tiêm uốn ván cho bà bầu đáng tin cậy cho các chị em, gia đình có thể tin tưởng lựa chọn.

Địa chỉ: Số 3 Ông Ích Khiêm, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội. (Điện thoại: 0437339803).

5.3. Phòng tiêm chủng SAFPO

Phòng tiêm chủng SAFPO là một trong những địa chỉ tiêm phòng đáng tin cậy, đã có nhiều thành tích đáng kể trong suốt những năm vừa qua, hỗ trợ người dân trong việc phòng chống và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm, thực hiện hàng trăm nghìn mũi tên an toàn bằng tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết và tổ chức hoạt động chặt chẽ.

Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hà Nội. (Điện thoại: 0439727071)

5.4. Bệnh viện Việt Pháp

Bệnh viện Việt Pháp là cái tên không còn xa lạ. Đây là bệnh viện Quốc tế hàng đầu Hà Nội, sở hữu bởi tập đoàn tư nhân. Đội ngũ chuyên gia thăm khám có cả người Việt Nam và người nước ngoài, trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, được đầu tư về cơ sở y tế đạt chuẩn quốc tế, mang đến sự chăm sóc tốt nhất, an toàn và hiệu quả nhất đến bệnh nhân.

Địa chỉ: Số 1, đường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. (Điện thoại: (84-24)35771100).

5.5. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Đây là bệnh viện uy tín hàng đầu tại Hồ Chí Minh, là bệnh viện đa khoa công lập thiết kế theo liên kết Trường-Viện vừa có thể kết hợp lý thuyết với thực hành, việc nghiên cứu dễ dàng và hiệu quả hơn. Thành lập từ năm 1994, cho tới nay bệnh viện đã có sức ảnh hưởng to lớn, tiếp nhận hàng chục triệu bệnh nhân. Với đội ngũ chuyên gia y bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ cao, cơ sở vật chất đảm bảo, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là một địa điểm khám, chữa bệnh, tiêm phòng vắc-xin được tin tưởng.

Hiện tại bệnh viện có 3 cơ sở: CS1: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM; CS2: 201 Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM; CS3: 221B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM. (Tổng đài chăm sóc khách hàng: 19007178)

5.6. Viện Pasteur

Đây là một cơ sở tư nhân Pháp chuyên nghiên cứu về lĩnh vực sinh học, vi sinh vật, dịch bệnh, vắc-xin,…Có nhiều bước đột phá và thành tựu lớn. Bệnh nhân có thể tới đây khám chữa bệnh, tiêm phòng, xét nghiệm,… đưa ra những kết quả chuẩn xác và chuyên nghiệp nhất.

Địa chỉ: 167, Pasteur,P.8, Q.3, TP.HCM. ( Điện thoại: (84-8)38230352)

Tiêm uốn ván cho bà bầu tháng thứ mấy, tác dụng phụ gì, bao nhiêu tiền

Viện Pasteur ở TPHCM (Nguồn: vicare.vn)

5.7. Bệnh viện Từ Dũ

Đây là bệnh viện lớn, có uy tín cao. Dịch vụ tiêm phòng bệnh khá an toàn và đảm bảo chất lượng.

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh (Điện Thoại: 08. 38391229)

6. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?

Hiện nay tại các bệnh viện, trung tâm, cơ sở y tế, giá vắc-xin tiêm uốn ván cho bà bầu dao động từ 100.000-138.000 VNĐ.

Bà bầu và trẻ sơ sinh là những đối tượng cần có sự phòng bị và chăm sóc sát sao do sức khỏe chung và hệ miễn dịch khá yếu, các vi khuẩn xâm nhập có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, không thể xem nhẹ. Do đó, việc tiêm phòng các loại vắc-xin cần thiết, đặc biệt là tiêm uốn ván cho bà bầu phải được lưu tâm.

Hiện nay, các mẹ bầu nên chọn gói dịch vụ thai sản toàn diện, chăm sóc chu đáo nhất cung cấp bởi các bệnh viện uy tín như Vinmec, Hồng Ngọc, Việt Pháp,… Để được tiếp nhận những dịch vụ chăm sóc thai sản chất lượng, đảm bảo an toàn, yên tâm suốt thai kỳ, được giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bầu về khám thai định kỳ nhé!