Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi tăng cân từ thứ 2 tới chủ nhật

Giai đoạn ăn dặm là cột mốc quan trọng trong việc phát triển cân nặng và chiều cao của bé. Thiết lập thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi không chỉ chú ý đến thành phần, lượng thức ăn mà thời gian biểu khoa học cũng cần đặc biệt chú ý.

1. Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Bé 6 tháng là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với các thực phẩm ăn dặm có dạng loãng. Lúc này mẹ cần chú ý cung cấp các loại ngũ cốc, trái cây, thực phẩm ngọt bên cạnh việc chỉ bú sữa mẹ đơn thuần như các giai đoạn trước. Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với ăn dặm nên mẹ không nên bắt bé ăn quá nhiều hoặc thay thế hoàn toàn thực phẩm ăn dặm cho sữa mẹ.

Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi bao nhiêu là đủ? Cần chia thực đơn theo các buổi trong ngày như:

Bữa sáng: Sử dụng 2 muỗng ngũ cốc dinh dưỡng cho bé sơ sinh. Ngũ cốc có vị ngọt được làm từ bột gạo, bột yến mạch.

Bữa trưa: Sử dụng các loại trái cây, rau củ quả có vị ngọt, nhiều protein thực vật sau đó xay nhuyễn dạng sệt cho bé.

Bữa tối: Kết hợp trái cây với bột và thực phẩm dinh dưỡng dành cho bé. Nên cho bé bú đan xen các cữ trong ngày theo nhu cầu của bé.

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ cũng phụ thuộc vào thể trạng của bé. Lúc này mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều, hãy tập cho bé ăn khoảng ½ bát các loại thực phẩm ăn dặm đồng thời tham khảo những lưu ý về chế độ ăn dinh dưỡng khoa học cho trẻ.

Chú ý chế độ ăn dặm khoa học cho bé 6 tháng

Chú ý chế độ ăn dặm khoa học cho bé 6 tháng (Nguồn: mom.vn)

2. Thành phần dinh dưỡng trong các bữa ăn dặm

Trong thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Sau khi bé đã quen ăn một loại thực phẩm, hãy kết hợp nhiều thực phẩm với nhau. Tăng lượng ăn dần cho bé.

Nhóm chất bột đường: Nhóm chất này hết sức cần thiết cho bé trong giai đoạn này. Gồm bột gạo, bột yến mạch, bún, phở. Nhóm chất cung cấp năng lượng và chất xơ cho bé như các sản phẩm ngũ cốc Bledina dành cho bé.

Nhóm chất bột đường cho bé

Nhóm chất bột đường cho bé (Nguồn: bekhoebevui.vn)

Nhóm chất béo: Nhóm này không cần nhiều nhưng phải có trong thực đơn ăn dặm của bé. Giúp cung cấp năng lượng, vitamin cho phát triển não bộ, hệ thần kinh của bé. Gồm phomai, bơ, mỡ động vật, dầu ăn.

Chất béo cho bé ăn dặm

Chất béo cho bé ăn dặm (Nguồn: cdn.explus.vn)

Nhóm chất đạm: Giai đoạn 6-12 tháng bé cần được cung cấp chất đạm để xây dựng cơ thể, răng kháng thể có lợi. Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm đạm như cua, cá, tôm, thịt, trứng với một lượng vừa đủ trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân.

Bổ sung chất đạm hợp lý trong chế độ ăn dặm của bé

Bổ sung chất đạm hợp lý trong chế độ ăn dặm của bé (Nguồn: afamily.vn)

Nhóm rau và trái cây: Là nhóm thực phẩm giúp bé phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt, tăng cường hệ miễn dịch. Rau và trái cây chứa lượng lớn các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Như súp lơ, đậu hà lan, cà rốt, khoai tây, ngô, táo, nho…

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn dặm của bé

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn dặm của bé (Nguồn: hellobacsi.com)

3. Thời gian biểu cho bé 6 tháng ăn trong ngày

Đối với bé giai đoạn này thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Chính vì thế cần cho bé bú theo nhu cầu kết hợp với các bữa ăn dặm xen kẽ các cữ bú. Các bố mẹ có thể tham khảo thời gian biểu trong ngày cho bé.  Nếu bé lười ăn nên bổ sung các loại sữa cho trẻ biếng ăn từ 6 tháng tuổi phù hợp.

Mẹ có thể tham khảo thời gian biểu như 6h30 – 7h đâu là thời gian sau khi bé thức dậy mẹ nên cho bé bú sữa. Sau đó để bé vui chơi đến 9h mẹ tiếp tục cho bé ăn bữa cháo có thể là cháo đậu, cháo bí hoặc bột ăn dặm khoảng ½ bát. Đến 11h mẹ bổ sung cho bé chất xơ và vitamin qua rau củ quả xay nhuyễn. Đây là nhóm thực phẩm quan trọng hỗ trợ đường ruột và hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt. 12h mẹ tiếp tục cho bé bú sữa và đi ngủ. Đến khoảng 14h sau khi bé ngủ dậy mẹ tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc các sản phẩm sữa cho trẻ giai đoạn 2. Cho bé ăn dặm với cháo và bột ăn dặm vào lúc 16h. Chú ý cho bé ăn khối lượng vừa phải. 19h – đêm cho bé bú sữa mẹ xen kẽ vào các khung giờ trước khi bé ngủ và trong đêm khi bé muốn.

Thời gian biểu chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ cần căn cứ và thay đổi dựa bén khung giờ thực tế của bé yêu để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Bảng ml sữa bổ sung cho bé 6 tháng tuổi

Bảng ml sữa bổ sung cho bé 6 tháng tuổi (Nguồn: dailycrackle.com)

4. Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần có sự thay đổi linh hoạt để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé và giúp bé không bị ngán với các thực phẩm lặp lại quá nhiều lần. Mẹ nên thay đổi thực đơn hàng tuần, chú ý đến màu sắc để bữa ăn thêm thu hút bé. Thay đổi xen kẽ các bữa ăn về sự đa dạng thực phẩm và dưỡng chất cần thiết cho bé.

  • Thứ 2, thứ 4 và thứ 7 nên cho bé ăn bột thịt lợn với nguyên liệu 10g bột gạo, 10g thịt nạc, 5g dầu ăn, 1 thìa lá rau xanh. Bạn kết hợp với ⅓ quả chuối tiêu trong ngày cho bé và nước ép cam.
  • Thứ 3 và 5 thay đổi cho bé với bột thịt gà. Nguyên liệu gồm 10g thịt gà, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, 1 thìa lá rau xanh. Kết hợp cho bé ăn ⅓ quả hồng xiêm trong ngày và nước ép táo.
  • Thứ 6 và chủ nhật cho bé ăn bột trứng. Nguyên liệu gồm 10g bột gạo, ½ lòng đỏ trứng, 5g dầu ăn, 1 thìa lá rau xanh. Kết hợp cho bé ăn 50g nho và nước ép dưa hấu. Chú ý thực hiện thay đổi và theo lượng phù hợp để đảm bảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân tốt.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm

Nguyên tắc dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm (Nguồn: webtretho.com)

Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi cần chú ý về dưỡng chất, lượng phù hợp với hệ tiêu hóa và quá trình phát triển của bé. Nên lựa chọn các loại bột ăn dặm chính hãng, rõ nguồn gốc và các loại thực phẩm an toàn cho sức khỏe của bé.