Vay mua nhà trả góp luôn là giải pháp hiệu quả nhất khi chưa đủ tài chính nhưng vẫn có thể sở hữu 1 căn hộ cho riêng mình. Tuy nhiên, quy trình và thủ tục cần thiết khi vay không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn thủ tục cho vay và quy trình vay đang áp dụng tại các ngân hàng hiện nay.
Hồ sơ pháp lý vay mua nhà trả góp
Bao gồm các giấy tờ cơ bản, thiết yếu trong mọi giao dịch dân sự. Bạn nên chuẩn bị trước những giấy tờ đơn giản này để rút ngắn thời gian vay vốn của mình.
Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước công dân còn hạn của bạn và vợ/chồng (bản photo)
Sổ hộ khẩu hoặc KT3 (sổ tạm trú) – bản photo; với khoản vay mua nhà trả góp tại nơi khác quê quán của bạn, ngân hàng yêu cầu bạn cần phải có KT3 tại nơi vay vốn.
– Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng bạn (nếu bạn đã kết hôn) – bản photo hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Nếu bạn chưa kết hôn, bạn cần đến UBND xã/phường nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để xin “giấy xác nhận độc thân”, khi đi bạn cần mang theo sổ hộ khẩu.
Thủ tục vay mua nhà trả góp cần có giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn
Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu sẵn của Ngân hàng);
Hợp đồng mua bán;
Chứng từ nộp tiền các lần đã thanh toán vốn tự có;
Giấy chứng nhận quyền sở hữu & hồ sơ pháp lý của nhà đất dự định mua.
Quy trình vay mua nhà trả góp
Quy trình vay bao gồm 4 bước cơ bản:
Bước 1: Cung cấp hồ sơ cho vay
Hồ sơ cho vay mà người đi vay cần cung cấp sẽ bao gồm:
Giấy tờ tùy thân: CMND, Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Giấy chứng minh mục đích sử dụng vốn: Giấy đề nghị vay vốn, Hợp đồng mua bán nhà, Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc hồ sơ pháp lý của nhà dự định mua.
Giấy chứng minh nguồn thu nhập: Khách hàng có thể sở hữu nhiều nguồn thu nhập, loại hình tài sản khác nhau như:
– Thu nhập đến từ lương, phụ cấp và các khoản tương đương cần cung cấp hợp đồng lao động, sao kê tài khoản nhận lương hoặc bảng lương và giấy xác nhận lương của công ty.
– Thu nhập đến từ các tài sản cho thuê cần cung cấp hợp đồng cho thuê, chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất và một số giấy tờ khác liên quan đến tài sản cho thuê.
– Thu nhập đến từ việc làm ăn, kinh doanh cần cung cấp giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách ghi chép bán hàng, báo cáo tài chính công ty, tờ khai thuế và chứng từ nộp thuế.
Ngoài ra, ngân hàng cho vay sẽ yêu cầu một số giấy tờ khác theo quy định từng thời kỳ.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và định giá tài sản
Quy trình thẩm định giá sẽ diễn ra như sau:
Kiểm tra lịch sử tín dụng của bạn
Thẩm định qua trao đổi điện thoại.
Thẩm định trực tiếp tại nơi cư trú, làm việc của bạn.
Tuy nhiên, đơn vị định giá có thể là chính ngân hàng cho vay hoặc cũng có thể là một công ty định giá độc lập. Vì thế chi phí định giá có thể do khách hàng hoặc nhân viên chi trả tùy theo quy định của mỗi ngân hàng.
Bước 3: Quyết định cho vay và giải ngân
Nếu hồ sơ của bạn đạt đủ điều kiện cho vay, ngân hàng tiến hành gửi thông báo cấp tín dụng và hoàn thành các thủ tục liên quan để giải ngân khoản vay.
Trong trường hợp các thủ tục sang tên được hoàn thành, các bên đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phía ngân hàng sẽ giữ lại bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu và giải ngân khoản vay cho khách hàng. Trong trường hợp chưa hoàn thành các thủ tục sang tên, người mua – người bán – ngân hàng sẽ thực hiện việc ký kết thỏa thuận 3 bên về việc giải ngân phong tỏa sổ tiết kiệm đối với các khoản tiền giải ngân cho người mua.
Bước 4: Giám sát là thanh lý hợp đồng tín dụng
Việc sử dụng vốn vay vào thực tế của khách hàng sẽ luôn được nhân viên tín dụng giám sát và theo dõi thường xuyên. Điều này đảm bảo ngân hàng nắm bắt được tình trạng tài chính của khách hàng và đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
Và cuối cùng là thanh lý hợp đồng tín dụng. Thanh lý hợp đồng tín dụng chỉ xảy ra khi khách hàng trả hết nợ và lãi cho ngân hàng. Khi đó quy trình cho vay sẽ kết thúc và hợp đồng cho vay sẽ được chấm dứt.