Theo Tổng cục môi trường Việt Nam, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay đáng báo động. Quá trình hiện đại hóa diễn ra quá nhanh, các khu công nghiệp mọc lên ồ ạt, giao thông rối ren khiến tình trạng ô nhiễm ở thủ đô ngày càng nghiêm trọng.
1. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức báo động
Theo Báo cáo chính thức của Bộ Tài nguyên và Môi trường về chất lượng không khí ở Hà Nội trong tháng 9/2019 thì thủ đô đã trải qua liên tục nhiều ngày và có những thời điểm ghi nhận chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức kém. Tuy nhiên, phía Tổng cục Môi trường đã nhận định, do Hà Nội trong giai đoạn giao mùa nên chất lượng không khí sẽ chịu tác động không chỉ của các nguồn gây ô nhiễm mà cả yếu tố về thời tiết kết hợp lại dẫn đến tình trạng này. Song, không thể phủ nhận ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và cần sớm được cải thiện, khắc phục từ chính quyền cũng như bản thân mỗi người.
Hình ảnh về sự ô nhiễm không khí có thể nhìn thấy được ở Hà Nội, bầu trời bị khói bụi giăng kín, phủ mù (Nguồn: voanews.com)
2. Chỉ ra 5 nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Hà Nội
2.1. Thời tiết chuyển mùa, hiện tượng nghịch nhiệt
Thời tiết chuyển mùa, hiện tượng nghịch nhiệt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Nắng nóng, khi càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng tăng cao. Hiện tượng nghịch nhiệt này khiến chất ô nhiễm không thể khuếch tán lên cao, bụi bẩn và các chất độc hại sẽ đọng lại trong không khí.
2.2. Khí thải từ các phương tiện giao thông
Hà Nội là một trong những thành phố phát triển, trung tâm Văn hóa- Chính trị của cả nước nên tình hình giao thông luôn rất nhộn nhịp và số lượng phương tiện cá nhân được sử dụng rất lớn. Hàng ngày có hàng trăm nghìn phương tiện di chuyển trên đường, theo đó thải ra hàng nghìn tấn khí thải độc hại, gây nên tình trạng ô nhiễm cục bộ tại thành phố Hà Nội.
2.3. Xả thải sản xuất từ nhà máy, khu công nghiệp
Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều nhà máy và khu công nghiệp lớn ven thành phố. Lượng khí thải của những khu công nghiệp này thải vào không khí là không hề nhỏ. Song những khí thải này thường không hoặc xử lý chưa triệt để đã xả thải ra môi trường. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ quan khiến ô nhiễm môi trường tại Hà Nội trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn.
2.4. Thói quen dùng than củi, đốt rơm rạ
Hà Nội không chỉ bao gồm khu vực thành thị mà cả ngoại thành Hà Nội- đây vẫn là vùng nông thôn, nếp sống và cách sinh hoạt vẫn rất truyền thống. Thói quen dùng than củi, đốt rơm rạ của người dân vẫn còn tồn tại, điều này khiến môi trường phải tiếp nhận khói bụi và các chất độc hại, lâu dần tích tụ góp phần gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội.
2.5. Nhiều công trình, quy hoạch tràn lan cũng góp phần gây ô nhiễm
Hà Nội đô thị hóa nhanh nhưng thiếu cục bộ, nhiều công trình, quy hoạch tràn lan cũng là căn nguyên gây ô nhiễm không khí, phá hủy cảnh quan. Sự mọc lên của các toà nhà, khu chung cư khiến cảnh quan bị phá hủy, thành phố thiếu cây xanh, không khí không được điều hòa nên ngày càng ngột ngạt.
Người dân thủ đô đang đối mặt với những hậu quả do ô nhiễm khói bụi (Nguồn: vovgiaothong.vn)
3. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội kéo dài đến khi nào
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội kéo dài đến khi nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước mắt, chỉ số ô nhiễm không khí hiện tại ở Hà Nội có thể được cải thiện nếu có xuất hiện mưa, khói bụi trong không khí sẽ được rửa trôi, không khí sẽ thông thoáng hơn. Tuy nhiên, xét về lâu dài tình trạng này sẽ còn tái diễn nếu như chúng ta không ngăn chặn từ chính những nguyên nhân gây nên ô nhiễm. Và để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nhất định cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng và các cấp chính quyền có liên quan thực hiện quyết liệt.
4. Biện pháp đối phó với ô nhiễm ở Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại Hà Nội rất đáng báo động, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, gây hại đến sức khỏe. Để bảo vệ chính bản thân, những người xung quanh đòi hỏi mỗi người phải có biện pháp phòng tránh rõ ràng.
4.1. Hạn chế hoạt động ngoài trời
Không khí ô nhiễm, khói bụi và các chất độc hại tồn đọng bao trùm ngoài trời có thể thấy rõ trong những ngày ô nhiễm lên cao. Theo đó, để bảo vệ sức khỏe các bạn nên hạn chế việc ra đường vào những giờ cao điểm, chỉ ra ngoài khi cần thiết, hạn chế hoạt động ngoài trời.
4.2. Đeo khẩu trang có khả năng chống bụi mịn khi ra đường
Rất nhiều người thắc mắc liệu đeo khẩu trang y tế chống bụi có tác dụng không? Câu trả là Có bạn nhé. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội rất nghiêm trọng, khi di chuyển trên đường các bạn cần bảo vệ hệ hô hấp của bản thân bằng cách sử dụng khẩu trang chống bụi. Đeo khẩu trang sẽ giúp bạn hạn chế hít phải khói bụi và các chất có hại trong không khí. Bạn có thể tham khảo những mẫu khẩu trang an toàn, chống bụi tốt bán trên thị trường để bảo vệ bản thân và gia đình ngay hôm nay nhé.
4.3. Dùng máy lọc không khí
Tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách trang bị máy lọc không khí tại nơi ở và nơi làm việc. Máy lọc không khí sẽ giúp không gian của bạn luôn sạch thoáng, loại bỏ mọi bụi bẩn và chất độc, bảo vệ sức khỏe được an toàn. Lựa chọn máy lọc không khí tối tân của A. O. Smith hay các máy lọc có tên tuổi lâu đời như Panasonic đều là những sản phẩm rất đáng sử dụng.
4.4. Dọn dẹp môi trường sống
Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ như dọn dẹp môi trường sống xung quanh bạn. Một nơi ở sạch sẽ và thoáng mát sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng không khí nơi mình sinh sống.
4.5. Sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường
Chung tay bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng các sản phẩm, vật dụng thân thiện với môi trường, chủ động, tích cực tham gia xây dựng lối sống xanh, sạch, đẹp chính là biện pháp đem lại sự cải thiện tốt cho môi trường của chúng ta.
Để cải thiện ô nhiễm không khí cần có sự chung tay của cả cộng đồng (Nguồn: moitruongxanhvn.com)
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội khiến cuộc sống và sức khỏe của người dân thủ đô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để cải thiện đòi hỏi mỗi một người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống chung và riêng. Mỗi gia đình nên sắm máy lọc không khí thông minh, hiện đại để đảm bảo bầu không khí trong nhà trước tiên được trong sạch, thoáng mát. Vì một cuộc sống không khói bụi và ô nhiễm, ngay từ bây giờ, mỗi cá nhân hãy hành động trong suy nghĩ đến hai chữ “môi trường”.