Sinh viên cũng là một trong những đối tượng bị stress khá phổ biến hiện nay. Họ phải đối mặt với quá nhiều áp lực trong môi trường học tập mới. Liệu thực trạng stress của sinh viên hiện nay có đáng lo? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây stress ở sinh viên
1.1 Do môi trường thay đổi
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng sinh viên bị stress hiện nay là do môi trường học tập bị thay đổi. Sau hơn 12 năm đi học từ cấp 1 đến cấp 3 các bạn học sinh đã dần quen thuộc với những quy củ diễn ra xung quanh mình.
Khi họ bước vào giai đoạn sinh viên, môi trường đó sẽ bị thay đổi một cách đột ngột. Học sinh không được học với những người bạn thân quen, gắn bó, không được học với những giáo viên quen thuộc, ngay đến cả phương pháp học cũng hoàn toàn khác.
Chính những thay đổi này sẽ làm các tân sinh viên bị sốc tâm lý và có thể dẫn đến những áp lực vô hình xung quanh.
Môi trường học tập thay đổi có thể làm sinh viên bị stress (Nguồn: jonathanvankin.com)
1.2 Do học tập
Chính những áp lực thi cử, học tập khiến học sinh rơi vào trầm cảm, stress. Đó là khi vào chương trình đại học, các bạn phải học nhiều môn học cực kỳ xa lạ và với một cấp độ khó khăn hơn so với trước đây.
Bên cạnh đó với cách dạy chỉ có 1 giáo viên và nhiều sinh viên nên cách sinh viên tiếp thu bài vở cũng không được tốt như trước, phương pháp giảng dạy mới,… cũng làm các bạn sinh viên cảm thấy áp lực.
Ngoài ra cách ghi nhận điểm số thông qua các kỳ thi cũng hoàn toàn khác lúc trước nên sinh viên sẽ cảm thấy khó khăn và mệt mỏi hơn. Nhiều bạn còn bị tình trạng rớt môn, nợ môn, học lại không ra trường kịp… tác động rất lớn đến những suy nghĩ của họ.
1.3 Do các yếu tố cá nhân
Một phần thực trạng stress của sinh viên hiện nay đến từ các yếu tố từ cá nhân. Đa phần các bạn sinh viên sẽ đổ dồn về các thành phố lớn để học và cọ sát với những môi trường năng động. Tuy nhiên một số bạn lại có tính cách nhút nhát, hướng nội nên họ sẽ cảm thấy choáng ngợp và lo lắng cho tương lai phía trước. Còn một số bạn khác lại có tính cách đua đòi, thích hơn thua với bạn bè đôi khi chính bản thân đang rơi vòng xoáy áp lực mà không thể thoát ra khỏi.
1.4 Do các mối quan hệ mới
Mối quan hệ mới là một phần dẫn đến thực trạng sinh viên bị stress. Có một số bạn có tính cách khép kín, sống nội tâm thì họ thường cảm thấy khó khăn với việc hòa đồng với mọi người. Đôi khi họ còn bị áp lực với rất nhiều mối quan hệ khác xung quanh như vấn đề gia đình, tài chính hay tình yêu,…
Stress sẽ làm sinh viên cảm thấy lo lắng với mọi thứ (Nguồn: baomoi.com)
2. Biểu hiện stress của sinh viên
Những triệu chứng phổ biến nhất của những bạn sinh viên đang bị tình trạng stress đó chính là sự lo lắng, bồn chồn với cuộc sống học tập xung quanh đang diễn ra. Đôi khi chỉ những thay đổi nhỏ nhặt nhất trong việc học hay những mối quan hệ bạn bè cũng làm cho các bạn trẻ cảm thấy lo lắng và suy nghĩ về chúng.
Hiện nay thực trạng stress của sinh viên còn có nhiều biểu hiện của sự cô đơn và cô lập. Họ cũng thấy bản thân đang bị lạc lõng giữa xã hội, thấy mình không có nhiều bạn bè và không nhận được nhiều sự quan tâm từ những người xung quanh. Tuy nhiên đây chỉ là những điều thông thường của cuộc sống mà họ phải trải qua những việc như thế để bản thân trưởng thành và sống tốt hơn.
Trong quá trình học tập việc bị stress cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ kiến thức. Trí nhớ của họ sẽ bị suy giảm và không được tốt như những lúc bình thường. Bên cạnh đó stress cũng làm cho những chàng trai, cô gái trẻ này có một tâm trạng buồn bực, khó chịu hoặc tức giận.
Chính những điều trên đã tác động rất lớn đến giấc ngủ của các bạn sinh viên, họ luôn cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc và giấc ngủ không sâu. Thực trạng stress của sinh viên còn tác động làm cho họ có những suy nghĩ tiêu cực bi quan về cuộc sống xung quanh. Chính những điều này sẽ làm việc học tập bị sa sút hơn.
Ngoài ra còn có nhiều dấu hiệu stress ở học sinh, sinh viên khác như là bị rối loạn tiêu hóa, gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc cảm xúc, hệ miễn dịch suy giảm …
Stress khiến các bạn sinh viên có kết quả học tập không tốt (Nguồn: kenh14.vn)
3. Hậu quả của stress đối với sinh viên
Tình trạng stress này sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường đối với các bạn sinh viên. Những lúc trong tình trạng đó các bạn sẽ có những quyết định bốc đồng và không làm chủ được bản thân, chính những quyết định này cũng đẩy họ tới nhiều khó khăn khác trong cuộc sống hiện tại hơn bao giờ hết. Chính vì vậy khi bị stress các bạn sinh viên sẽ bị gia tăng khả năng mắc sai lầm của mình hơn.
Thậm chí stress cũng làm các bạn mất tập trung, giảm trí nhớ nên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập. Stress cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, họ luôn cảm thấy không được khỏe và mắc nhiều bệnh căn bệnh tâm lý, dần dần những cảm xúc bất thường đó có thể hình thành nên căn bệnh trầm cảm hay tự kỷ.
Việc bị stress cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến những mối quan hệ xung quanh. Đôi khi sẽ là sự rạn nứt đổ vỡ của một tình bạn, tình yêu … và đôi khi sẽ là của cả gia đình của họ.
Những ảnh hưởng của stress đối với sinh viên trên sẽ để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế chính các bạn sinh viên cũng như bạn bè và người thân của họ phải giúp họ vượt qua tình trạng này.
4. Làm gì để giảm căng thẳng học đường?
4.1 Hoạt động thể dục thể thao
Việc đầu tiên để có thể giảm được thực trạng stress của sinh viên đó chính là việc tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài trời hay các câu lạc bộ thể thao . Những hoạt động này sẽ giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng, giúp cho trí tuệ và đầu óc minh mẫn hơn.
Các bạn hãy tập cho mình thói quen mỗi ngày đều dành thời gian cho việc chơi thể thao, rèn luyện thân thể cùng người bạn đồng hành là những đôi giày thể thao êm chân, vừa vặn để hạn chế chấn thương và có những giây phút hoạt động thoải mái nhất.
Hãy thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (Nguồn: kenh14.vn)
4.2 Suy nghĩ tích cực
Tiếp theo đó các bạn sinh viên cũng nên tập cách suy nghĩ mọi thứ tích cực hơn, tránh suy nghĩ tiêu cực và bi quan. Mọi chuyện trong cuộc sống, mọi khó khăn trong học tập rồi cũng có thể được giải quyết nếu bạn tìm ra cách. Bạn nên chia sẻ với người thân, bạn bè, người bạn tin tưởng để có cái nhìn tích cực hơn về vấn đề bế tắc nào đó của bản thân.
4.3 Kết nối với những mối quan hệ mới
Các bạn sinh viên cũng có thể tự kết nối và mở rộng những mối quan hệ xung quanh họ nhiều hơn. Để làm được việc này bạn có thể tham gia nhiều câu lạc bộ, phong trào tình nguyện trong trường hoặc bên ngoài để có thêm nhiều mối quan hệ.
4.4 Học cách thư giãn
Các bạn sinh viên cũng đừng quên học cách thư giãn sau mỗi giờ học. Nên kết hợp giữa việc học tập và vui chơi giải trí. Thanh xuân sẽ tươi đẹp và đáng nhớ nhất khi bạn học và chơi hợp lý, hãy cố gắng phấn đấu cho việc học nhưng đừng quên thư giãn với những hoạt động giải trí thú vị hay xách balo lên và đi tăng tính trải nghiệm cho bản thân, có thêm những người bạn mới,… nhé!
4.5 Sinh hoạt điều độ
Các bạn sinh viên cũng nên tự lập cho mình một chế độ sinh hoạt thật khoa học. Ăn uống đa dạng thực phẩm sạch, giàu các dưỡng chất, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho trí não, hệ thần kinh, nên có thời gian biểu học tập nghỉ ngơi thật hợp lý. Tránh xa các chất kích và gây nghiện có hại cho sức khỏe.
4.6 Nghe nhạc, xem phim
Trong những khoảng thời gian bạn cảm thấy căng thẳng hay áp lực thì hãy bỏ hết mọi việc qua một bên bật một bài nhạc yêu thích, hay dành thời gian để ra ngoài xem một bộ phim hay. Chúng có thể giúp bạn có thêm ý tưởng mới để hoàn thành việc học của mình tốt hơn.
4.7 Đảm bảo dinh dưỡng
4.8 Hít thở sâu, tập yoga
4.9 Làm điều mình thích
Nghe nhạc xem phim sẽ giúp bạn giảm stress hiệu quả (Nguồn: thegioitre.vn)
Hy vọng thông qua những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được thực trạng stress của sinh viên hiện nay và có được những cách để giúp người thân bạn bè của mình vượt qua chúng. Tuy nhiên nếu các bạn sinh viên có những dấu hiệu stress nặng và khó có thể tự vượt qua thì tốt nhất nên chủ động đi khám tâm lý ở các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ, tư vấn và lên phác đồ trị liệu.